ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Giữ trẻ an toàn khỏi các tai nạn thường gặp tại nhà mùa COVID-19

Giữ trẻ an toàn khỏi các tai nạn thường gặp tại nhà mùa COVID-19

09/04/2020 3:07:10 CH

Hơn 2 tháng qua là khoảng thời gian dịch Covid diễn ra, và cũng là khoảng thời gian các bạn nhỏ của chúng ta được nghỉ học ở nhà. Với bản tính hiếu động, tò mò, thích khám phá mà đã có không ít các tai nạn sinh hoạt xảy ra trong thời gian vừa qua.

Dưới đây liệt kê các tai nạn thường gặp cũng như cách phòng ngừa mà ba mẹ các bé nên biết để giảm thiểu các nguy cơ trên:

CHẾT ĐUỐI

Trên thế giới có 480 trẻ chết đuối mỗi ngày, phần lớn tập trung ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi và ở cả những trẻ đã biết bơi trước đó.
Phần lớn tai nạn xảy ra ở hồ bơi, sông suối hay thậm thậm chí chỉ là một vũng nước vài cm cũng có thể gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ.

NÊN

  • Di dời hay che đậy tất cả những vật chứa nước trong hay xung quanh nhà như ao, hòn non bộ, thậm chí xô đựng nước
  • Lắp đặt hàng rào từ bốn phía hồ bơi trong nhà bạn
  • Luôn phải có một người trông chừng khi các bé đang chơi trong hồ bơi, thau chậu tắm hay đứng gần nước
  • Luôn cho bé mặc áo phao khi di chuyển trên thuyền bè

PHỎNG

260 trẻ tử vong mỗi ngày vì phỏng. Phần lớn xảy ra ở trẻ dưới 1 tuổi, chủ yếu do chất lỏng nóng (nước sôi, canh...), vật nóng, lửa, hóa chất, điện.

KHÔNG NÊN

  • Không sơ cứu trước khi đảm bảo an toàn cho chính bạn (tắt nguồn điện, mang găng tay trong phỏng hóa chất...)
  • Không thoa bột, dầu, bột nghệ, bông gòn hay bất kì chất liệu gì lên vết thương vì có nguy cơ gây nhiễm trùng
  • Không chườm đá
  • Không chọc bể các rộp nước do phỏng

NÊN

  • Chặn ngay nguyên nhân gây phỏng (với phỏng do lửa -- khuyến khích trẻ lăn trên mặt đất, phủ chăn ướt hay dùng nước với phỏng do lửa, với phỏng hóa chất -- lấy đi hay pha loãng hóa chất bằng cách rửa vết phỏng với nước sạch nhiều lần)
  • Làm mát vết phỏng với nước sạch trong 5 phút
  • Che vết phỏng với băng gạc không dính hay với quần áo sạch
  • Giữ tô canh, nồi nước nóng, que diêm, vật dễ cháy ra khỏi tầm với của bé
  • Cài đặt chuông báo cháy

Té là một phần rất bình thường trong quá trình bé học đi, chạy, nhảy và không phải tất cả các lần té đều nặng. Phần lớn bé té từ độ cao xuống như từ giường, bàn, ghế, cầu thang, từ các sân chơi…

NÊN

  • Trấn an bé và xác định những nơi bị tổn thương
  • Chườm mát lên vùng vừa bị va chạm hay bầm tím
  • Cho bé uống giảm đau với Paracetamol hay Ibuprofen
  • Để bé nằm nghỉ khi bé muốn
  • Theo dõi trong 24g về biểu hiện mới hay có sự thay đổi vế hành vi không
  • Đưa trẻ đi khám nếu lơ mơ khó đánh thức, ói nhiều, đau tăng, không bước đi bình thường, thay đổi hành vi, chảy dịch bất thường vùng mắt, mũi miệng, hay khi ba mẹ lo lắng

PHÒNG NGỪA

  • Đặt các cổng chắn tại cầu thang để ngăn trẻ té cũng như giữ cho cầu thang luôn được thông thoáng
  • Đặt thanh bảo vệ ở các cửa sổ

NGỘ ĐỘC

Phần lớn do thuốc và cồn, chủ yếu ở trẻ dưới 1 tuổi và một tỉ lệ nhỏ ở nhóm tuổi dậy thì

NÊN

  • Vứt tất cả các sản phẩm độc hại khỏi nhà bạn như thuốc trừ sâu, bình xăng dầu sau khi sử dụng
  • Thuốc và các sản phẩm tẩy rửa cần phải lấy ra khỏi tầm mắt trẻ, cất đi và khóa lại
  • Nên cất trữ thuốc trong các hộp có nắp chuyên biệt bảo vệ trẻ

---
📚Nguồn tham khảo: https://www.who.int/…/world_rep…/What_you_can_do_english.pdf

Tác giả:
👩‍⚕ BS. CK1. Phạm Thị Thùy Trang - Trưởng Khoa Nhi Phòng khám Quốc tế CarePlus
👩‍⚕ Hơn 15 năm kinh nghiệm. Chuyên Nhi tổng quát, khám sức khỏe và tư vấn Dinh dưỡng, các bệnh lý về sốt, sốt xuất huyết và các bệnh huyết học cơ bản.

XEM THÊM DỊCH VỤ KHÁM BỆNH NHI TẠI NHÀ

Bài viết gần đây/mới

CHẢY MÁU CAM: NGUYÊN NHÂN, SƠ CỨU VÀ PHÒNG NGỪA
Chảy máu cam một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhất là trẻ mầm non có thể bị ít nhất một lần, thường không nguy hiểm nhưng thường làm các ba mẹ rất lo lắng. Hãy cùng BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng - Chuyên khoa Nhi - Hệ thống phòng khám CarePlus tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân cũng như xử lý khi bị chảy máu cam đúng cách nhé!

By BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng

HIỂU THÊM VỀ NỔI MÀY ĐAY VÀ PHÙ MẠCH
Nổi mày đay và phù mạch là những phản ứng của da thường gặp, gây ra sự khó chịu và đôi khi lo lắng cho người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về hai tình trạng này, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và các biện pháp phòng ngừa.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

BÉO PHÌ DÙ CÂN NẶNG BÌNH THƯỜNG - MỐI NGUY TIỀM ẨN MÀ BẠN KHÔNG NGỜ TỚI
Béo phì cân nặng bình thường (NWO) là tình trạng phức tạp với nhiều nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn. Tìm hiểu cách nhận biết và phòng ngừa béo phì cân nặng bình thường để bảo vệ sức khỏe toàn diện!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỪNG XEM NHẸ TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở TRẺ EM
Thiếu máu thiếu sắt được xem là vấn đề y tế xã hội, là mối quan tâm của y tế toàn cầu. Theo viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam, trong giai đoạn năm 2015 - 2016, trẻ em dưới 5 tuổi có tỉ lệ thiếu máu là 27,8%, thiếu máu do thiếu sắt chiếm tới 63,6%.

By BS. CK1. Lê Ngọc Tuyết Sương

SUY MÒN CƠ Ở NGƯỜI CAO TUỔI - DIỄN TIẾN ÂM THẦM NHƯNG ẢNH HƯỞNG NGHIÊM TRỌNG
Suy mòn cơ (thiểu cơ/ Sarcopenia) ở người cao tuổi là vấn đề có diễn tiến âm thầm nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên về chế độ dinh dưỡng và vận động giúp phòng ngừa suy mòn cơ từ chuyên gia CarePlus.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}