ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Trẻ Chậm Nói & Khó Tập Trung - Hậu Quả Của Công Nghệ Thời Hiện Đại???

Không bàn cãi về vai trò vô cùng thiết yếu của các thiết bị số hóa giúp tiếp nhận thông tin xã hội, học tập và làm việc ở cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ (< 5 tuổi) việc sử dụng các thiết bị trên có thể ảnh hưởng không tốt sự phát triển của trẻ.

Trẻ Chậm Nói & Khó Tập Trung - Hậu Quả Của Công Nghệ Thời Hiện Đại???

Không bàn cãi về vai trò vô cùng thiết yếu của các thiết bị số hóa giúp tiếp nhận thông tin xã hội, học tập và làm việc ở cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ (< 5 tuổi) việc sử dụng các thiết bị trên có thể ảnh hưởng không tốt sự phát triển của trẻ.

 Chậm nói – nếu trẻ < 1 tuổi xem trên 2 giờ với thiết bị điện tử;

 Khó tập trung – nếu xem thiết bị điện tử trên 7 giờ (xem ít hơn thì chưa có bằng chứng rõ ràng);

 Ngoài ra, dù BÉ KHÔNG XEM TIVI trực tiếp mà chỉ sinh hoạt trong phòng có bật TV suốt ngày (như khi người chăm sóc trẻ vừa để ti vi vừa làm việc nhà hoặc nấu cơm...), thời lượng tiếp xúc kéo dài có thể chậm phát triển ngôn ngữ, kém tập trung, giảm khả năng nhận thức tương tác ở trẻ dưới 5 tuổi;

 Ít tương tác xã hội, nếu coi những chương trình không phù hợp có thể ảnh hưởng hành vi (ví dụ xem phim bạo lực, khiêu dâm...);

 Lệ thuộc: ăn phải coi tivi, khóc lóc khi không được xem...;

 Béo phì do ít vận động;

 Rối loạn giấc ngủ;

 Bị bệnh mắt: mỏi mắt, cận thị.

_________________________________

 KHUYẾN CÁO VỀ SỬ DỤNG (THEO HIỆP HỘI NHI KHOA HOA KỲ và CANADA)

 Không sử dụng thiết bị điện tử cầm tay hoặc tivi cho trẻ dưới 18 tháng;

 Trẻ từ 18 đến 2 tuổi: không khuyến khích, nếu xem nên lựa chọn những chương trình mang tính giáo dục và ba mẹ phải tham gia cùng bé để giải thích cho bé hiểu rõ nội dung;

 Từ 2-5 tuổi, không xem quá 1 giờ / ngày, ba mẹ nên cùng xem, giải thích và ứng dụng của chương trình vào thực tiễn;

 Trẻ trên 5 tuổi, cần sắp xếp thời gian hợp lý để không ảnh hưởng giấc ngủ (từ 8-12 tiếng/ tùy lứa tuổi), hoạt động thể lực (ít nhất 1 tiếng) và học tập, vui chơi ngoài trời;

 Không được xem trước đi ngủ 1 giờ vì có thể làm rối loạn giấc ngủ;

 Quy định rõ ràng với trẻ về thời gian xem máy (ví dụ: đến mấy giờ tắt máy);

 Ba mẹ nên làm gương, hạn chế dùng điện thoại, ipad trong khoảng thời gian sinh hoạt gia đình như bữa ăn, nên dành thời gian cho bé, nói chuyện sinh hoạt với con, đưa bé đi tập xe đạp, tập thể dục, đi bơi...vì việc học tập từ thế giới thật là cần thiết là quan trọng;

 Tắt TIVI trong thời gian sinh hoạt chung của gia đình, hoặc hạn chế mở TIVI liên tục khi có trẻ;

 Không để TIVI, thiết bị, smart phone, máy tính bảng trong phòng ngủ của trẻ.

 LƯU Ý: CÀNG NHIỀU THỜI GIAN CHO THẾ GIỚI ẢO, CÀNG MẤT ĐI KHẢ NĂNG TƯƠNG TÁC VỚI ĐỜI THỰC!

 Bs. Lại Thị Bích Thủy - Khoa Nhi Hệ thống Phòng khám Quốc tế CarePlus

_________________________________

 Nguồn tham khảo:

1. Screen time and young children: Promoting health and development in a digital world

2. Where We Stand: Screen Time

_________________________________

RA MẮT GIAO DIỆN WEBSITE MỚI  GIẢM 20% KHI ĐẶT MUA GÓI KHÁM TRỰC TUYẾN 

(Áp dụng đến: 30/06/2018)

 Gói khám tổng quát cho trẻ em dưới 5 tuổi: 8̶0̶0̶.̶0̶0̶0̶đ̶   CHỈ CÒN: 640.000VNĐ

 Gói khám tổng quát cho trẻ em trên 5 tuổi: 5̶5̶0̶.̶0̶0̶0̶đ̶   CHỈ CÒN: 440.000VNĐ

 Và tất cả gói khám chuyên khoa khác.

 Vui lòng truy cập TẠI ĐÂY để biết thêm thông tin chi tiết chương trình.

Bài viết gần đây/mới

ĐỪNG CHỦ QUAN VỚI CƠN ĐAU KHỚP GỐI - TẦM SOÁT SỚM ĐỂ ĐIỀU TRỊ KỊP THỜI
Đau khớp gối có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý như thoái hóa khớp, viêm gân hoặc viêm túi hoạt dịch. Chủ động tầm soát toàn diện bằng Chụp MRI khớp gối ngay hôm nay để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý và đánh giá mức độ tổn thương, thậm chí phát hiện khối u hoặc tổn thương xương nếu có.

By ThS. BS. CKI NGUYỄN VĂN HOÀNG TÂM

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}