ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Người bệnh tim mạch cần làm gì để đón tết vui khỏe

Chỉ còn khoảng 10 ngày nữa là đến Tết Nguyên Đán. Những ngày này, các gia đình đã bắt đầu chuẩn bị thức ăn, dọn dẹp nhà cửa cho dịp lễ quan trọng nhất trong năm đối với người Việt.

Người bệnh tim mạch cần làm gì để đón tết vui khỏe

 

🚨Tuy nhiên, với bệnh nhân Tim mạch, cần chú ý rằng các thống kê cho thấy các biến cố tim-mạch quan trọng như rung nhĩ, đột quỵ, nhồi máu cơ tim có xu hướng tăng vào dịp mừng năm mới.

Năm mới là dịp có rất nhiều món ăn ngon xuất hiện cùng lúc trên bàn tiệc như: thịt kho hột vịt, bánh chưng, giò chả, bánh tráng tai heo, kẹo mứt, ... vốn dĩ chứa nhiều muối, đường và rất giàu năng lượng. Chúng ta cũng có xu hướng sử dụng nhiều bia rượu, thức khuya hơn, ăn uống không theo bữa, mất ngủ. Những cuộc thăm viếng, liên hoan liên tục hay dọn dẹp nhà cửa cũng tăng thêm căng thẳng cho cơ thể.

Sự tất bật này đôi khi làm bệnh nhân quên uống thuốc điều trị. Đặc biệt, người bệnh ít chú ý tới các dấu hiệu bất thường của cơ thể và có xu hướng muốn trì hoãn khám bệnh ngay cả khi có triệu chứng với tâm lý "ăn tết cái đã rồi tính sau".

Thực tế vào dịp Tết, những ca cấp cứu lại là những ca lỡ mất thời gian vàng vì đến trễ sau nhiều ngày trì hoãn, vừa là những ca nặng vì thường để nặng người bệnh mới chịu đi cấp cứu.

🎋🎋Nhưng bạn hoàn toàn có thể tận hưởng những ngày Tết vui vẻ nếu bỏ túi những điểm lưu ý sau đây

1. Khám định kỳ với bác sĩ tim mạch

- Việc không khám định kỳ có thể bỏ lỡ cơ hội điều chỉnh các bất thường về sức khỏe trước kỳ nghỉ dài. Bạn nên uống thuốc đúng giờ, vào một giờ nhất định để tránh quên. Cần kiểm tra lại xem mình có đủ thuốc qua Tết hay chưa, tránh trường hợp hết thuốc ngay lễ Tết có thể khó mua thuốc hơn ngày thường.

2. Quan tâm đến các biểu hiện bất thường và không chần chừ đi khám bệnh

- Bạn có thể hỏi bác sĩ điều trị về những dấu hiệu cần đi cấp cứu như đau ngực, khó thở, yếu liệt, v.v. để nếu xảy ra những dấu hiệu cảnh báo đó, bạn sẽ không do dự đến ngay phòng cấp cứu.

3. Tiếp tục duy trì thói quen tập thể dục

- Sẽ rất tốt nếu bạn duy trì thói quen vận động ngay cả vào những ngày Tết. Cơ thể sẽ tiêu hao năng lượng, tinh thần phấn chấn hơn cũng như đảm bảo nhịp sinh học của bạn.

4. Ăn uống vừa phải - Quy tắc 1 gắp - 1 chén - 1 ly

- Bạn không cần phải kiêng khem tất cả mọi thứ, tuy vậy, cần luôn nhắc nhở mình dùng VỪA ĐỦ. Một nguyên tắc đơn giản có thể áp dụng là chỉ gắp 1 đũa cho 1 món vào 1 chén, vừa đủ để cảm nhận hương vị ngày Tết. Cần hết sức tránh sử dụng rượu bia, nhất là rượu mạnh. Không dùng quá 1 ly bia/ngày

5. Ngủ đủ giấc

- Đảm bảo thời gian ngủ 8 tiếng giúp tái tạo năng lượng và hạn chế căng thẳng.

