ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Bệnh nhân tim mạch có nên tiêm vắc-xin Covid-19?

Lời khuyên của Ths. BS. Phùng Ngọc Minh Tấn cho các bệnh nhân Tim mạch trước khi tiêm ngừa vắc-xin Covid-19.

Bệnh nhân tim mạch có nên tiêm vắc-xin Covid-19?

Chiều nay mình bắt đầu tham gia tiêm chủng Covid cho cộng đồng. Trong đợt này, thành phố đưa đối tượng 65 tuổi trở lên cũng như có bệnh nền mạn tính (trong đó có bệnh tim mạch) là các nhóm ưu tiên tiêm chủng. Tiện thể xin trả lời vài thông tin đến các bệnh nhân tim mạch hay thắc mắc:

Người bệnh tim mạch có nên tiêm vaccine Covid-19 hay không?

Tiêm vaccine không đảm bảo bạn không bị nhiễm, nhưng giúp giảm nguy cơ mắc Covid mức độ nặng phải nhập viện, thở máy, thậm chí tử vong. Đặc biệt, người bệnh tim mạch là đối tượng nguy cơ cao diễn tiến nặng nếu mắc bệnh. Bệnh tim mạch ở đây bao gồm cả đột quỵ, đái tháo đường, rung nhĩ, bệnh động mạch ngoại biên, bệnh mạch vành (có đặt stent hoặc không), tăng huyết áp, bệnh tim bẩm sinh, v.v

Vaccine covid có tác dụng phụ nào đặc biệt ảnh hưởng riêng với người bệnh tim mạch không?

Các nghiên cứu thử nghiệm vaccine cho thấy không có sự khác biệt về biến cố nghiêm trọng sau tiêm giữa người có và không có bệnh tim. Người bệnh tim cũng có các dấu hiệu như sốt, đau nhẹ chỗ chích, mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh, mỏi cơ tương tự người khỏe mạnh chích vaccine. Đối với người bệnh tim mạch mức độ nặng, các dấu hiệu tác dụng phụ có thể nhiều hơn khi tiêm liều 2, tuy vậy các dấu hiệu này thường hết sau 48 giờ và đáp ứng tốt khi dùng paracetamol và uống đủ nước.

Có cần ngưng thuốc tim mạch khi chích vaccine Covid?

Thuốc tim mạch không có tương tác với vaccine. Do vậy, không có khuyến cáo ngưng thuốc trước và sau khi tiêm.

Bệnh nhân đang dùng thuốc có tác dụng loãng máu có thể tiêm được không?

Các bệnh nhân đang dùng thuốc kháng đông (Sintrom, Xarelto, Pradaxa) hoặc thuốc chống kết tập tiểu cầu (Asprin, Brilinta, Plavix,..) có thể tăng khả năng chảy máu, tụ máu do vaccine phải được tiêm vào trong cơ cánh tay. Nếu bạn đang dùng Sintrom, cần kiểm tra xét nghiệm INR mới nhất để đảm bảo máu không quá loãng. Khi tiêm bác sĩ có thể chuẩn bị kim tiêm nhỏ hơn (23-25G), sau tiêm cần lấy bông gòn cồn ép chặt chỗ chích khoảng 2 phút, không chà xát chỗ chích. Khác với vaccine cúm mùa có thể tiêm dưới da để giảm chảy máu, vaccine Covid hiện tại chỉ cho tiêm trong cơ.

Bệnh nhân tim mạch có nguy cơ cao xảy ra phản ứng phản vệ khi tiêm vaccine Covid không?

Những dữ liệu hiện tại cho thấy không có sự khác biệt về phản ứng phản vệ giữa bệnh nhân có và không có bệnh tim mạch. Bác sĩ sẽ khảo sát kĩ các yếu tố như tiền căn sốc phản vệ từ độ 2 trở lên, các thuốc đang dùng, có bệnh cấp tính hiện tại hay không để quyết định. Theo quy định hiện tại, các bệnh nhân tim mạch đang điều trị ổn định sẽ được tiêm chủng tại bệnh viện hoặc tại cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu.

Khi đi tiêm mà huyết áp tăng cao, cần phải làm gì?

Bạn cần uống thuốc huyết áp hàng ngày đúng giờ (nếu đang dùng). Bác sĩ sẽ cho bạn nghỉ ngơi, không cần thiết phải nôn nóng đòi đo lại huyết áp ngay sau...1 phút, càng nôn nóng đo lại, bạn càng...hồi hộp căng thẳng, huyết áp có thể vẫn cao. Đây là cơ hội để bạn thực hành hiểu biết của mình về cách đo huyết áp:

- Không đo khi mới lên cầu thang, mới chạy vào phòng.

