ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Nên hay không: Trì hoãn lịch hẹn tiêm ngừa cho con trong mùa dịch covid-19?

Nên hay không: Trì hoãn lịch hẹn tiêm ngừa cho con trong mùa dịch covid-19?
Dịch COVID-19 đã đem đến không ít các lo lắng cho nhiều bậc cha mẹ và ảnh hưởng đến việc tiêm ngừa của các con. Một số ba mẹ thắc mắc những việc gì cần làm đối với việc tiêm ngừa theo lịch hẹn của con trong đại dịch.
 
1. Có nên cho con tiêm vaccine theo lịch trong thời kì đại dịch COVID-19 không?
 
Câu trả lời là CÓ. Mặc dù dịch COVID đang làm gián đoạn một số sinh hoạt hằng ngày của tất cả mọi người, nhưng chúng ta nên cố gắng đưa trẻ đi tiêm ngừa vì các vaccine đã có giúp bảo vệ trẻ khỏi các bệnh lý nghiêm trọng không kém COVID-19.
 
Sự bùng phát của dịch COVID cũng nhắc nhở chúng ta về giá trị của vaccine. Chúng ta nhận thấy tầm quan trọng của vaccine, nếu không có sự bảo vệ của vaccine, dịch bệnh có thể lây lan nhanh chóng và để lại hậu quả vô cùng nặng nề. Ví dụ 'Sởi' - một bệnh lý có tốc độ lây lan rất nhanh, luôn tiềm ẩn nguy cơ tiềm tàng bùng phát dịch nếu không được tiêm ngừa, khi một người mắc sởi có thể lây cho từ 12-18 người, sởi gây ra một số biến chứng nghiêm trọng như: viêm phổi, viêm tai giữa, viêm não, suy dinh dưỡng,… May mắn sởi đã có vaccine.
 
Tiêm ngừa phải đạt được được tỉ lệ trên 80% đối tượng mới có khả năng ngăn ngừa được dịch. Do đó nếu tỉ lệ tiêm vaccine giảm thì nguy cơ dịch do các bệnh đã có vaccine có thể dễ dàng xảy ra hơn.
 
2. Tiêm vaccine cho con trong đại dịch COVID-19 có an toàn không?
 
Tổ chức y tế thế giới (WHO) khuyến cáo rằng tất cả các loại vaccine định kỳ phải được tiêm theo lịch, ngay cả trong thời gian diễn ra đại dịch COVID-19. Vì hiện tại không có bằng chứng cho thấy đại dịch COVID-19 gây ra bất kỳ nguy cơ cụ thể nào liên quan đến tiêm ngừa. Do đó tiêm ngừa nên tiếp tục và nếu trễ lịch nên tiêm càng sớm càng tốt.
 
Tiêm ngừa trong thời gian dịch COVID sẽ không làm ảnh hưởng đến hiệu quả của vaccine và không tăng các phản ứng phụ sau tiêm.
 
3. Tiêm ngừa có làm tăng nguy cơ bị nhiễm COVID-19 của con không?
 
Hiện tại không có bằng chứng nào cho thấy việc tiêm ngừa sẽ làm tăng nguy cơ trẻ bị nhiễm COVID-19 hoặc ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ trong giai đoạn ủ bệnh.
 
Tiêm ngừa tại các cơ sở y tế có đầy đủ các biện pháp an toàn tiêm ngừa, phòng ngừa lây nhiễm và tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch nghiêm ngặt, sẽ giúp trẻ an toàn hơn và hạn chế nguy cơ lây nhiễm COVID.
 
4. Tại sao việc tiêm ngừa lại đặc biệt quan trọng trong đại dịch COVID-19?
 
Bất kỳ sự gián đoạn nào của các dịch vụ tiêm chủng, ngay cả trong thời gian ngắn, sẽ khiến cộng đồng và đặc biệt là trẻ em có nguy cơ mắc các bệnh lý đã có vaccine ngay lập tức. Số lượng trẻ không được tiêm sẽ tăng lên trong cộng đồng, điều này sẽ khiến việc bảo vệ cộng đồng gặp rủi ro và tăng khả năng bùng phát dịch bệnh khác. Những đợt bùng phát như vậy có thể dẫn đến bệnh tật và tử vong do các bệnh lý mà có thể phòng ngừa được như dịch sởi, hay gần đây là bạch hầu…
 
5. Nhiễm COVID-19 rồi có phải là không được tiêm ngừa các vaccine khác không?
 
Người nhiễm COVID 19 không phải là đối tượng chống chỉ định của tiêm ngừa. Nhưng nếu trẻ đang có triệu chứng của nhiễm COVID chúng ta cần tuân thủ các biện pháp cách ly, điều trị và sẽ hoãn tiêm trong giai đoạn này. Tiêm ngừa sẽ được tiếp tục càng sớm càng tốt sau khi trẻ bình phục.
 
