ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

ĐIỀU TRỊ BÉO PHÌ Ở CÁC LỨA TUỔI CÓ GIỐNG NHAU?

Béo phì là tình trạng cơ thể tích tụ quá mức khối mỡ và chính tình trạng dư thừa khối mỡ làm tăng nguy cơ các bệnh lý như đái tháo đường, gout, rối loạn mỡ máu, bệnh tim mạch, ung thư… Do vậy, mục tiêu cốt lõi của điều trị béo phì là làm giảm khối mỡ để kiểm soát các biến chứng.

ĐIỀU TRỊ BÉO PHÌ Ở CÁC LỨA TUỔI CÓ GIỐNG NHAU?

Hiện nay chỉ số khối cơ thể BMI được lựa chọn để đánh giá một người có phải bị thừa cân, béo phì hay không. Những người có chỉ số BMI dưới 25 là bình thường, trên 25 báo động đang vào tình trạng thừa cân. Người béo phì khi chỉ số BMI ở mức 30 hoặc cao hơn, nếu trên 40 bạn đang bị thừa cân nghiêm trọng. 

  • Công thức tính BMI là: Cân nặng (kg) / chiều cao (m) x chiều cao (m). 

Chỉ số BMI phù hợp để ước tính lượng chất béo trong cơ thể với hầu hết mọi người, tuy nhiên 1 số đối tượng đặc biệt như phụ nữ mang thai, vận động viên thể hình,… thì chỉ số này có thể không chính xác. Vì vậy nên thăm khám bác sĩ ngay để được đánh giá về rủi ro sức khỏe cũng như tìm biện pháp giảm cân hiệu quả và an toàn. 

Hiện nay các phương pháp giảm cân đều dựa trên nguyên tắc cân bằng năng lượng âm tính, nghĩa là năng lượng ăn vào thấp hơn năng lượng tiêu hao. Cơ thể bù đắp khoảng năng lượng thiếu hụt đó bằng cách đốt cả mỡ lẫn cơ, dẫn đến kết quả giảm cân. Cách đơn giản là bạn lựa chọn chế độ ăn giảm cân tiêu chuẩn, nếu với lượng thức ăn như vậy sau 1 tuần, cân nặng giảm thì nghĩa là nó đang cấp lượng calo thấp hơn cơ thể sử dụng. Dựa vào đó hãy thêm hoặc bớt lượng thức ăn cho phù hợp. 

Mặc dù có rất nhiều chế độ ăn kiêng được chia sẻ, tuy nhiên lời khuyên của bác sĩ dinh dưỡng là không nên ép bản thân vào chế độ ăn kiêng quá hà khắc, nên từ từ áp dụng và cần đảm bảo chế độ ăn vẫn đủ dinh dưỡng cơ thể cần. Các chế độ ăn kiêng áp dụng sai cách có thể đem đến nhiều rủi ro cho sức khỏe, vì thế nên có sự giám sát của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. 

ThS.BS Nguyễn Phương Anh - Chuyên khoa Dinh Dưỡng cho biết, nếu như bạn là người trong độ tuổi 18-65 thì bác sĩ khuyên bạn nên giảm cân để kiểm soát các biến chứng. Nhưng nếu đối tượng là trẻ dưới 18 tuổi hoặc người trên 65 tuổi thì vấn đề giảm cân cần được xem xét kĩ lưỡng!

Đối với trẻ dưới 18 tuổi: Đây là giai đoạn trẻ tăng trưởng cả cân nặng lẫn chiều cao, nên việc giảm cân áp dụng chế độ ăn kiêng và luyện tập không đúng cách có thể làm ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng của trẻ, đặc biệt là chiều cao. Tùy theo độ tuổi, mức độ béo phì và biến chứng đi kèm mà bác sĩ dinh dưỡng sẽ cân nhắc cho trẻ duy trì cân nặng hiện tại hay giảm cân để đảm bảo cho trẻ quản lý cân nặng nhưng không ảnh hưởng đến quá trình tăng chiều cao. 

Đối với người trên 65 tuổi: Nếu bạn không tập luyện, đặc biệt các môn sức mạnh thì từ 40 tuổi trở đi, cứ mỗi 10 năm, bạn mất trung bình 8% khối cơ. Như vậy khối cơ của bạn ở năm 70 tuổi đã mất khoảng ¼ so với thời điểm bạn 40 tuổi !!!  Điểm đáng lưu ý là quá trình mất cơ liên quan đến tuổi vẫn diễn ra bình thường ở người béo phì, thậm chí nhanh hơn do người béo phì thường hạn chế vận động do cân nặng quá mức. Sụt giảm khối cơ làm tăng nguy cơ té ngã, dễ mệt mỏi, gia tăng phụ thuộc vào người chăm sóc…

Do vậy, mục tiêu điều trị béo phì cho độ tuổi này là giảm khối mỡ nhưng cố gắng bảo tồn khối cơ nhiều nhất có thể. Tùy theo mức độ béo phì và các biến chứng đi kèm mà bác sĩ dinh dưỡng cân nhắc cho bạn nên duy trì cân nặng hay giảm cân để đảm bảo quá trình quản lý cân nặng không ảnh hưởng nhiều đến sự mất cơ.

