ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

"Omicron" có nguy hiểm hơn Delta? 5 phát hiện mới nhất của WHO

Omicron lần đầu tiên xuất hiện tại Nam Phi ngày 22/11 thông qua mẫu xét nghiệm của một bệnh nhân được lấy ngày 9/11.

"Omicron" có nguy hiểm hơn Delta? 5 phát hiện mới nhất của WHO

02/12/2021 7:29:12 SA

Sau khi gắn cờ cho biến chủng coronavirus B.1.1.529 tên là “Omicron” - một biến thể cần quan tâm, Tổ chức Y tế Thế giới WHO hôm Chủ nhật vừa qua đã công bố những phát hiện mới nhất trong bối cảnh mối quan tâm về biến chủng này ngày càng tăng trên toàn thế giới. 

Dưới đây là 5 điểm chính tóm lược trong báo cáo của WHO về biến chủng mới “Omicron”:

1. Khả năng lây truyền

Hiện tại vẫn chưa rõ liệu 'Omicron' có khả năng lây truyền cao hơn (dễ lây lan từ người này sang người khác) so với Delta và các biến thể khác hay không. Mặc dù hiện tại số lượng người có kết quả xét nghiệm dương tính đã tăng lên ở các khu vực của Nam Phi bị ảnh hưởng bởi biến thể này, nhưng các nghiên cứu dịch tễ học vẫn đang được tiến hành để tìm hiểu xem liệu đó có phải là do Omicron không hay do các yếu tố khác. Một yếu tố quan trọng xem xét là tỷ lệ tiêm vắc-xin ở Châu Phi hiện khá thấp, với dân số 1,2 tỷ dân nhưng tỷ lệ tiêm chủng ở Châu Phi chỉ có 6%.

2. Mức độ nghiêm trọng:

Biến chủng mới 'Omicron' có gây bệnh nặng hơn so với các chủng khác hay không vẫn chưa có kết luận cuối cùng. Việc hiểu mức độ nghiêm trọng của một biến thể sẽ mất vài ngày đến vài tuần. Hiện tại không có thông tin nào cho thấy các triệu chứng liên quan đến Omicron khác với triệu chứng ở các biến thể khác.

3. Hiệu quả đối với người đã từng nhiễm Covid-19

Nguy cơ tái nhiễm với biến chủng 'Omicron' có thể gia tăng. Điều này có nghĩa những người đã từng mắc Covid-19 có thể bị tái nhiễm dễ dàng hơn với biến thể này so với các biến thể khác. Tuy nhiên thông tin hiện vẫn còn hạn chế nên chúng tôi sẽ cập nhật bổ sung sau. 

4. Hiệu quả của vắc-xin

WHO đang làm việc với các đối tác kỹ thuật để tìm hiểu tác động tiềm tàng của biến thể này đối với vắc xin. Vắc xin vẫn rất quan trọng trong việc giảm thiểu bệnh tật nặng và tử vong, bao gồm cả việc chống lại biến thể Delta đang chiếm ưu thế.

5. Hiệu quả của các xét nghiệm và phương pháp điều trị

Hiện tại, các xét nghiệm RT-PCR có thể phát hiện ra chủng virus mới này. Corticosteroids và IL6 Receptor Blockers sẽ vẫn có hiệu quả để quản lý bệnh nhân bị COVID-19 nặng. Các phương pháp điều trị khác sẽ được đánh giá để xem liệu chúng có còn hiệu quả hay không với những thay đổi thành phần trong biến thể Omicron.

Nguồn: WHO

Bài viết liên quan

Bệnh nhân tim mạch có nên tiêm vắc-xin Covid-19?
Lời khuyên của Ths. BS. Phùng Ngọc Minh Tấn cho các bệnh nhân Tim mạch trước khi tiêm ngừa vắc-xin Covid-19.

Bài viết được tư vấn bởi THS. BS. Phùng Ngọc Minh Tấn

Bài tập phục hồi chức năng PHỔI cho người nhiễm COVID-19
Phục hồi chức năng phổi rất cần thiết ở người sau điều trị COVID-19. Bài tập này cũng có thể sử dụng trong trường hợp mệt mỏi do làm việc liên tục kéo dài, suy giảm chức năng hô hấp mạn tính, giúp làm giảm các triệu chứng khó thở, lo lắng và trầm cảm, cải thiện thể chất và chất lượng cuộc sống. Đây giống như bài thể dục nên mỗi ngày có thể tập một vài lần, mỗi động tác khoảng 8-10 lần.