6. Theo dõi cân nặng thường xuyên

- Việc tăng cân có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang ăn quá dư thừa năng lượng. Điều này đặc biệt quan trọng ở người bệnh suy tim, tăng huyết áp. Cân thường xuyên có thể là một cách để nhắc nhở cơ thể cần điều chỉnh lại kịp thời cách ăn uống, sinh hoạt.

❤️Tóm lại, cách chuẩn bị đón Tết tốt nhất cho bệnh nhân tim mạch là tiếp tục duy trì các thói quen, lối sống lành mạnh. Nếu bạn thực sự mong muốn đón thêm nhiều mùa Xuân vui khoẻ nữa, hãy tích cực thay đổi từ bây giờ, bạn nhé.

Bài viết liên quan

Bệnh Tim Mạch - Tăng Huyết Áp & Những điều cần biết
Tăng Huyết Áp - Căn bệnh được mệnh danh là kẻ giết người thầm lặng SỐ 1. Dù bạn có đang bị tăng huyết áp hay không, hãy dành ít phút cập nhật kiến thức về căn bệnh này ngay để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và những người thân yêu, bằng cách lắng nghe những chia sẻ của Bs. Trần Lê Vũ để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa bệnh.

Bệnh tim mạch là gì? Dấu hiệu sớm nhất và cách điều trị
Tim mạch là bệnh lý xuất hiện âm thầm nhưng để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng. Trong những năm trở lại đây, tỷ lệ tử vong do các bệnh tim mạch ngày một tăng ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, trung bình cứ 4 người lớn ở Việt Nam, có ít nhất 1 – 2 người đã mang nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Vậy bệnh tim mạch là gì? Dấu hiệu sớm nhất và cách phòng ngừa như thế nào?

7 bệnh tim mạch thường gặp và các triệu chứng điển hình
Bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim, phình động mạch chủ, suy tim… là các bệnh tim mạch thường gặp, nguy hiểm đến sức khỏe nếu không kịp thời điều trị.

Chế độ ăn ÍT MẶN cho người bệnh Tim mạch
Thói quen ăn mặn (hay chế độ ăn nhiều muối) đã được chứng minh có liên quan với các bệnh lý tim mạch, như tăng huyết áp, suy tim, bệnh thận mạn. Tức là, người quen ăn mặn thường dễ bị các bệnh lý này hơn, hoặc nếu đã bị bệnh này thì khó điều trị hơn, thuốc kém tác dụng hơn...

Bài viết được tư vấn bởi THS. BS. Phùng Ngọc Minh Tấn

5 nguyên tắc tự theo dõi huyết áp tại nhà cho bệnh nhân tim mạch đơn giản & chính xác
Thực tế việc tự theo dõi huyết áp tại nhà đã được chứng minh là đáng tin cậy, giúp cải thiện việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân, tăng khả năng kiểm soát huyết áp, giúp bệnh nhân hiểu biết rõ hơn về căn bệnh của mình. Do vậy, thay vì hồi hộp chờ "bài kiểm tra định kỳ", mọi người hãy chủ động theo dõi huyết áp của mình nhé!

Bài viết được tư vấn bởi THS. BS. Phùng Ngọc Minh Tấn

Bổ sung canxi như thế nào để tốt cho tim mạch?
Không có bằng chứng xác thực nào cho thấy việc bổ sung canxi có thể gây hại cho sức khoẻ tim mạch. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên lấy khoáng chất này từ thực phẩm chứ không phải thuốc. Đó cũng chính là một quan điểm quan trọng được Hội nghị Tim mạch Dự phòng châu Âu 2021 vừa diễn ra gần đây tiếp tục khẳng định.

Bài viết được tư vấn bởi THS. BS. Phùng Ngọc Minh Tấn

4 câu hỏi giải đáp thắc mắc về thực phẩm có lợi - có hại cho tim mạch
Nếu bạn sợ mắc các bệnh lý tim mạch, tiểu đường, béo phì, huyết áp, lời khuyên của bác sĩ dành cho bạn là HÃY HẠN CHẾ THỰC PHẨM SIÊU CHẾ BIẾN (ultra-processed foods) càng nhiều càng tốt.

