ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Bệnh viêm gan B lây qua đường nào và cách phòng tránh?

Viêm gan B lây qua 3 đường chính: máu, quan hệ tình dục và từ mẹ sang con. Để phòng tránh bệnh, bạn cần tiêm ngừa vắc-xin theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Bệnh viêm gan B lây qua đường nào và cách phòng tránh?

25/03/2020 4:17:05 CH

Tùy theo mức độ, viêm gan B có thể chỉ kéo dài nhẹ vài tuần cho đến trở thành một bệnh lý nghiêm trọng, ảnh hưởng suốt đời của người bệnh. Vậy bệnh viêm gan B lây qua đường nào và làm thế nào để phòng tránh?

1. Viêm gan B là gì?

Viêm gan B là một bệnh nhiễm trùng ở gan do virus viêm gan B (HBV) gây ra. Theo thống kê, tại Việt Nam cứ 8 người thì có 1 người nhiễm viêm gan siêu vi B. Ước tính vào năm 2015, có 257 triệu người đang sống chung với virus viêm gan siêu vi B và theo WHO 2018 bệnh viêm gan siêu vi B gây ra 887000 ca tử vong, phần lớn do biến chứng, xơ gan và ung thư gan.

2. Triệu chứng điển hình của người bị viêm gan B

Khi mới nhiễm (giai đoạn đầu), người bệnh hầu như không có triệu chứng gì đặc biệt. Các triệu chứng như vàng da, vàng mắt, chán ăn, đau hạ sườn phải, mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu... chỉ xuất hiện khi bệnh đã có biến chứng. Vì thế, viêm gan siêu vi B còn được ví như “sát thủ thầm lặng”. Để nhận biết sớm bản thân có nhiễm virus viêm gan B hay không, các chuyên gia khuyến khích mọi người nên kiểm tra sức khỏe định kỳ đều đặn.

3. Bệnh viêm gan B lây qua đường nào?

Bệnh viêm gan B lây qua 3 đường chính, bao gồm:

bệnh viêm gan B lây qua đường nào

Viêm gan B được xếp vào loại bệnh truyền nhiễm, có khả năng lây từ người này sang người khác

Máu

Một người có thể bị nhiễm viêm gan B qua đường máu khi:

- Dùng chung kim tiêm.

- Tiếp xúc trực tiếp với máu người bệnh qua vết thương hở.

- Tiếp nhận máu bị nhiễm HBV.

- Dùng chung các vật dụng cá nhân có khả năng lây nhiễm cao như dao cạo, bàn chải đánh răng, chỉ nha khoa…

- Thực hiện phẫu thuật với bộ dụng cụ chưa được xử lý đúng quy cách.

Quan hệ tình dục

Bên cạnh máu, dịch âm đạo và tinh dịch là những nơi “cư ngụ” của virus viêm gan B. Vì thế, quan hệ tình dục không an toàn (không dùng bao cao su hoặc dùng chung dụng cụ tình dục không được khử trùng đúng cách) có thể khiến bạn đứng trước nguy cơ mắc viêm gan B cũng như các bệnh truyền nhiễm khác. Phương thức lây truyền này thường xảy ra ở quan hệ đồng giới, quan hệ tập thể, quan hệ với trai/ gái mại dâm…

Từ mẹ sang con

Trường hợp viêm gan B truyền từ người mẹ sang con thường xảy ra trong giai đoạn chu sinh (bắt đầu từ tuần thứ 28 của thai kỳ đến ngày thứ 7 sau khi sinh) cho đến những tháng đầu kể từ lúc trẻ chào đời. Tuy nhiên, không phải người mẹ nào bị viêm gan B cũng lây cho con. Điều này còn phụ thuộc vào:

- Số lượng virus có trong cơ thể mẹ (tính theo ADN) trong ba tháng cuối thai kỳ.

- Nồng độ HBeAg (đoạn kháng nguyên vỏ capsid của HBV) trong người mẹ bầu với thời gian mang thai.

Vậy người mẹ bị viêm gan B có cho con bú được không?

Thực tế, HBV có khả năng xuất hiện trong tuyến sữa mẹ với hàm lượng rất ít. Do đó, trẻ chỉ có thể nhiễm virus từ mẹ qua đường bú nếu đầu vú của mẹ có vết thương hở miệng và chảy máu. Vì thế, nếu xác định bản thân bị bệnh, người mẹ không nên cho con bú nếu xuất hiện vết thương hở ở đầu vú.

Lưu ý:

- Virus viêm gan B có thể tồn tại bên ngoài cơ thể trong ít nhất 7 ngày.

- Trong thời gian này, virus vẫn có thể gây nhiễm trùng nếu xâm nhập vào cơ thể của người không được vắc-xin bảo vệ.