5 nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh nhân COVID-19 cách ly tại nhà
Nếu bạn đang phải cách ly tại nhà theo diện F0, F1, đừng quên dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn có thêm cơ hội vượt qua căn bệnh này. Dinh dưỡng giúp hỗ trợ và cải thiện “hàng rào” bảo vệ cơ thể như tế bào miễn dịch, các kháng thể, da, niêm mạc hô hấp, niêm mạc dạ dày,…

Bão Cytokine nguy hiểm ra sao với người mắc Covid-19?
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy hô hấp nặng và tử vong nhanh chóng ở bệnh nhân COVID-19 là do hiện tượng cơn bão Cytokine (Cytokine storm).

Chuyên gia cảnh báo bệnh béo phì ở trẻ em và những biến chứng nguy hiểm với COVID-19
Đại dịch Covid vẫn đang là mối lo ngại trên toàn cầu, ở Việt Nam, số ca mắc mới mỗi ngày vẫn tăng, nhờ chủng ngừa mở rộng có vẻ tốc độ tăng ca nhiễm có xu hướng chậm lại. Nhưng bên cạnh đó, đối tượng trẻ em vẫn chưa được bảo vệ bởi vaccine.

Bài viết được tư vấn bởi Ths. BS. Lê Thị Kim Dung

Bài viết gần đây/mới

VÌ SAO NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG DỄ BỊ SÂU RĂNG VÀ VIÊM NƯỚU?
Theo số liệu thống kê, bệnh răng miệng giữ vị trí cao nhất trong số các bệnh phổ biến ở nhân viên doanh nghiệp đến khám sức khỏe định kỳ tại CarePlus trong quý 1 - 2 - 3/2024, nổi bật với vấn đề sâu răng và viêm nướu.

By BS. Phan Hữu Quang

TÁC DỤNG PHỤ KHÓ CHỊU KHI ĐIỀU TRỊ HP LIỆU CÓ ĐÁNG LO?
Điều trị nhiễm Helicobacter pylori (HP) thường là một quá trình đầy thử thách đối với nhiều người bệnh. Bên cạnh cảm giác mệt mỏi do các triệu chứng viêm loét dạ dày, người bệnh còn phải đối mặt với các tác dụng phụ khó chịu. Một số người bệnh thậm chí cân nhắc việc ngừng điều trị sau vài ngày dùng thuốc, mặc dù kết quả nội soi cho thấy tình trạng viêm loét vẫn nghiêm trọng và cần điều trị triệt để.

By Ths. BS.CK2 Đinh Thị Ngọc Minh

LƯU Ý DINH DƯỠNG PHÒNG TRÁNH “HITTING THE WALL” KHI CHẠY MARATHON
"Hitting the wall" - đụng tường là tình trạng người chạy đuối sức đột ngột, cảm giác như có bức tường vô hình ngăn họ tiến về phía trước và phải dừng lại nghỉ ngơi. Tham khảo ngay lời khuyên từ chuyên gia CarePlus để phòng tránh hitting the wall khi chạy bộ.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

“BỎ TÚI” LỜI KHUYÊN CHO MẸ: DINH DƯỠNG GIAI ĐOẠN CHO CON BÚ
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh đặc biệt là trong 6 tháng đầu đời. Chế độ ăn của người mẹ liên quan đến lượng và chất của sữa mẹ để đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ. Vậy chế độ dinh dưỡng như thế nào là phù hợp cho các mẹ sau sinh, đặc biệt là các mẹ đang cho con bú? Hãy tham khảo lời khuyên sau đây của bác sĩ nhé!

By Ths. BS. Lê Thị Kim Dung

BA MẸ ĐỪNG XEM THƯỜNG TÌNH TRẠNG TÁO BÓN KÉO DÀI Ở TRẺ!
Ba mẹ đang đau đầu vì con bị táo bón kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe, tăng trưởng và chất lượng cuộc sống của con, đã làm đủ cách nhưng con vẫn ko hết táo bón? Hãy cùng BS. CK1. Trần Thị Hoàng Oanh - Chuyên Khoa Nhi - Hệ thống Phòng khám CarePlus tìm hiểu thêm về bệnh táo bón kéo dài và lưu ý khi điều trị nhé!

By BS. CK1. Trần Thị Hoàng Oanh

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}