ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

FAQs | Ảnh hưởng của COVID-19 đối với phụ nữ mang thai & thai nhi

FAQs | Ảnh hưởng của COVID-19 đối với phụ nữ mang thai & thai nhi

20/03/2020 9:44:50 SA

1. Phụ nữ mang thai có nguy cơ nhiễm virus COVID-19 cao hơn người bình thường?

👩‍⚕👨‍⚕ Hiện tại không có bằng chứng cho thấy phụ nữ mang thai có nguy cơ nhiễm virus Covid-19 cao hơn người bình thường hoặc mắc các triệu chứng nghiêm trọng hơn.
Tuy nhiên, phụ nữ mang thai nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết để tránh nguy cơ nhiễm trùng bằng cách thường xuyên rửa tay, đeo khẩu trang bảo vệ khi di chuyển đến các khu vực có nguy cơ, tránh tiếp xúc với người bị bệnh hoặc những người nghi ngờ có nguy cơ bị nhiễm bệnh.

2. Rủi ro nào cho mẹ và con nếu mẹ bị nhiễm COVID-19 khi đang mang thai?

👩‍⚕👨‍⚕ Không có bằng chứng nào cho thấy rằng việc mẹ nhiễm virus Covid-19 sẽ gây nguy hiểm cho thai kỳ, tuy nhiên dữ liệu đến hiện tại vẫn còn hạn chế. Thực tế có nhiều dạng vi-rút nếu mẹ bị nhiễm khi đang mang thai có thể khiến đứa trẻ trong bụng có nguy cơ bị khuyết tật hoặc gây sảy thai hoặc sinh non.
Các nhà nghiên cứu hiện tại vẫn đang cập nhật liên tục các dữ liệu mới nhất về việc liệu vi-rút Covid-19 này có khả năng gây ra những nguy cơ trên.

3. COVID-19 có lây truyền từ mẹ sang con?

👩‍⚕👨‍⚕ Bằng chứng hiện tại không thể xác nhận rằng virus Covid-19 có thể lây truyền từ mẹ sang thai nhi hoặc từ mẹ sang con trong khi sinh. Ngoài ra, không có dấu hiệu của virus Covid-19 trong nước ối hoặc trong mẫu sữa mẹ. Bệnh này lây qua khi tiếp xúc gần và virus xâm nhập vào hệ hô hấp thông qua các giọt khí dung.

4. Con có thể bú sữa mẹ nếu mẹ đang bị nhiễm COVID-19?

👩‍⚕👨‍⚕ Trẻ sơ sinh vẫn có thể uống sữa mẹ vì không có bằng chứng cho thấy virus Covid-19 có trong sữa. Tuy nhiên, do virus có khả năng lây nhiễm khi tiếp xúc gần qua các giọt khí dung nhỏ được tìm thấy trong hơi thở và đờm của người nhiễm virus, vì vậy trẻ sơ sinh nên uống sữa mẹ vắt ra từ bình thay vì bú trực tiếp từ vú. Điều này sẽ đảm bảo em bé không tiếp xúc với hơi thở mẹ hoặc đờm cho đến khi mẹ vượt qua giai đoạn lây truyền của bệnh.

5. Sức khỏe của con sau này có chịu ảnh hưởng gì về lâu dài nếu mẹ bị nhiễm COVID-19 khi đang mang thai?

👩‍⚕👨‍⚕ Có rất ít thông tin liên quan đến vấn đề trên vì dịch bệnh COVID-19 cũng chỉ vừa bùng phát trong thời gian ngắn. Từ dữ liệu đang sở hữu, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được bất kỳ biến chứng nghiêm trọng nào ở trẻ em sinh ra từ các bà mẹ nhiễm virus Covid-19. Đã ghi nhận một số ít trường hợp phụ nữ bị nhiễm Covid-19 sinh con bị thiếu cân và sinh non, nhưng vẫn chưa có mối liên hệ rõ ràng nào giữa virus đối với các trường hợp này.

📚Nguồn: Thai's Department of Health, Thai's Ministry of Public Health

Bài viết gần đây/mới

KHÔNG CHỦ QUAN VỚI DẤU HIỆU VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH THỦY ĐẬU
Các biểu hiện lâm sàng của thủy đậu ở trẻ thường phát triển trong vòng 15 ngày sau khi tiếp xúc và thường bao gồm các triệu chứng sốt, mệt mỏi , đau họng, chán ăn, sau đó là phát ban mụn nước toàn thân, thường xảy ra trong vòng 24 giờ.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

5 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI CHÍCH NGỪA HPV PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã đưa ra những khuyến nghị về việc tiêm ngừa vacxin HPV đối với tất cả trẻ em (cả nam lẫn nữ) nên được tiêm vacxin HPV vào khoảng 11-12 tuổi, thậm chí có thể tiêm sớm nhất là lúc 9 tuổi và việc chủng ngừa được khuyến khích cho tất cả mọi người đến 26 tuổi.

ĐAU VAI DO VIÊM GÂN - CHUYỆN THƯỜNG THẤY Ở DÂN VĂN PHÒNG
Với đặc thù công việc là làm việc bên máy tính 8 tiếng/ngày, cùng tư thế ngồi chưa đúng, dân văn phòng dễ gặp tình trạng viêm gân cơ vai. ThS. BS. CKI. Nguyễn Văn Hoàng Tâm - Chuyên khoa Cơ xương khớp tại CarePlus có những chia sẻ hữu ích về chủ đề này.

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP (QUÝ I/2024)
Trong quý I/2024, CarePlus ghi nhận tỷ lệ nhân sự của các doanh nghiệp khám sức khỏe định kỳ mắc các bệnh lý răng hàm mặt, vấn đề về mắt và rối loạn mỡ máu... ở mức cao (48 - 84%).

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}