🧑‍⚕🧑‍⚕ Bài chia sẻ của Bác sĩ Chuyên khoa 1 TRẦN THỊ TÚ HẰNG - Chuyên khoa Nhi Phòng khám Quốc tế CarePlus
 
-------
“Tăng cường hàng rào phòng chống dịch để tạo môi trường thật sự an toàn cho đội ngũ nhân viên công tác tại phòng khám, bảo tồn lực lượng nhân viên y tế, các y bác sĩ, đặc biệt các khách hàng, những bệnh nhi, là điều ưu tiên và quan trọng nhất #CarePlus phải làm trong thời điểm bây giờ, dù cho hoạt động phòng khám có thua lỗ thì chúng ta vẫn phải chiến đấu hết sức, tốt nhất có thể cùng hàng ngũ y tế nước nhà lúc này” - Lời nói dõng dạc của bác sĩ Hoàng Công Đương (Giám đốc Y khoa CarePlus), như một lời tuyên hệ của tất cả nhân viên tại CarePlus trên dưới đồng lòng, để tạo ra môi trường an toàn nhất có thể cho nhân viên và bệnh nhân.
 
🔰 Hãy an tâm tin tưởng và đồng hành cùng CarePlus bố mẹ nhé!
 
----
HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ CAREPLUS
Thành viên của Singapore Medical Group
▪ Chi nhánh 1: 66-68 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. Nguyễn Thái Bình, Q.1 (tòa nhà Savico)
▪ Chi nhánh 2: Lầu 2, Tòa nhà Crescent Plaza, 105 Tôn Dật Tiên, Quận 7 (Cạnh Hồ Bán Nguyệt)
▪ Chi nhánh 3: 107 Tân Hải, P. 13, Q. Tân Bình (Cạnh tòa nhà ETown)
🌐 Website: www.careplusvn.com – ☎️ Free Hotline: 1800 6116
▪ Danh sách công ty bảo hiểm liên kết thanh toán trực tiếp: https://careplusvn.com/vi/danh-sach-cong-ty-bao-hiem

Bài viết gần đây/mới

KHÔNG CHỦ QUAN VỚI DẤU HIỆU VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH THỦY ĐẬU
Các biểu hiện lâm sàng của thủy đậu ở trẻ thường phát triển trong vòng 15 ngày sau khi tiếp xúc và thường bao gồm các triệu chứng sốt, mệt mỏi , đau họng, chán ăn, sau đó là phát ban mụn nước toàn thân, thường xảy ra trong vòng 24 giờ.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

5 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI CHÍCH NGỪA HPV PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã đưa ra những khuyến nghị về việc tiêm ngừa vacxin HPV đối với tất cả trẻ em (cả nam lẫn nữ) nên được tiêm vacxin HPV vào khoảng 11-12 tuổi, thậm chí có thể tiêm sớm nhất là lúc 9 tuổi và việc chủng ngừa được khuyến khích cho tất cả mọi người đến 26 tuổi.

ĐAU VAI DO VIÊM GÂN - CHUYỆN THƯỜNG THẤY Ở DÂN VĂN PHÒNG
Với đặc thù công việc là làm việc bên máy tính 8 tiếng/ngày, cùng tư thế ngồi chưa đúng, dân văn phòng dễ gặp tình trạng viêm gân cơ vai. ThS. BS. CKI. Nguyễn Văn Hoàng Tâm - Chuyên khoa Cơ xương khớp tại CarePlus có những chia sẻ hữu ích về chủ đề này.

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP (QUÝ I/2024)
Trong quý I/2024, CarePlus ghi nhận tỷ lệ nhân sự của các doanh nghiệp khám sức khỏe định kỳ mắc các bệnh lý răng hàm mặt, vấn đề về mắt và rối loạn mỡ máu... ở mức cao (48 - 84%).

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}