ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Chuyên gia cảnh báo bệnh béo phì ở trẻ em và những biến chứng nguy hiểm với COVID-19

Đại dịch Covid vẫn đang là mối lo ngại trên toàn cầu, ở Việt Nam, số ca mắc mới mỗi ngày vẫn tăng, nhờ chủng ngừa mở rộng có vẻ tốc độ tăng ca nhiễm có xu hướng chậm lại. Nhưng bên cạnh đó, đối tượng trẻ em vẫn chưa được bảo vệ bởi vaccine.

Chuyên gia cảnh báo bệnh béo phì ở trẻ em và những biến chứng nguy hiểm với COVID-19

Tình hình Covid-19 và trẻ em hiện nay?

Tính tới ngày 7/10/2021, số ca nhiễm Covid ở trẻ em trên Thế giới được báo cáo hơn 6 triệu ca, chiếm 16.3% trên tổng số ca nhiễm, tỷ lệ mắc Covid trẻ em là 8% (tức là cứ 100 trẻ thì có 8 trẻ nhiễm Covid). Tỷ lệ nhập viện vì Covid-19 ở trẻ là 0.1-2%, tỷ lệ tử vong là 0.03%.

Tại TPHCM, số ca trẻ dưới 16 tuổi mắc Covid là hơn 3000 ca (có báo cáo địa phương).

Hầu hết trẻ bị COVID-19 có các triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng. Tuy nhiên, một số trẻ có thể bị bệnh nặng do COVID-19 phải nhập viện, cần chăm sóc đặc biệt hoặc thở máy, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến tử vong, đó là những đối tượng gồm trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi và những trẻ mắc một số bệnh lý: Hen suyễn hoặc bệnh phổi mãn tính; Bệnh tiểu đường; Bệnh di truyền, thần kinh hoặc chuyển hóa; Bệnh hồng cầu hình liềm; Bệnh tim bẩm sinh; Suy giảm miễn dịch; Béo phì (theo CDC Hoa Kỳ).

Béo phì và Covid-19 ở trẻ em

Hiện nay có nhiều bằng chứng rõ ràng là béo phì là một yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh COVID-19 nghiêm trọng và tử vong ở cả người lớn và trẻ em. Béo phì dẫn đến rối loạn điều hòa miễn dịch dai dẳng và tăng nhạy cảm với các bệnh nhiễm trùng dẫn đến nhiễm trùng huyết và tử vong. Các tế bào mỡ phì đại bị rối loạn chức năng trong bệnh béo phì tạo ra quá nhiều cytokine dẫn đến việc tăng các đại thực bào, tạo ra một lượng lớn các phân tử tiền viêm.

Dựa trên dữ liệu của Mạng lưới giám sát nhập viện liên quan đến COVID-19 (COVID-NET) tháng 7 năm 2020, trẻ nhiễm Covid-19 bị Béo phì phải nhập viện chiếm tỷ lệ cao nhất (37,8%), tiếp theo là trẻ bị bệnh phổi mãn tính và sinh non. Các nghiên cứu khác về trẻ em nhập viện với COVID-19 cho thấy béo phì là tình trạng bệnh lý cơ bản phổ biến nhất.

Trên thế giới đã có báo cáo những ca Covid nặng phải nhập khoa Chăm sóc đặc biệt (ICU) ở trẻ bị béo phì. Những ca này có tình trạng chung là bị béo phì nhiễm Covid (kèm theo bệnh nền hoặc không có bệnh nền), nhập viện với tổn thương phổi, suy hô hấp ngày càng nặng hơn, và diễn tiến thêm Hội chứng Viêm đa hệ thống liên quan đến COVID-19 ở trẻ em (MIS-C), và phải điều trị tích cực ở ICU.

Gần đây, tại Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM, có tiếp nhận 1 ca bệnh nhi 15 tuổi rưỡi nhập viện với chẩn đoán COVID-19 nặng, hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển kèm tình trạng béo phì nặng với cân nặng 135 kg !! Bệnh nhi thở mệt, phì phò nặng nhọc do trẻ béo phì nặng, tím môi dù thở oxy. X-quang phổi tổn thương nặng. Bé được chẩn đoán COVID-19 nặng nguy kịch và phải được điều trị tích cực với thở oxy lưu dòng cao (HFNC), kháng sinh phổ rộng, kháng viêm liều cao, kháng đông, hỗ trợ. Và sau hơn 2 tuần điều trị tích cực, tình trạng bệnh nhi đã được cải thiện.

