ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

SỐT XUẤT HUYẾT: HẾT SỐT LÀ HẾT BỆNH?

Nhiều người cho rằng nếu hết sốt là khỏi bệnh, nhưng thực tế thì đa phần các ca tử vong lại xuất hiện sau khi cơ thể đã hạ nhiệt.

SỐT XUẤT HUYẾT: HẾT SỐT LÀ HẾT BỆNH?

26/07/2023 10:24:17 SA

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Hiện tại đang vào mùa mưa nên số ca bệnh tăng cao. Khi mắc sốt xuất huyết, người bệnh sẽ trải qua 3 giai đoạn khác nhau của bệnh, cụ thể là: Giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm, giai đoạn khôi phục. Nhiều người cho rằng nếu hết sốt là khỏi bệnh, nhưng thực tế thì đa phần các ca tử vong lại xuất hiện sau khi cơ thể đã hạ nhiệt. 

Sốt xuất huyết - Hết sốt là hết bệnh, đúng hay sai? 

Khi bị sốt xuất huyết, trong 3 ngày đầu tiên, người bệnh sẽ sốt cao, đau đầu, đau mỏi người, nhức mắt. Từ ngày thứ 4 trở đi là thời điểm nguy hiểm nhất của bệnh. Lúc này người bệnh có thể phục hồi nếu được chăm sóc đúng cách, nhưng cũng có thể diễn tiến xấu với các biểu hiện như: Mệt lả, buồn nôn, đau tức vùng gan, đau bụng, tiểu ít,… Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây suy đa phủ tạng, và thậm chí là tử vong chỉ sau vài tiếng đồng hồ.  

Trong đó, thoát huyết tương là biến chứng thường gặp và cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các trường hợp tử vong do sốt xuất huyết. Đây là hiện tượng huyết tương bị thoát qua thành mạch, kéo theo nước, dẫn đến mất một lượng nước lớn trong tuần hoàn gây trụy mạch. Nguy hiểm hơn, nếu lượng huyết tương bị thoát lớn, ồ ạt sẽ gây bụng to, cổ chướng.  

Biến chứng thứ 2 là xuất huyết do giảm tiểu cầu. Bệnh nhân có thể bị chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da… 

Bởi vì mức độ nguy hiểm của bệnh, nên khi thấy giảm sốt hoặc hết sốt thì bạn vẫn cần đi khám để các bác sĩ xác định đã khỏi bệnh hay chưa, hay đây chỉ là giai đoạn giảm sốt trước khi bước vào giai đoạn nguy hiểm. Do đó, ý nghĩ hết sốt là khỏi bệnh sốt xuất huyết là không chính xác. 

Diễn biến các giai đoạn bệnh của sốt xuất huyết 

Các dấu hiệu cảnh báo sốt xuất huyết thường xuất hiện trong vòng 4 - 10 ngày sau khi bị muỗi nhiễm bệnh cắn. Các triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh. Dưới đây là các giai đoạn chính và các dấu hiệu liên quan. 

Giai đoạn sốt:  

Giai đoạn đầu có dấu hiệu đặc trưng là sốt cao, thường kèm theo đau đầu dữ dội, đau khớp và cơ, và phát ban. Có thể xuất hiện các triệu chứng khác như: mệt mỏi, buồn nôn và chảy máu cam hoặc chảy máu nướu răng. Đối với trẻ em, ba mẹ có thể chú ý các triệu chứng phổ biến thường là: 

  • Sốt kèm theo đau họng và đau bụng.  

  • Sau 3 ngày trẻ sẽ hạ sốt, đến ngày thứ 8 thường xuất hiện xuất huyết nhẹ như: Chấm xuất huyết dưới da, chảy máu mũi.  

  • Sau khi hạ sốt, bé có thể sẽ xuất hiện các nốt ban ở mình, sau đó lan đến tứ chi, khắp mặt,.. cần theo dõi nhiệt độ cơ thể bé thường xuyên.  

Giai đoạn nguy hiểm:  

Giai đoạn này diễn ra từ ngày 3 – 7 sau khi bị sốt ngày đầu tiên. Người bệnh có thể giảm hoặc còn sốt, tuy nhiên có thể sẽ xuất hiện một số trường hợp nhiễm trùng thứ phát có biểu hiện hạ tiểu cầu và cô đặc máu.  

Các dấu hiệu cảnh báo trong giai đoạn này có thể là: đau bụng dữ dội, nôn mửa dai dẳng, thở nhanh, chảy máu nướu răng, máu trong nước tiểu và mệt mỏi. Nếu xuất hiện các dấu hiệu này nên cho người bệnh nhập viện ngay. 

Giai đoạn hồi phục 

Sau khi qua giai đoạn nguy hiểm từ 1 – 2 ngày, người bệnh hết sốt, sức khỏe dần hồi phục, huyết áp ổn định, tiểu nhiều hơn và thèm ăn. Các chỉ số xét nghiệm dần trở về mức bình thường.  

Ở giai đoạn này, người nhà bệnh nhân cần lưu ý chăm sóc người bệnh cẩn thận. Nếu không được chăm sóc kỹ và đúng cách có thể dẫn đến phù phổi hoặc suy tim. Do đó không được lơ là các triệu chứng bất thường dù bệnh nhân có biểu hiện hồi phục. 

