ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Không bỏ quên "sốt xuất huyết" giữa dịch Covid-19

Song song với chống dịch COVID-19, ba mẹ cũng cần phải chú ý phòng tránh các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác cho trẻ, nhất là bệnh sốt xuất huyết vì các triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với Covid-19.

Không bỏ quên "sốt xuất huyết" giữa dịch Covid-19

29/03/2022 10:57:08 SA

1. Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết

Triệu chứng thông thường của bệnh sốt xuất huyết là sốt cao, đau đầu, đau hốc mắt, nhức cơ khớp, nôn ói, phát ban…kéo dài từ 2-7 ngày.

Tuy nhiên, bệnh cũng có thể xuất hiện những biểu hiện nặng nguy hiểm đến tính mạng như đau bụng dữ dội, ói liên tục, thở mệt, chảy máu nướu, ói máu, tiêu máu, chảy máu cam, bầm da, co giật, lòng bàn tay, chân ẩm lạnh, ra máu kinh giữa các chu kì kinh nguyệt,…Những biểu hiện này thường xuất hiện vào ngày 4-6 của bệnh và cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay khi xuất hiện các triệu chứng này vì nếu không được điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ tử vong.

Ngoài ra, trong bối cảnh dịch COVID-19, không loại trừ khả năng cùng lúc trẻ có thể mắc cả 2 loại virus. Vì vậy, trong trường hợp trẻ có biểu hiện sốt cao, mọi người cần thực hiện test nhanh Covid trước. Nếu kết quả âm tính thì đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị.

2. Điều trị sốt xuất huyết

Trừ số ít trường hợp cần nhập viện, còn lại đa số có thể theo dõi tại nhà và tái khám, thử máu định kì. Trường hợp điều trị tại nhà, ba mẹ cần tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ để biêt khi nào cần đưa trẻ đi khám lại liền.

Hiện tại vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu dành cho bệnh sốt xuất huyết, phương pháp chủ yếu sử dụng là điều trị triệu chứng.

Lưu ý khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sốt xuất huyết

- KHÔNG được sử dụng aspirin, ibuprofen để điều trị sốt xuất huyết do thuốc làm trầm trọng thêm tình trạng chảy máu, tăng nguy cơ xuất huyết dạ dày, đe dọa đến tính mạng. Do đó khi sốt từ 2-3 ngày trở đi bạn cần đi khám để có chẩn đoán và can thiệp phù hợp, phòng tránh nguy cơ trên.

Lựa chọn tốt nhất để điều trị các triệu chứng sốt, đau ở trẻ là paracetamol đơn chất, liều dùng từ 10-15 mg/kg/lần, cách nhau mỗi 4-6 giờ, tổng liều không vượt quá 60 mg/kg/24h.

Nên cho bé uống nhiều nước và mặc đồ thoáng mát để thuốc hạ sốt được phát huy tối đa.

- KHÔNG tự ý mua thuốc kháng sinh vì sốt xuất huyết là bệnh do vi rút Dengue gây ra nên dùng kháng sinh không có ý nghĩa và không hiệu quả

3. Phòng bệnh sốt xuất huyết

CÁCH TỐT NHẤT ĐỂ PHÒNG BỆNH LÀ KHÔNG ĐỂ BỊ MUỖI CHÍCH (đặc biệt là vào ban ngày):

  • Mặc quần áo mỏng, thoáng mát, màu sắc trung tính
  • Thoa kem chống muỗi 
  • Hạn chế nơi sinh sản của muỗi bằng cách vệ sinh các vật dụng chứa nước hàng tuần
  • Sử dụng quạt, điều hòa và mắc màn chống muỗi khi ngủ

Bài viết gần đây/mới

BA MẸ ĐỪNG XEM THƯỜNG TÌNH TRẠNG TÁO BÓN KÉO DÀI Ở TRẺ!
Ba mẹ đang đau đầu vì con bị táo bón kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe, tăng trưởng và chất lượng cuộc sống của con, đã làm đủ cách nhưng con vẫn ko hết táo bón? Hãy cùng BS. CK1. Trần Thị Hoàng Oanh - Chuyên Khoa Nhi - Hệ thống Phòng khám CarePlus tìm hiểu thêm về bệnh táo bón kéo dài và lưu ý khi điều trị nhé!

By BS. CK1. Trần Thị Hoàng Oanh

ĐIỂM DANH 6 LOẠI VIÊM KHỚP GÂY ĐAU ĐẦU GỐI THƯỜNG GẶP
Viêm khớp là tình trạng sụn khớp bị bào mòn khiến khớp xương ma sát nhiều với nhau, gây sưng và đau khớp dữ dội. Tìm hiểu ngay 6 loại viêm khớp gây đau đầu gối thường gặp để biết cách phòng tránh và cải thiện bệnh hiệu quả.

TIÊU CHẢY 'GHÉ THĂM' KHI BÉ ĐI HỌC: MẸ ƠI PHẢI LÀM SAO?
Sau những ngày hè vui chơi thỏa thích, các bé hào hứng trở lại trường lớp. Nhưng thời tiết thay đổi và việc chưa quen với nếp sinh hoạt mới khiến sức đề kháng của bé giảm, dễ mắc phải các bệnh như tiêu chảy do virus hoặc vi khuẩn. Đây là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ khi đi học, khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng. Đừng lo, mẹ chỉ cần nắm rõ cách xử lý đúng khi bé bị tiêu chảy để giảm thiểu rủi ro sức khỏe cho con nhé!

By ThS. BS. Sử Thị Như Ngọc

CẢNH BÁO NGUY CƠ ĐAU MẮT ĐỎ MÙA MƯA BÃO
Đau mắt đỏ (viêm kết mạc) là bệnh phổ biến trong mùa mưa, đặc biệt tại các khu vực thiếu nước sạch, với tốc độ lây lan nhanh chóng và chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Bệnh do virus Adeno gây ra do lây qua đường hô hấp và tồn tại lâu trong môi trường, dễ phát tán trong cộng đồng có tiếp xúc gần.

By BS. CK2. Khương Thị Kha Ly

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}