- Thời gian ủ bệnh của virus viêm gan B trung bình là 75 ngày, nhưng có thể thay đổi từ 30 đến 180 ngày.

- HBV có thể được phát hiện trong 30-60 ngày sau khi nhiễm và có thể tồn tại và phát triển thành viêm gan siêu vi B mãn.

4. Viêm gan B nguy hiểm không? Các biến chứng của viêm gan B

Tùy theo thể trạng của mỗi người mà mức độ nguy hiểm của viêm gan siêu vi B sẽ khác nhau. Theo CDC (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ), đối với nhiều người, viêm gan B là một căn bệnh ngắn hạn. Thế nhưng đối với một số khác, bệnh có thể trở thành mãn tính. Về lâu dài, viêm gan B mãn tính có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng như xơ gan hoặc ung thư gan.

5. Làm thế nào để phòng tránh viêm gan B?

Để phòng tránh viêm gan B, bạn cần tiêm vắc-xin (nếu chưa bị nhiễm bệnh), sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, che tất cả các vết cắt hoặc vết thương hở và không dùng chung dao cạo râu, bàn chải đánh răng, dụng cụ chăm sóc móng tay hoặc khuyên tai với bất kỳ ai.

bệnh viêm gan B lây qua đường nào

Tiêm ngừa viêm gan B rất cần thiết cho cả trẻ em lẫn người trưởng thành

Trong đó, tiêm vắc-xin viêm gan B là vô cùng cần thiết với cả người lớn và trẻ em:

Với trẻ em

Theo khuyến cáo của chương trình tiêm chủng mở rộng, danh sách các mũi vacxin viêm gan B cần tiêm gồm:

- Mũi 1: trong vòng 24 giờ sau khi sinh (+ 1 mũi huyết thanh đặc hiệu chống virus B HBIG với trẻ sanh ra từ bị viêm gan B)

- Mũi 2: 2 tháng tuổi.

- Mũi 3: 3 tháng tuổi.

- Mũi 4: 4 tháng tuổi.

Với người lớn

- Mũi 1

- Mũi 2: ít nhất 1 tháng sau mũi 1.

- Mũi 3: ít nhất 6 tháng sau mũi 1.

6. Xét nghiệm viêm gan B là gì?

Xét nghiệm viêm gan B (HBV) là hình thức xét nghiệm máu để xác định bạn có đang bị nhiễm, đã từng bị nhiễm hoặc nồng độ kháng thể viêm gan B thông qua các chất:

  • HBsAg: Đây là kháng nguyên bề mặt của HBV và cũng là dấu ấn huyết thanh xác nhận đang nhiễm (tuy âm tính vẫn chưa loại trừ đang nhiễm mà cần thêm xét nghiệm khác). HbsAg xuất hiện trong máu 1-10 tuần sau khi tiếp xúc cấp với HBV, xuất hiện trước khi có triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm khác. Ngoài ra, viêm gan B được xem là là nhiễm mãn tính khi HbsAg tồn tại trong máu trên 6 tháng.

bệnh viêm gan B lây qua đường nào

HBsAg là xét nghiệm được thực hiện đầu tiên khi xét nghiệm viêm gan B

  • Anti-HBs: Anti-HBs xuất hiện chứng tỏ bệnh nhân đã miễn nhiễm với HBV và hầu như sẽ không bị nhiễm nữa. Anti-HBs có thể được tạo ra được khi chích ngừa.
  • HBeAg: Sự xuất hiện HBeAg là dấu hiệu cho thấy virus viêm gan B đang nhân lên và có khả năng lây lan mạnh. Trong đó:
    • HBeAg dương tính: Là một chỉ tiêu chứng tỏ virus đang hoạt động.
    • HBeAg âm tính: Virus không hoạt động hoặc virus đột biến.
  • Anti-HBe: Đây là kháng thể kháng HBeAg. Nếu:
    • Anti-HBe dương tính: Bạn có miễn dịch một phần.
    • Anti-HBe âm tính: Cơ thể chưa có miễn dịch với virus viêm gan B.
  • Anti-HBc (Anti-HBc, Anti-HBc IgG, Anti-HBc): Là kháng thể kháng lõi virus viêm gan B. Nó xuất hiện rất sớm và tồn tại suốt đời. Vì vậy xét nghiệm này là yếu tố đánh giá bệnh nhân đã bị phơi nhiễm virus viêm gan B.
  • Anti-HBc IgM: Là kháng thể kháng lõi virus viêm gan B typ IgM. Kháng thể này xuất hiện trong giai đoạn viêm gan B cấp hoặc đợt cấp của viêm gan B mạn tính.

