29/06/2022 8:52:08 SA
Hỏi: Thưa bác sĩ, trong trường hợp một cặp đôi mà vợ hoặc chồng bị nhiễm viêm gan B thì làm sao để ngăn ngừa sự lây nhiễm viêm gan B cho vợ chồng hoặc con cái?
Bác sĩ trả lời:
Mình phải xem ai là người nhiễm, nếu chồng là người nhiễm phải xem tiếp vợ có nhiễm hay không? Vợ có kháng thể bảo vệ bằng tiêm vắc xin trước đó rồi hay chưa?
Trong trường hợp mà người chồng bị nhiễm, vợ đã tiêm vắc xin rồi và mức hiệu giá của vắc xin đã đủ bảo vệ rồi thì người vợ sẽ không bị lây từ người chồng nữa. Trong trường hợp này chồng cần phải đi làm xét nghiệm để xem tình trạng viêm gan B có cần phải điều trị tại thời điểm đó hay không.
Trường hợp người chồng nhiễm nhưng vợ đã tiêm vắc xin và có đủ kháng thể thì đứa con sẽ được an toàn.
Trường hợp người chồng nhiễm, người vợ chưa nhiễm cũng chưa đủ kháng thể thì phải đi tiêm đầy đủ 3 mũi viêm gan B cho đến khi đạt được kháng thể đủ mức độ bảo vệ, mới nên quyết định có con.
Trong trường hợp mà người vợ có viêm gan B từ trước đó rồi. Mình sẽ tiếp tục xem là tình trạng viêm gan B này có cần được điều trị hay không? Xem virus có đang trong tình trạng hoạt động hay không? Trường hợp người vợ có viêm gan B thì cần theo dõi điều trị bệnh rồi mới quyết định có con.
Nếu virus có đang trong tình trạng hoạt động hoặc chức năng gan đang bị ảnh hưởng thì nên điều trị đến khi nó về lại mức an toàn thì mới nên sinh con.
Trong trường hợp có thai ngoài ý muốn mà người vợ đang mắc viêm gan B rồi thì cũng tương tự như vậy. Mình xem thử là tình trạng viêm gan B có đang hoạt động hay không, nếu có thì mình điều trị.
Tuy vậy thì mình biết viêm gan B sẽ lây cao nhất ở thời điểm chuyển dạ. Tiêm huyết thanh và vắc xin viêm gan B trong 48h đầu để bảo để phòng tránh bé không lây từ mẹ.
🩺🩺Ai nên thực hiện tầm soát bệnh lây truyền qua đường tình dục?
- Bất kỳ ai có yếu tố nguy cơ, gồm: quan hệ tình dục với người lạ, có nhiều bạn tình, bạn tình mắc bệnh hoặc có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh
- Người đã và đang quan hệ tình dục nên ít nhất 1 lần tầm soát bệnh HIV.
- Tất cả phụ nữ đang hoạt động tình dục ở độ tuổi dưới 25 nên tầm soát bệnh lậu và Chlamydia ít nhất mỗi năm 1 lần. Phụ nữ lớn hơn 25 tuổi có yếu tố nguy cơ nên tầm soát lậu và Chlamydia mỗi năm một lần.
- Phụ nữ mang thai nên tầm soát giang mai, HIV, viêm gan B sớm trong thai kỳ. Phụ nữ có yếu tố nguy cơ nên tầm soát lậu và Chlamydia sớm trong thai kỳ.
- Nam đồng tính (gay) hoặc lưỡng tính (bisexual) nên tầm soát ít nhất mỗi năm 1 lần các bệnh: giang mai, lậu, Chlamydia. Người có nhiều bạn tình hoặc bạn tình là người lạ nên tầm soát thường xuyên (mỗi 3-6 tháng).
- Bất kỳ ai, bất kể giới tính hoặc xu hướng tình dục, nếu có quan hệ tình dục không an toàn hoặc dùng chung dụng cụ tiêm nên kiểm tra HIV ít nhất mỗi năm 1 lần.
Đăng ký tầm soát bệnh LTQĐTD để được tầm soát thường xuyên và điều trị bệnh dứt điểm kịp thời!
Bài viết được tư vấn bởi Ths. BS.CK2 Đinh Thị Ngọc Minh