Bài viết được tư vấn bởi Ths. BS. Hoàng Công Đương

Bệnh nhân Tim mạch và những điều cần biết trước khi tiêm ngừa vaccine Covid-19
Thành phố Hồ Chí Minh đang bước vào đợt tiêm vaccine ngừa Covid-19 mới cho đối tượng từ 65 tuổi trở lên cũng như những đối tượng khác có bệnh nền mạn tính (trong đó có bệnh tim mạch). Thạc sĩ - Bác sĩ Phùng Ngọc Minh Tấn, khoa Tim mạch Hệ thống Phòng khám Quốc tế CarePlus, đã giải đáp một số thắc mắc cần thiết cho bệnh nhân tim mạch trước khi tiêm vaccine ngừa Covid-19.

Bài viết được tư vấn bởi THS. BS. Phùng Ngọc Minh Tấn

Các dấu hiệu bất thường dẫn đến nguy cơ bệnh tim mạch ở phụ nữ
Những biểu hiện hay triệu chứng bất thường khi mang thai có thể liên quan đến bệnh tim mạch mà nhiều khi chị em chúng ta không để ý. Khi khám bệnh, các bác sĩ tim mạch thường hỏi thêm về tiền căn mang thai, PARA, những diễn biến bất thường trong các lần mang thai đó…

Bài viết được tư vấn bởi THS. BS. Phùng Ngọc Minh Tấn

Bệnh nhân tim mạch có nên tiêm vắc-xin Covid-19?
Lời khuyên của Ths. BS. Phùng Ngọc Minh Tấn cho các bệnh nhân Tim mạch trước khi tiêm ngừa vắc-xin Covid-19.

Bài viết được tư vấn bởi THS. BS. Phùng Ngọc Minh Tấn

Bài viết gần đây/mới

CHẢY MÁU CAM: NGUYÊN NHÂN, SƠ CỨU VÀ PHÒNG NGỪA
Chảy máu cam một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhất là trẻ mầm non có thể bị ít nhất một lần, thường không nguy hiểm nhưng thường làm các ba mẹ rất lo lắng. Hãy cùng BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng - Chuyên khoa Nhi - Hệ thống phòng khám CarePlus tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân cũng như xử lý khi bị chảy máu cam đúng cách nhé!

By BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng

HIỂU THÊM VỀ NỔI MÀY ĐAY VÀ PHÙ MẠCH
Nổi mày đay và phù mạch là những phản ứng của da thường gặp, gây ra sự khó chịu và đôi khi lo lắng cho người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về hai tình trạng này, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và các biện pháp phòng ngừa.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

BÉO PHÌ DÙ CÂN NẶNG BÌNH THƯỜNG - MỐI NGUY TIỀM ẨN MÀ BẠN KHÔNG NGỜ TỚI
Béo phì cân nặng bình thường (NWO) là tình trạng phức tạp với nhiều nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn. Tìm hiểu cách nhận biết và phòng ngừa béo phì cân nặng bình thường để bảo vệ sức khỏe toàn diện!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỪNG XEM NHẸ TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở TRẺ EM
Thiếu máu thiếu sắt được xem là vấn đề y tế xã hội, là mối quan tâm của y tế toàn cầu. Theo viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam, trong giai đoạn năm 2015 - 2016, trẻ em dưới 5 tuổi có tỉ lệ thiếu máu là 27,8%, thiếu máu do thiếu sắt chiếm tới 63,6%.

By BS. CK1. Lê Ngọc Tuyết Sương

SUY MÒN CƠ Ở NGƯỜI CAO TUỔI - DIỄN TIẾN ÂM THẦM NHƯNG ẢNH HƯỞNG NGHIÊM TRỌNG
Suy mòn cơ (thiểu cơ/ Sarcopenia) ở người cao tuổi là vấn đề có diễn tiến âm thầm nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên về chế độ dinh dưỡng và vận động giúp phòng ngừa suy mòn cơ từ chuyên gia CarePlus.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

Các sản phẩm liên quan

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}