Đăng ký Gói Tầm soát viêm gan B, C và các bệnh về gan TẠI ĐÂY để được chẩn đoán và điều trị kịp thời

 

Tầm soát sớm và định kì các bệnh LTQĐTD để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, Đăng Ký:

  • Gói Tầm soát các bệnh Lây truyền qua đường tình dục cho NAM TẠI ĐÂY

  • Gói Tầm soát các bệnh Lây truyền qua đường tình dục cho NỮ TẠI ĐÂY

7. Những thắc mắc thường gặp về viêm gan B

Nếu đã bị nhiễm vi rút viêm gan B trong quá khứ thì có thể bị nhiễm lại không?

Đa số nếu nhiễm viêm gan siêu vi B lúc nhỏ sẽ chuyển thành nhiễm viêm gan siêu vi B mãn tính. Còn với đa số nhiễm viêm gan siêu vi B thời kỳ trưởng thành có thể cơ thể sẽ đào thải virus và hình thành kháng thể tự thân. Nhưng vẫn có trường hợp (khoảng 20-25%) chuyển thành nhiễm viêm gan siêu vi B mãn. 

Khi nào viêm gan B trở thành mãn tính?

Tổ chức Y tế Thế giới WHO cho biết, viêm gan B có nguy cơ trở thành mãn tính nếu người bệnh có kết quả HBsAg ít nhất 6 tháng (có hoặc không có đồng thời HBeAg). Đây là dấu hiệu chính của nguy cơ phát triển bệnh gan mãn tính và ung thư gan (ung thư biểu mô tế bào gan) sau này trong cuộc sống.

Người viêm gan B có thể sống được bao lâu?

Hầu hết những người bị bệnh viêm gan B vẫn có thể vẫn sống lâu và khỏe mạnh nếu kiểm soát tốt các biến chứng. Do đó, người bệnh cần tuân thủ nghiêm túc lộ trình điều trị của bác sĩ chuyên khoa để đạt được kết quả tốt nhất.

Hiện nay, CarePlus đang cung cấp dịch vụ tầm soát (bệnh và biến chứng bệnh) cùng tiêm ngừa viêm gan B với nhiều ưu đãi hấp dẫn. Để hiểu rõ hơn về dịch vụ hoặc đặt hẹn, quý khách vui lòng liên hệ đến Hotline: 1800 6116.

Viêm gan B có thể lây truyền từ người này sang người khác bằng nhiều đường như: máu, quan hệ tình dục và từ mẹ sang con. Bệnh gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế tốt nhất bạn nên tiêm viêm gan B nếu nhận được khuyến nghị của bác sĩ.

Bài viết liên quan

Tiêm Ngừa Lao & Viêm Gan B Cho Trẻ Ngay Sau Khi Mới Sinh - Có Thật Sự Cần Thiết?
Là câu hỏi được nhiều ba mẹ quan tâm trong buổi Hội thảo "Chủng ngừa & Những điều chưa biết" vừa qua. Cùng tìm hiểu câu trả lời do chính Bs. Lại Thị Bích Thủy - Bác sĩ Nhi Khoa của CarePlus giải đáp ngay dưới đây nghen.

Bài viết được tư vấn bởi BS. CK1. Lại Thị Bích Thủy

LỊCH TIÊM PHÒNG CHO TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ MỚI NHẤT NĂM 2020
Cập nhật lịch tiêm chủng cho trẻ dưới và trên 1 tuổi năm 2020 - 2021 mới nhất cũng như một số thay đổi trong danh sách vaccine cần thiết cho trẻ sơ sinh.

Tiêm phòng trước khi mang thai gồm các loại vắc xin nào? Ở đâu tốt?
Tiêm phòng trước khi mang thai rất cần thiết, nhằm giúp mẹ bầu phòng tránh nhiều bệnh lý nguy hiểm như quai bị, thủy đậu, viêm gan B… và đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, hiện nay nhiều chị em vẫn còn chủ quan, chưa chủng ngừa đầy đủ các mũi tiêm trước khi mang thai, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Bài viết được tư vấn bởi BS. CK1. Phạm Thị Ngọc Tuyết

Viêm gan là gì? TOP 6 điều cần biết về bệnh viêm gan
Viêm gan là tình trạng tổn thương nhu mô gan, khiến các chức năng gan bị suy giảm dần dần. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ dẫn đến suy gan, xơ gan không hồi phục. Vậy nguyên nhân và triệu chứng viêm gan sớm nhất là gì? Viêm gan có lây không?

Bài viết gần đây/mới

NHẬN BIẾT VÀ XỬ LÝ SỐT PHÁT BAN Ở TRẺ (ROSEOLA)
Chắc hẳn là các ba mẹ và các bé đều đã từng trải qua tình trạng Sốt phát ban ít nhất một lần trong đời! Vậy để hiểu đúng và đầy đủ hơn về tình trạng này, chúng ta cùng tìm hiểu về Sốt phát ban là gì nhé!

