ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Các dấu hiệu bất thường dẫn đến nguy cơ bệnh tim mạch ở phụ nữ

Những biểu hiện hay triệu chứng bất thường khi mang thai có thể liên quan đến bệnh tim mạch mà nhiều khi chị em chúng ta không để ý. Khi khám bệnh, các bác sĩ tim mạch thường hỏi thêm về tiền căn mang thai, PARA, những diễn biến bất thường trong các lần mang thai đó…

Các dấu hiệu bất thường dẫn đến nguy cơ bệnh tim mạch ở phụ nữ
Mang thai là một sự kiện quan trọng với cơ thể người mẹ. Những bất thường gặp phải có thể là dấu hiệu của bệnh lý tim mạch trong lúc mang thai cũng như nguy cơ sau này.
 
Mới đây, Hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) đã đưa ra 6 dấu hiệu bất thường thai kỳ làm tăng từ 2-10 lần nguy cơ bệnh tim mạch (tăng huyết áp, tiểu đường, tăng mỡ máu, nhồi máu cơ tim và đột quỵ) trong suốt quãng đời còn lại sau sinh con và khuyến cáo các bác sĩ luôn tầm soát các yếu tố này.
 
Vui lòng ghi nhớ 6 dấu hiệu sau:
 
* Huyết áp cao trong thai kỳ, gồm cả sản giật, tiền sản giật
* Đái tháo đường thai kỳ (nguy cơ tiểu đường type 2 sau sanh tăng gấp 10 lần!)
* Thai nhỏ so với tuổi thai (small-for-gestational age)
* Nhau bong non
* Sinh non < 37 tuần
* Sảy thai
 
Thời gian sau sinh được xem là thời gian vàng để tầm soát các yếu tố nguy cơ, nhận diện các vấn đề còn tồn tại sau sinh, kịp thời điều trị và theo dõi sát. Đây được xem như “tam cá nguyệt thứ tư” rất quan trọng, đòi hỏi sự phối hợp, trao đổi thông tin giữa bệnh nhân, bác sĩ sản khoa và bác sĩ tim mạch.
 
Do vậy, lần tới, các mẹ, các cô, các chị đừng bất ngờ khi bác sĩ tim mạch mà hỏi về tiền căn sản khoa của mình nhé!

Bài viết liên quan

7 bệnh tim mạch thường gặp và các triệu chứng điển hình
Bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim, phình động mạch chủ, suy tim… là các bệnh tim mạch thường gặp, nguy hiểm đến sức khỏe nếu không kịp thời điều trị.

Bác sĩ tư vấn cách phòng ngừa đột quỵ - đột tử nhờ theo dõi nhịp tim bằng Holter điện tim thế hệ mới
Holter điện tim (ghi lại nhịp tim liên tục trong nhiều ngày) nhằm mục đích phát hiện những rối loạn nhịp tim bất thường có thể bị bỏ sót nếu chỉ đo điện tim thông thường. Các rối loạn nhịp tim quan trọng có thể bị bỏ sót khi đo điện tim một thời điểm là: rung nhĩ kịch phát (nguyên nhân gây ra đột quỵ), các ngoại tâm thu thất, nhanh thất nguy hiểm (tăng nguy cơ ngưng tim, đột tử), các trường hợp co thắt động mạch vành…

Bài viết được tư vấn bởi Ths. BS. Hoàng Công Đương

Ăn "chay" có giúp giảm nguy cơ đột quỵ?
Để phòng tránh bệnh tim mạch, bác sĩ thường khuyên bệnh nhân giảm bớt thịt và khuyến khích chế độ ăn "chay" - tức là nhiều rau củ quả và ít thực phẩm động vật. Tuy nhiên, có phải mọi loại thực phẩm "chay" đều tốt cho tim mạch như nhau hay không?

Bài viết được tư vấn bởi Ths. BS. Hoàng Công Đương

Ăn cá và chuyện tiêu thụ Omega-3 thế nào cho đúng?
Ths-Bs Phùng Ngọc Minh Tấn, khoa Tim mạch Hệ thống Phòng khám Quốc tế CarePlus, tư vấn về chế độ ăn cho người có bệnh tim mạch cũng như chuyện ăn cá và Omega 3-6-9.

Bài viết được tư vấn bởi THS. BS. Phùng Ngọc Minh Tấn

Bài viết gần đây/mới

1 PHÚT HIỂU NGAY VAI TRÒ CỦA CHỤP CT VÀ CHỤP MRI TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ VÀ CHẤN THƯƠNG CƠ XƯƠNG KHỚP
Chụp CT và chụp MRI cơ xương khớp cho phép bác sĩ chuyên khoa khai thác những đặc tính của mô và tổn thương theo nhiều góc độ, từ đó, đưa ra chẩn đoán chính xác và hướng dẫn phương pháp điều trị phù hợp cho khách hàng.

By ThS. BS. CKI NGUYỄN VĂN HOÀNG TÂM

ĐỪNG CHỦ QUAN VỚI CƠN ĐAU KHỚP GỐI - TẦM SOÁT SỚM ĐỂ ĐIỀU TRỊ KỊP THỜI
Đau khớp gối có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý như thoái hóa khớp, viêm gân hoặc viêm túi hoạt dịch. Chủ động tầm soát toàn diện bằng Chụp MRI khớp gối ngay hôm nay để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý và đánh giá mức độ tổn thương, thậm chí phát hiện khối u hoặc tổn thương xương nếu có.

By ThS. BS. CKI NGUYỄN VĂN HOÀNG TÂM

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}