- Không uống cà phê, trà, ăn hoặc hút thuốc lá trong vòng 30 phút trước khi đo

- Khi nhịn tiểu, hãy đi tiểu ngay khi mắc tiểu vì nhịn tiểu / bí tiểu làm tăng huyết áp đáng kể.

- Nghỉ ngơi thoải mái 5 phút trước khi đo.

- Nếu bạn đang hồi hộp, hay thả lỏng cơ thể. Nhắm mắt. Hít thở chậm vào bằng mũi, thở ra chậm bằng miệng. Đếm hơi thở từ 1 đến 20 để trấn tĩnh lại.

- Không nói chuyện khi đo, mặc áo ngắn tay. Ngồi trên ghế có tựa lưng. Thả lỏng tay không gồng, không bắt chéo chân.

- Hãy mang theo toa thuốc đang dùng, cũng như bảng ghi trị số huyết áp bạn tự đo hàng ngày, để bác sĩ có đủ thông tin đánh giá mức độ kiểm soát huyết áp của bạn.

Hy vọng tất cả mọi người, nhất là các bệnh nhân tim mạch sẽ được tiêm vaccine càng sớm càng tốt.

 

Hệ thống phòng khám quốc tế CarePlus cung cấp DỊCH VỤ TIÊM NGỪA TRỌN GÓI CHO TRẺ 0-6 THÁNG, bao gồm đầy đủ các loại vắc-xin cần thiết theo phác đồ tiêm chủng khuyến cáo để bảo vệ con khỏi các bệnh nguy hiểm và nhiều đặc quyền ưu đãi cho bố mẹ.

  • Tặng 1-2 lần khám tư vấn từ xa với bác sĩ (trị giá 300,000đ/lần) và gấu teddy cho bé;
  • An tâm được nhắc hẹn và đặt lịch nhanh chóng;
  • Không chịu ảnh hưởng của việc tăng giá vắc-xin hoặc hết vắc-xin ngay cả khi tình trạng khan hiếm vắc-xin có thể xảy ra;
  • Hỗ trợ thanh toán trả góp linh hoạt lãi suất 0%

CarePlus sử dụng nguồn vắc-xin chất lượng cao, nhập khẩu trực tiếp từ các hãng sản xuất uy tín trên thế giới đã được kiểm chứng về độ hiệu quả và an toàn, và được bảo quản nghiêm ngặt bằng công nghệ hiện đại.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số hotline 18006116 (miễn cước) hoặc inbox Fanpage/Zalo CarePlus Clinic Vietnam hoặc đăng ký trực tuyến tại tại đây. Tải ứng dụng arePlus app để đặt lịch nhanh hơn và theo dõi lịch tiện lợi hơn!

HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ CAREPLUS - Thành viên của Singapore Medical Group

  • Chi nhánh 1: 66 - 68 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP. HCM
  • Chi nhánh 2: Lầu 2, Crescent Plaza, 105 Tôn Dật Tiên, P. Tân Phú, Quận 7, TP. HCM
  • Chi nhánh 3: 107 Tân Hải, P. 13, Q. Tân Bình, TP. HCM

 

Bài viết liên quan

Bệnh tim mạch là gì? Dấu hiệu sớm nhất và cách điều trị
Tim mạch là bệnh lý xuất hiện âm thầm nhưng để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng. Trong những năm trở lại đây, tỷ lệ tử vong do các bệnh tim mạch ngày một tăng ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, trung bình cứ 4 người lớn ở Việt Nam, có ít nhất 1 – 2 người đã mang nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Vậy bệnh tim mạch là gì? Dấu hiệu sớm nhất và cách phòng ngừa như thế nào?

7 bệnh tim mạch thường gặp và các triệu chứng điển hình
Bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim, phình động mạch chủ, suy tim… là các bệnh tim mạch thường gặp, nguy hiểm đến sức khỏe nếu không kịp thời điều trị.

5 nguyên tắc tự theo dõi huyết áp tại nhà cho bệnh nhân tim mạch đơn giản & chính xác
Thực tế việc tự theo dõi huyết áp tại nhà đã được chứng minh là đáng tin cậy, giúp cải thiện việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân, tăng khả năng kiểm soát huyết áp, giúp bệnh nhân hiểu biết rõ hơn về căn bệnh của mình. Do vậy, thay vì hồi hộp chờ "bài kiểm tra định kỳ", mọi người hãy chủ động theo dõi huyết áp của mình nhé!