Qua những ca bệnh này, có thể thấy tình trạng Béo phì, ngay cả khi không có thêm các bệnh mãn tính, làm tăng nguy cơ biến chứng và diễn tiến nặng do nhiễm virus SARS- CoV-2.

Ngoài ra, trong giai đoạn giãn cách xã hội nhằm giảm sự lây truyền COVID-19, tình trạng béo phì ở trẻ em lại càng trầm trọng hơn. Những tháng mùa hè đang có đại dịch này, thói quen sinh hoạt gia đình bị gián đoạn, rối loạn điều hòa giấc ngủ, giảm hoạt động thể chất, tăng thời gian sử dụng các thiết bị điện tử, tăng khả năng tiếp cận với đồ ăn vặt không lành mạnh (snack, thức ăn chế biến sẵn, đóng hộp). Và thực tại, các gia đình tiếp tục đối mặt với những khó khăn trong việc quản lý việc học online, hạn chế hoạt động thể chất và ngày càng phụ thuộc vào thực phẩm chế biến giàu năng lượng hơn. Và tỷ lệ béo phì ở trẻ em đã tăng lên báo động kể từ khi đại dịch Covid bắt đầu, tăng từ 13,7% (năm 2019) lên 15,4% (năm 2020)

Vì vậy, các bậc phụ huynh cần lưu ý đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ, tránh để trẻ bị thừa cân béo phì. Việc theo dõi biểu đồ tăng trưởng, đặc biệt là chỉ số BMI để phát hiện sớm tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ, cũng như cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, để phòng ngừa các bệnh lý như Tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp… và đặc biệt phòng ngừa biến chứng nặng do bệnh Covid-19 trong đại dịch này.

ThS. BS. Lê Thị Kim Dung

Tài liệu tham khảo:

https://www.aap.org/en/pages/2019-novel-coronavirus-covid-19-infections/children-and-covid-19-state-level-data-report/

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8172012/

https://pediatrics.aappublications.org/content/147/5/e2021050123\

https://jamanetwork.com/journals/jama/fullarticle/2783690

https://hcdc.vn/hoidap/index/chitiet/4e481bc6f78625aea66215a4b2d0db7d

https://tuoitre.vn/vi-sao-so-ca-f0-tre-em-o-tp-hcm-tang-cao-20210905212305998.htm

Bài viết gần đây/mới

DINH DƯỠNG KHOA HỌC NGÀY TẾT CHO NGƯỜI BỆNH MẠN TÍNH
Chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học trong những ngày Tết có thể khiến bệnh mạn tính trở nên khó kiểm soát, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh. Tham khảo lưu ý dinh dưỡng từ Bác sĩ CarePlus ngay!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỀ PHÒNG CÁC BỆNH LÝ HÔ HẤP Ở TRẺ VÀO MÙA TẾT
Dưới đây là các bệnh lý đường hô hấp hay gặp ở trẻ trong dịp lễ Tết. Tùy theo vị trí, tác nhân gây bệnh, lứa tuổi và cơ địa của trẻ mà trẻ có thể mắc những bệnh lý viêm đường hô hấp cấp tính.

LIỀU VÀ LỊCH TIÊM VẮC-XIN UNG THƯ CỔ TỬ CUNG CHÍNH XÁC
Từ ngày 10/5/2024, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho phép mở rộng độ tuổi chỉ định tiêm vaccine Gardasil 9 ngừa HPV dành cho người từ 27 đến 45 tuổi đã có thể tiêm vaccine HPV, không bắt buộc phải có sự tham vấn y khoa. Với nữ giới dưới 40 tuổi, đã có quan hệ tình dục và có con vẫn có thể tiêm phòng HPV. Nhưng hiệu quả của vắc-xin sẽ không đạt được như mong muốn.

ĐIỂM DANH 5 THÓI QUEN NGÀY TẾT GÂY ĐAU CƠ XƯƠNG KHỚP
Đau cơ xương khớp sau dịp nghỉ Tết là vấn đề ngày càng phổ biến, ở người lớn tuổi lẫn người trẻ. Nguyên nhân do các thói quen sai tư thế, sinh hoạt không khoa học, lười vận động,... Để phòng ngừa, mời bạn cùng Bác sĩ CarePlus tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

By ThS. BS. CKI NGUYỄN VĂN HOÀNG TÂM

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP QUÝ IV – 2024
Tham khảo thống kê sức khỏe nhân sự doanh nghiệp Q4/2024 từ CarePlus và giải pháp chăm sóc thể chất - tinh thần cho đội ngũ nhân lực nhằm nâng cao năng suất lao động, xây dựng đội ngũ mạnh mẽ, gắn kết lâu dài.

Các sản phẩm liên quan

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}