ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Đừng chủ quan 6 dấu hiệu sốt xuất huyết trở nặng!

Bộ Y Tế cảnh báo: Tính đến tháng 3 năm 2023, tổng số ca sốt xuất huyết trên cả nước tăng 2,3 lần so với cùng kỳ năm 2022. Sốt xuất huyết nằm trong danh sách những bệnh truyền nhiễm phổ biến, xảy ra theo mùa. Dù là bệnh phổ biến nhưng vẫn còn rất nhiều người chưa biết điều trị sốt xuất huyết bằng cách nào?

Đừng chủ quan 6 dấu hiệu sốt xuất huyết trở nặng!

21/03/2023 9:58:42 SA

Đang vào mùa bệnh sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết thường xảy ra vào thời điểm tháng 3 – tháng 4 và khoảng đầu tháng 7 đến tháng 11 hằng năm, đây là thời gian thuận lợi cho sự phát triển của muỗi vằn. Hai khoảng thời gian này cũng chính là thời điểm bùng phát mạnh mẽ dịch sốt xuất huyết tại miền Bắc. Còn ở miền Nam, bất kỳ thời gian nào cũng có thể xảy ra dịch sốt xuất huyết do sự phân bố dày đặc của muỗi vằn.

Bệnh sốt xuất huyết xảy ra ở cả trẻ em và người lớn, nhưng trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh hơn cả. Hầu hết các ca sốt xuất huyết đều có biểu hiện điển hình là sốt cao, kèm các triệu chứng như: đau phía sau mắt, nhức đầu, phát ban, buồn nôn,... và không gây ra biến chứng. Những biểu hiện này thường xuất hiện trong vòng 4 – 7 ngày tính từ sau khi bị muỗi đốt truyền mầm bệnh sẽ bắt đầu bằng triệu chứng sốt và bệnh kéo dài từ 2-7 ngày.

Chớ coi thường dấu hiệu bệnh sốt xuất hiện trở nặng

Khi tiến triển thành sốt xuất huyết Dengue nặng, giai đoạn nguy kịch diễn ra trong khoảng 3-7 ngày sau khi xuất hiện dấu hiệu đầu tiên của bệnh. Thân nhiệt sẽ giảm, điều này không có nghĩa là người bệnh đang hồi phục. Ngoài ra, cần đặc biệt chú ý tới các dấu hiệu cảnh báo dưới đây bởi vì đó có thể là dấu hiệu của sốt xuất huyết Dengue nặng.

  • Đau bụng dữ dội, ói ra máu

  • Nôn mửa liên tục

  • Chảy máu lợi, chân răng

  • Nôn ra máu

  • Thở gấp

  • Mệt mỏi, bồn chồn

Một vài nguyên nhân phổ biến khiến các bệnh sốt xuất huyết dễ trở nặng thường là tự ý dùng thuốc ibuprofen và aspirin để hạ sốt, gây xuất huyết tiêu hóa. Nhiều trường hợp tự ý tăng liều thuốc hạ sốt hoặc kết hợp nhiều loại thuốc hạ sốt khác nhau có thể gây quá liều, ngộ độc thuốc, suy gan, suy thận…

Ngoài ra, rất nhiều trường hợp bệnh nhân nghĩ rằng hết sốt là khỏi bệnh nên chủ quan không thăm khám lại. Nhưng sốt xuất huyết thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua ba giai đoạn: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục.  Vì vậy thân nhiệt sẽ giảm, điều này không có nghĩa là người bệnh đang hồi phục

Khi nghi ngờ sốt xuất huyết nặng, người bệnh cần được nhanh chóng đưa tới phòng cấp cứu hoặc cơ sở y tế gần nhất bởi vì tình trạng này gây ra:

- Thất thoát huyết tương có thể dẫn tới sốc và/hoặc tích tụ dịch dẫn tới suy hô hấp hoặc không;

- Chảy máu nặng; Tổn thương tạng nặng.

Điều trị bệnh sốt xuất huyết an toàn

Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị sốt xuất huyết, điều trị triệu chứng là phương pháp điều trị bệnh chủ yếu được áp dụng. Trường hợp người bệnh sốt xuất huyết thể nhẹ, có thể chăm sóc tại nhà, nghỉ ngơi và uống nhiều nước, ăn các món mềm có nước, dễ tiêu hóa, hạ sốt bằng Paracetamol hoặc uống Oresol để bù điện giải, lau mát ở vùng nách và bẹn khi sốt cao.

Tốt nhất khi nghi ngờ bản thân mắc sốt xuất huyết, mỗi người cần chủ động đến thăm khám tại các cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán và chỉ định xét nghiệm phù hợp, tuyệt đối không được tự ý điều trị sốt xuất huyết tại nhà.

