ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Cùng con vượt qua mùa dịch COVID-19

Cùng con vượt qua mùa dịch COVID-19

“Chán quá mẹ ơi…” “Con sợ lắm con corona đó lắm…” “Con nhớ trường rồi, nhớ các bạn rồi… khi nào con mới được đi học”😭😭😭

Cha mẹ nghe có quen không?, bên cạnh những ca thán, buồn bã liên tục hằng ngày là những khi kích động dữ dội, hoặc la hét khóc lóc vô cớ, cha mẹ cũng đang bức bối, lo lắng đủ thứ gặp thêm con nhỏ mè nheo cả ngày cũng đâm ra khó kiểm soát cơn thịnh nộ. Suy cho cùng thì trẻ em vẫn là đối tượng ít tiếng nói cho nhu cầu bản thân nhất.

Tác động đến thể chất và tinh thần trẻ

Trẻ ít có hoạt động thể lực, dành nhiều thời gian ngồi trước màn hình hơn, thời gian sinh hoạt ăn ngủ thất thường và giảm thích thú với ăn uống, kết quả ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, hệ tim mạch, hô hấp dẫn đến táo bón, sụt cân và mất sức khỏe, bồn chồn lo lắng.

Bên cạnh sự ảnh hưởng sức khỏe thể chất, sự tác động về tâm lý trẻ vô cùng to lớn. Trẻ trở nên buồn chán khi trẻ bị mất giao tiếp với bạn bè cùng trang lứa, thầy cô. Trẻ lo sợ “nỗi lo bị nhiễm bệnh” và “sợ hãi mát mát người thân” khi tiếp xúc với những thông tin về dịch bệnh qua báo đài hoặc những câu chuyện từ người thân. Trẻ cô đơn và bất an hơn trong chính ngôi nhà của mình khi sự ảnh hưởng dịch bệnh đến tâm lý của cha mẹ cũng như kinh tế gia đình là nguyên nhân của những xung đột.

Biện pháp giảm thiểu tối đa sự ảnh hưởng đến trẻ 

Cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong xây dựng hình mẫu về hành vi thói quen sức khỏe lành mạnh ở trẻ. Những kĩ năng/ thói quen tốt của cha mẹ trở nên đặc biệt quan trọng khi trẻ phải ở tại nhà. Việc phải ở tại nhà cũng là một cơ hội tốt để gia tăng tương tác giữa trẻ với cha mẹ, liên quan đến việc trẻ tham gia các hoạt động gia đình, cải thiện kĩ năng tự giải quyết vấn đề. Với phương pháp dạy con đúng đắn của cha mẹ, mối liên kết gia đình trở nên vững mạnh và nhu cầu tâm lý trẻ được đáp ứng.

1. Nếu trẻ có tham gia học online, các bài tập, bài học tại nhà không bị quá tải và cha mẹ đừng tạo thêm áp lực học tập quá sức cho trẻ với những câu nói trước mặt trẻ như “ trời ơi mùa dịch như vậy không biết có học theo kịp chương trình không?” hay “ kiểu này thi cử lên lớp sao đây?” “chắc quên hết chữ, hết số rồi”.

2. Cho trẻ tham gia vào những khóa học sang tạo trực tuyến như dạy vẽ, làm bánh, thiết kế thời trang… hoặc chơi những trò chơi sáng tạo tại nhà như xếp lego, tạo hình, nặn đất sét….

3. Chế độ sinh hoạt ăn uống ngủ nghỉ cố gắng giữ cân bằng và đúng giờ, uống đủ nước, ăn đủ hoa quả.

4. Đừng quên nhắc nhở con về vấn đề vệ sinh cá nhân hằng ngày tại nhà nhé: giữ gìn vệ sinh răng miệng, tắm rửa hằng ngày, chải tóc, cột tóc gọn gang, cắt móng tay, móng chân... một cơ thể sạch sẽ thơm tho cũng giúp trẻ sảng khoái hơn.

5. Cha mẹ giao tiếp gần gũi và cởi mở là yếu tố quan trọng giúp phát hiện kịp thời các vấn đề bất thường về thể chất và tâm lý trẻ.

6. Động viên, an ủi giúp đỡ trẻ với những hành vi khó kiểm soát hoặc tâm trạng buồn chán.