Hiện tại đang vào mùa mưa nên số ca mắc sốt xuất huyết tiếp tục tăng. Điều quan trọng là phải nhận thức được các dấu hiệu cảnh báo và các giai đoạn khác nhau của bệnh để phát hiện sớm và chăm sóc y tế kịp thời. 

Bài viết liên quan

Không bỏ quên "sốt xuất huyết" giữa dịch Covid-19
Song song với chống dịch COVID-19, ba mẹ cũng cần phải chú ý phòng tránh các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác cho trẻ, nhất là bệnh sốt xuất huyết vì các triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với Covid-19.

Bài viết được tư vấn bởi BS. CK1. Phạm Thị Thùy Trang

Phân biệt Covid-19 và sốt xuất huyết
Mùa mưa năm nay tại TP.HCM và các tỉnh lân cận đến sớm, do đó dịch sốt xuất huyết đang bùng phát và lan rộng. Thực tế 3 tháng đầu năm 2022, số ca sốt xuất huyết đến khám và nhập viện Nhi đồng tăng gấp 1,5 - 2 lần so với cùng kỳ năm 2021. Tuy vậy vẫn còn nhiều gia đình do tâm lý sợ dịch bệnh và nhầm lẫn giữa Covid-19 với sốt xuất huyết, nên hạn chế đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám mà tự điều trị, không phát hiện sớm nên khi trẻ được đưa đến bệnh viện đã ở giai đoạn muộn.

Đừng chủ quan 6 dấu hiệu sốt xuất huyết trở nặng!
Bộ Y Tế cảnh báo: Tính đến tháng 3 năm 2023, tổng số ca sốt xuất huyết trên cả nước tăng 2,3 lần so với cùng kỳ năm 2022. Sốt xuất huyết nằm trong danh sách những bệnh truyền nhiễm phổ biến, xảy ra theo mùa. Dù là bệnh phổ biến nhưng vẫn còn rất nhiều người chưa biết điều trị sốt xuất huyết bằng cách nào?

Bài viết gần đây/mới

NHỮNG CON SỐ “BÁO ĐỘNG” VỀ TÌNH HÌNH SỨC KHỎE CƠ XƯƠNG KHỚP NƠI LÀM VIỆC 2024
Sức khỏe cơ xương khớp luôn là một trong những vấn đề được quan tâm tại môi trường làm việc. Báo cáo chỉ ra có đến 47% người lao động xác nhận giảm năng suất làm việc do đau cơ, nhức khớp. Tìm hiểu cách phòng ngừa và cải thiện trong bài viết dưới đây!

BỆNH HEN SUYỄN Ở TRẺ EM - Cần phát hiện và điều trị sớm!
Việc điều trị hen suyễn tối ưu ở trẻ em phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm độ tuổi, mức độ nghiêm trọng và tần suất các cơn hen xảy ra và tuân thủ dùng thuốc. Trong hầu hết các trường hợp, thuốc có thể kiểm soát các triệu chứng, cho phép trẻ tham gia đầy đủ vào mọi hoạt động, bao gồm cả thể thao.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

TĂNG HUYẾT ÁP ẨN GIẤU VÀ NHỮNG ĐIỀU CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
Tăng huyết áp ẩn giấu (THA ÂG) là tình trạng huyết áp của bệnh nhân bình thường dưới ngưỡng 140/90mmHg khi đo tại cơ sở y tế, nhưng khi đo ngoài cơ sở y tế (tại nhà hoặc đo huyết áp lưu động trong 24 giờ) thì chỉ có số trung bình trên 135/85 mmHg. Điều đáng lo ngại là THA ẩn giấu chưa được quan tâm đúng mức mặc dù đây vẫn là một tình trạng nguy hiểm, nếu không được xử lý kịp thời có thể gây ra các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng như SUY THẬN, MẤT THỊ LỰC, SUY TIM, TĂNG NGUY CƠ ĐỘT QUỴ.

HIỂU ĐÚNG - TEST CHUẨN CÙNG “XÉT NGHIỆM BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC (STDs) LẤY MẪU TẠI NHÀ”
Với nhiều người, bệnh lý lây truyền qua đường tình dục vẫn là một vấn đề “tế nhị” và mang lại nỗi mặc cảm lớn. Đôi khi việc gặp bác sĩ điều trị và trao đổi trực tiếp không quá đáng sợ với người bệnh bằng những thủ tục mà họ phải trải qua trước đó, từ đăng ký khám, thông báo triệu chứng với nhân viên sàng lọc đến việc phải chờ đợi trước khi được gọi tên vào phòng khám bệnh. Tất cả những lo ngại mang tính tinh thần này “dường như” sẽ được giải quyết bằng hình thức xét nghiệm tại nhà.

By Ths. Bs. Nguyễn Đoan Quỳnh

VÌ SAO NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG DỄ BỊ SÂU RĂNG VÀ VIÊM NƯỚU?
Theo số liệu thống kê, bệnh răng miệng giữ vị trí cao nhất trong số các bệnh phổ biến ở nhân viên doanh nghiệp đến khám sức khỏe định kỳ tại CarePlus trong quý 1 - 2 - 3/2024, nổi bật với vấn đề sâu răng và viêm nướu.

By BS. Phan Hữu Quang

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}