Bài viết được tư vấn bởi THS. BS. Phùng Ngọc Minh Tấn

4 câu hỏi giải đáp thắc mắc về thực phẩm có lợi - có hại cho tim mạch
Nếu bạn sợ mắc các bệnh lý tim mạch, tiểu đường, béo phì, huyết áp, lời khuyên của bác sĩ dành cho bạn là HÃY HẠN CHẾ THỰC PHẨM SIÊU CHẾ BIẾN (ultra-processed foods) càng nhiều càng tốt.

Bài viết được tư vấn bởi Ths. BS. Hoàng Công Đương

Bài viết gần đây/mới

CHẢY MÁU CAM: NGUYÊN NHÂN, SƠ CỨU VÀ PHÒNG NGỪA
Chảy máu cam một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhất là trẻ mầm non có thể bị ít nhất một lần, thường không nguy hiểm nhưng thường làm các ba mẹ rất lo lắng. Hãy cùng BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng - Chuyên khoa Nhi - Hệ thống phòng khám CarePlus tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân cũng như xử lý khi bị chảy máu cam đúng cách nhé!

By BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng

HIỂU THÊM VỀ NỔI MÀY ĐAY VÀ PHÙ MẠCH
Nổi mày đay và phù mạch là những phản ứng của da thường gặp, gây ra sự khó chịu và đôi khi lo lắng cho người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về hai tình trạng này, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và các biện pháp phòng ngừa.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

BÉO PHÌ DÙ CÂN NẶNG BÌNH THƯỜNG - MỐI NGUY TIỀM ẨN MÀ BẠN KHÔNG NGỜ TỚI
Béo phì cân nặng bình thường (NWO) là tình trạng phức tạp với nhiều nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn. Tìm hiểu cách nhận biết và phòng ngừa béo phì cân nặng bình thường để bảo vệ sức khỏe toàn diện!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỪNG XEM NHẸ TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở TRẺ EM
Thiếu máu thiếu sắt được xem là vấn đề y tế xã hội, là mối quan tâm của y tế toàn cầu. Theo viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam, trong giai đoạn năm 2015 - 2016, trẻ em dưới 5 tuổi có tỉ lệ thiếu máu là 27,8%, thiếu máu do thiếu sắt chiếm tới 63,6%.

By BS. CK1. Lê Ngọc Tuyết Sương

SUY MÒN CƠ Ở NGƯỜI CAO TUỔI - DIỄN TIẾN ÂM THẦM NHƯNG ẢNH HƯỞNG NGHIÊM TRỌNG
Suy mòn cơ (thiểu cơ/ Sarcopenia) ở người cao tuổi là vấn đề có diễn tiến âm thầm nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên về chế độ dinh dưỡng và vận động giúp phòng ngừa suy mòn cơ từ chuyên gia CarePlus.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

Các sản phẩm liên quan

Gói vắc-xin nâng cao (Prevenar - Rotarix - 6in1)
Đáp ứng nhu cầu của bố mẹ, CarePlus chính thức giới thiệu dịch vụ tiêm ngừa trọn gói cho bé từ 0-6 tháng, bao gồm đầy đủ các loại vắc-xin cần thiết để báo vệ bé yêu khỏi các bệnh nguy hiểm. ₫11.545.000

Gói vắc-xin tiêu chuẩn (Prevenar - Rotarix - 6in1)
Đáp ứng nhu cầu của bố mẹ, CarePlus chính thức giới thiệu dịch vụ tiêm ngừa trọn gói cho bé từ 0-6 tháng, bao gồm đầy đủ các loại vắc-xin cần thiết để báo vệ bé yêu khỏi các bệnh nguy hiểm. ₫10.250.000

Khám Tư Vấn Các Bệnh Tim Mạch Từ Xa
CarePlus bắt đầu áp dụng dịch vụ Khám tư vấn các bệnh Tim mạch từ xa như bệnh mạch vành, suy tim, bệnh nhân đã đặt stent,... ₫375.000

Khám Tổng Quát Gói Chuyên Sâu Cho Nữ
Gói khám tổng quát Chuyên Sâu Cho Nữ được bổ sung thêm các hạng mục khám tim mạch, tìm vi khuẩn H.Pylori, xét nghiệm viêm gan siêu vi C, xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân, tầm soát ung thư gan, tầm soát ung thư đại tràng, tầm soát ung thư buồng trứng. ₫7.400.000 ₫5.920.000

Khám Tổng Quát Gói Chuyên Sâu Cho Nam
Gói khám tổng quát Chuyên Sâu Cho Nam được bổ sung thêm các hạng mục khám tim mạch,tìm vi khuẩn H.Pylori, xét nghiệm viêm gan siêu vi C, tầm soát u gan và tầm soát u đại tràng. ₫6.800.000 ₫5.440.000

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}