Bài viết liên quan

Tiếp xúc với người bị " Sốt Xuất Huyết" có bị lây bệnh?
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đang có nguy cơ bùng phát mạnh nhất từ trước đến nay. Tiếp xúc với người bị sốt xuất huyết sẽ bị lây bệnh. Hay bệnh sốt xuất huyết chỉ bị duy nhất 1 lần trong đời,…đều là những quan niệm sai lầm ‘’chết người’’ về bệnh sốt xuất huyết.

Bài viết được tư vấn bởi BS. CK1. Phạm Thị Thùy Trang

Không bỏ quên "sốt xuất huyết" giữa dịch Covid-19
Song song với chống dịch COVID-19, ba mẹ cũng cần phải chú ý phòng tránh các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác cho trẻ, nhất là bệnh sốt xuất huyết vì các triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với Covid-19.

Bài viết được tư vấn bởi BS. CK1. Phạm Thị Thùy Trang

Xét nghiệm chẩn đoán và theo dõi sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết đang vào mùa cao điểm. Tính đến giữa tháng 7, TP.  HCM ghi nhận 8.442 ca mắc sốt xuất huyết. Đặc biệt trong 2 tuần gần đây, toàn thành phố đã có gần 500 ca mắc, tăng ở hầu hết các quận huyện. 

Bài viết được tư vấn bởi BS. CK1. Phạm Thị Thùy Trang

Bài viết gần đây/mới

TIÊM VẮC XIN LÀ CÁCH TỐT NHẤT ĐỂ BẢO VỆ TRẺ KHỎI BỆNH SỞI
Hiện nay, đối phó với bệnh Sởi chỉ mới tập trung vào hậu quả do bệnh sởi gây ra chứ chưa thể tiêu diệt được virus gây bệnh. Mùa lễ hội đông đúc dịp cuối năm và kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 sắp tới, cùng với thời tiết cuối năm ở miền Nam là những điều kiện lý tưởng để bệnh sởi lây lan. Một người mắc sởi có thể đã nhiễm từ 3 - 4 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng, khiến việc lây bệnh cho gia đình và cộng đồng trở nên khó kiểm soát. Trong tình hình hiện nay, nếu không có các biện pháp kiểm soát tốt, nguy cơ bùng phát dịch sởi trong thời gian tới là rất lớn.

By ThS. BS. Sử Thị Như Ngọc

CHẢY MÁU CAM: NGUYÊN NHÂN, SƠ CỨU VÀ PHÒNG NGỪA
Chảy máu cam một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhất là trẻ mầm non có thể bị ít nhất một lần, thường không nguy hiểm nhưng thường làm các ba mẹ rất lo lắng. Hãy cùng BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng - Chuyên khoa Nhi - Hệ thống phòng khám CarePlus tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân cũng như xử lý khi bị chảy máu cam đúng cách nhé!

By BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng

HIỂU THÊM VỀ NỔI MÀY ĐAY VÀ PHÙ MẠCH
Nổi mày đay và phù mạch là những phản ứng của da thường gặp, gây ra sự khó chịu và đôi khi lo lắng cho người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về hai tình trạng này, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và các biện pháp phòng ngừa.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

BÉO PHÌ DÙ CÂN NẶNG BÌNH THƯỜNG - MỐI NGUY TIỀM ẨN MÀ BẠN KHÔNG NGỜ TỚI
Béo phì cân nặng bình thường (NWO) là tình trạng phức tạp với nhiều nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn. Tìm hiểu cách nhận biết và phòng ngừa béo phì cân nặng bình thường để bảo vệ sức khỏe toàn diện!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỪNG XEM NHẸ TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở TRẺ EM
Thiếu máu thiếu sắt được xem là vấn đề y tế xã hội, là mối quan tâm của y tế toàn cầu. Theo viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam, trong giai đoạn năm 2015 - 2016, trẻ em dưới 5 tuổi có tỉ lệ thiếu máu là 27,8%, thiếu máu do thiếu sắt chiếm tới 63,6%.

By BS. CK1. Lê Ngọc Tuyết Sương

Các sản phẩm liên quan

Khám Tư Vấn Từ Xa Cho Trẻ
Khám tư vấn các bệnh bệnh lý thường gặp ở trẻ em, theo dõi tăng trưởng, lịch chủng ngừa, tư vấn kết quả xét nghiệm, tư vấn sử dụng thuốc ₫300.000

Khám các bệnh thường gặp khác (Đau đầu,...)
Dịch vụ khám tư vấn từ xa các bệnh Nội tổng quát (Khám tư vấn và theo dõi các bệnh mạn tính thường gặp như tăng huyết áp, tiểu đường, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẹn mạn (COPD), đau cơ khớp, đau đầu, và các bệnh lý mạn tính khác,...) giúp kết nối người bệnh với các bác sĩ Nội Tổng quát tận tâm và giàu kinh nghiệm hàng đầu của CarePlus. Bác sĩ sẽ thăm khám, hướng dẫn các biện pháp chăm sóc đúng cách và tư vấn cụ thể để người bệnh cám thấy an tâm hơn trong giai đoạn giãn cách xã hội vì Covid-19. ₫300.000

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}