7. Bên cạnh việc giám sát trẻ thực hiện và giám sát hành vi của trẻ, cha mẹ cũng cần tôn trọng nhu cầu và ý kiến cá nhân trẻ và cha mẹ giúp đỡ trẻ để phát huy kĩ năng tự giác.

8. Trẻ thường xuyên tiếp xúc với thông tin về dịch bệnh nên cha mẹ nên nói chuyện với trẻ về vấn đề này nhằm giảm bớt sự lo lắng ở trẻ và tránh cho trẻ bị hoảng loạn. Tránh những câu chuyện đối đáp căng thẳng, lo lắng quá mức về dịch bệnh và khó khăn chi tiêu gia đình giữa người lớn khi có mặt trẻ.

9. Cố gắng tham gia cùng trẻ trong các hoạt động hằng ngày: cùng nấu ăn, cùng dọn dẹp, cùng học tập, cùng xem những bộ phim hài hước, cùng chơi và luôn suy nghĩ tích cực.
 

Tác giả:

Bs. Huyền Tôn Nữ Thụy My - Phòng khám Quốc tế CarePlus
Chuyên các bệnh lý về hô hấp, tư vấn điều trị hen suyễn, khám sức khỏe, tư vấn dinh dưỡng.

Tài liệu tham khảo:

[1] What Is Children's Level of Risk For Coronavirus? Here's What You Need to Know, CHRISTOPHER BLYTH, ALLEN CHENG & ASHA BOWEN, THE CONVERSATION 4 MARCH 2020, https://www.sciencealert.com/if-you-reworried-about-childre…
[2] Coronavirus Disease 2019 (COVID-19), https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/
[3] Mitigate the effects of home confinement on children during the COVID-19 outbreak Guanghai Wang, Yunting Zhang, Jin Zhao, Jun Zhang, Fan Jiang, The Lancet, Published: March 4, 2020

XEM THÊM DỊCH VỤ KHÁM BỆNH NHI TẠI NHÀ

Bài viết gần đây/mới

DINH DƯỠNG KHOA HỌC NGÀY TẾT CHO NGƯỜI BỆNH MẠN TÍNH
Chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học trong những ngày Tết có thể khiến bệnh mạn tính trở nên khó kiểm soát, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh. Tham khảo lưu ý dinh dưỡng từ Bác sĩ CarePlus ngay!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỀ PHÒNG CÁC BỆNH LÝ HÔ HẤP Ở TRẺ VÀO MÙA TẾT
Dưới đây là các bệnh lý đường hô hấp hay gặp ở trẻ trong dịp lễ Tết. Tùy theo vị trí, tác nhân gây bệnh, lứa tuổi và cơ địa của trẻ mà trẻ có thể mắc những bệnh lý viêm đường hô hấp cấp tính.

LIỀU VÀ LỊCH TIÊM VẮC-XIN UNG THƯ CỔ TỬ CUNG CHÍNH XÁC
Từ ngày 10/5/2024, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho phép mở rộng độ tuổi chỉ định tiêm vaccine Gardasil 9 ngừa HPV dành cho người từ 27 đến 45 tuổi đã có thể tiêm vaccine HPV, không bắt buộc phải có sự tham vấn y khoa. Với nữ giới dưới 40 tuổi, đã có quan hệ tình dục và có con vẫn có thể tiêm phòng HPV. Nhưng hiệu quả của vắc-xin sẽ không đạt được như mong muốn.

ĐIỂM DANH 5 THÓI QUEN NGÀY TẾT GÂY ĐAU CƠ XƯƠNG KHỚP
Đau cơ xương khớp sau dịp nghỉ Tết là vấn đề ngày càng phổ biến, ở người lớn tuổi lẫn người trẻ. Nguyên nhân do các thói quen sai tư thế, sinh hoạt không khoa học, lười vận động,... Để phòng ngừa, mời bạn cùng Bác sĩ CarePlus tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

By ThS. BS. CKI NGUYỄN VĂN HOÀNG TÂM

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP QUÝ IV – 2024
Tham khảo thống kê sức khỏe nhân sự doanh nghiệp Q4/2024 từ CarePlus và giải pháp chăm sóc thể chất - tinh thần cho đội ngũ nhân lực nhằm nâng cao năng suất lao động, xây dựng đội ngũ mạnh mẽ, gắn kết lâu dài.

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}