By BS.CKII. PHẠM QUANG VINH

SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM KHÔNG ĐƠN GIẢN NHƯ MỌI NGƯỜI LẦM TƯỞNG
Suy dinh dưỡng là một trong nguyên nhân gây tử vong đối với trẻ dưới 5 tuổi và gây ra các hệ quả như: chậm phát triển, trí nhớ kém, rối loạn tiêu hóa...

By Ths. BS. Lê Thị Kim Dung

8 LƯU Ý GIÚP BẢO VỆ TRẺ KHỎI CÁC BỆNH HÔ HẤP THƯỜNG GẶP KHI GIAO MÙA
Vào thời điểm giao mùa, trẻ em dễ mắc các bệnh hô hấp như viêm hô hấp trên, viêm thanh quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, và suyễn. Nguyên nhân không chỉ do sự thay đổi đột ngột của thời tiết hay hệ miễn dịch chưa hoàn thiện mà còn từ những yếu tố có thể phòng tránh được. Dưới đây là lời khuyên đến từ BS.CKI. Trần Thị Thùy Trang - Chuyên khoa Nhi - Hệ Thống Phòng khám CarePlus để giúp bé có hệ hô hấp khỏe mạnh:

By BS. CK1. Phạm Thị Thùy Trang

NHỮNG CON SỐ “BÁO ĐỘNG” VỀ TÌNH HÌNH SỨC KHỎE CƠ XƯƠNG KHỚP NƠI LÀM VIỆC 2024
Sức khỏe cơ xương khớp luôn là một trong những vấn đề được quan tâm tại môi trường làm việc. Báo cáo chỉ ra có đến 47% người lao động xác nhận giảm năng suất làm việc do đau cơ, nhức khớp. Tìm hiểu cách phòng ngừa và cải thiện trong bài viết dưới đây!

BỆNH HEN SUYỄN Ở TRẺ EM - Cần phát hiện và điều trị sớm!
Việc điều trị hen suyễn tối ưu ở trẻ em phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm độ tuổi, mức độ nghiêm trọng và tần suất các cơn hen xảy ra và tuân thủ dùng thuốc. Trong hầu hết các trường hợp, thuốc có thể kiểm soát các triệu chứng, cho phép trẻ tham gia đầy đủ vào mọi hoạt động, bao gồm cả thể thao.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

Các sản phẩm liên quan

Theo dõi và tầm soát biến chứng Viêm gan B
Gói theo dõi điều trị & tầm soát biến chứng viêm gan B được CarePlus xây dựng dành riêng cho những người đã từng được chẩn đoán nhiễm virus viêm gan siêu vi B, C và các bệnh về gan trước đây. Nếu đã bị nhiễm virus viêm gan hoặc mắc các bệnh về gan thì việc được xây dựng kế hoạch và phác đồ điều trị phù hợp rất quan trọng để theo dõi các biến chứng nguy hiểm của bệnh như đánh giá nguy cơ xơ gan, ung thư gan,… ₫4.500.000 ₫3.600.000

Khám Tổng Quát Gói Chuyên Sâu Cho Nữ
Gói khám tổng quát Chuyên Sâu Cho Nữ được bổ sung thêm các hạng mục khám tim mạch, tìm vi khuẩn H.Pylori, xét nghiệm viêm gan siêu vi C, xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân, tầm soát ung thư gan, tầm soát ung thư đại tràng, tầm soát ung thư buồng trứng. ₫7.400.000 ₫5.920.000

Khám Tổng Quát Gói Chuyên Sâu Cho Nam
Gói khám tổng quát Chuyên Sâu Cho Nam được bổ sung thêm các hạng mục khám tim mạch,tìm vi khuẩn H.Pylori, xét nghiệm viêm gan siêu vi C, tầm soát u gan và tầm soát u đại tràng. ₫6.800.000

Khám Tổng Quát Gói Nâng Cao Cho Nữ
Gói khám tổng quát Nâng Cao Cho Nữ được bổ sung thêm các hạng mục Tầm soát ung thư cổ tử cung (Liquid - Based Paps - Pathtezt), xét nghiệm viêm gan siêu vi B, siêu âm tuyến giáp cùng các hạng mục khám chuyên sâu khác. ₫4.700.000 ₫3.760.000

Khám Tổng Quát Gói Nâng Cao Cho Nam
Gói khám tổng quát Nâng Cao Cho Nam được bổ sung thêm các hạng mục tầm soát ung thư tuyến tiền liệt, xét nghiệm viêm gan siêu vi B, siêu âm tuyến giáp cùng các hạng mục khám chuyên sâu khác. ₫4.100.000

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}