Tại Care Plus, chúng tôi đánh giá cân nặng dựa trên phân tích thành phần cơ thể bằng máy Inbody 270. Điều này hỗ trợ bác sĩ dinh dưỡng trong việc nhận định khối cơ và khối mỡ của khách hàng trong suốt quá trình giảm cân, từ đó  đưa ra kế hoạch giảm cân một cách hiệu quả. 

Với gói Khám dinh dưỡng Thừa Cân - Béo Phì tại CarePlus được thiết kế đầy đủ các hạng mục chuẩn chuyên khoa để đánh giá tình trạng cơ thể. Dựa trên kết quả của đánh giá nhân trắc, khẩu phần, lâm sàng và cận lâm sàng, bác sĩ dinh dưỡng sẽ tư vấn dinh dưỡng cá thể hóa cho bạn, bao gồm cả thực đơn và chế độ tập luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe theo chuẩn y khoa.

Tham khảo Gói khám Thừa Cân - Béo Phì dành cho người lớn tại đây: Gói Khám Dinh Dưỡng Thừa Cân - Béo Phì

Bài viết liên quan

Tháp dinh dưỡng cho người Việt: Hiểu đúng để áp dụng hiệu quả
Tháp dinh dưỡng có tác dụng biểu diễn lượng thực phẩm tiêu thụ cần thiết cho từng đối tượng cụ thể như: trẻ nhỏ, người trưởng thành, phụ nữ mang thai…

Ba mẹ nên biết: Chế độ dinh dưỡng cần thiết cho Trẻ từ 1 - 3 tuổi giúp con phát triển toàn diện
Trẻ nhỏ trong lứa tuổi từ 1-3 tuổi có hoạt động thường ngày là chơi đùa, chạy nhảy nhiều nên nhu cầu tiêu hao năng lượng là khoảng 110 Kcal/kg cân nặng. Ước chừng trẻ nặng khoảng 9 - 13kg cần nạp khoảng 900 - 1300 Calo/ngày.

KHÁM DINH DƯỠNG NGƯỜI LỚN LÀ GÌ? NHỮNG AI NÊN KHÁM?
Dinh dưỡng là điều vô cùng quan trọng mà bạn không nên bỏ qua. Không chỉ dừng lại ở việc cải thiện vóc dáng mà còn giúp bạn làm chủ cuộc sống khỏe mạnh, tốt đẹp hơn bằng cách thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để “kéo dài tuổi thọ”.

Bài viết được tư vấn bởi ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

Bài viết gần đây/mới

ĐIỀU TRỊ TỦY RĂNG KỊP THỜI - RĂNG KHỎE ĐÓN TẾT AN VUI
Điều trị tủy răng ngay khi nhận thấy cơn đau răng dai dẳng là cách tốt nhất để bảo tồn răng thật và hạn chế các biến chứng nguy hiểm. Tìm hiểu về phương pháp điều trị tủy răng tại CarePlus trong bài viết dưới đây!

By BS. CKI. BÙI XUÂN ĐẠT

TIÊM VẮC XIN LÀ CÁCH TỐT NHẤT ĐỂ BẢO VỆ TRẺ KHỎI BỆNH SỞI
Hiện nay, đối phó với bệnh Sởi chỉ mới tập trung vào hậu quả do bệnh sởi gây ra chứ chưa thể tiêu diệt được virus gây bệnh. Mùa lễ hội đông đúc dịp cuối năm và kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 sắp tới, cùng với thời tiết cuối năm ở miền Nam là những điều kiện lý tưởng để bệnh sởi lây lan. Một người mắc sởi có thể đã nhiễm từ 3 - 4 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng, khiến việc lây bệnh cho gia đình và cộng đồng trở nên khó kiểm soát. Trong tình hình hiện nay, nếu không có các biện pháp kiểm soát tốt, nguy cơ bùng phát dịch sởi trong thời gian tới là rất lớn.

By ThS. BS. Sử Thị Như Ngọc

CHẢY MÁU CAM: NGUYÊN NHÂN, SƠ CỨU VÀ PHÒNG NGỪA
Chảy máu cam một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhất là trẻ mầm non có thể bị ít nhất một lần, thường không nguy hiểm nhưng thường làm các ba mẹ rất lo lắng. Hãy cùng BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng - Chuyên khoa Nhi - Hệ thống phòng khám CarePlus tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân cũng như xử lý khi bị chảy máu cam đúng cách nhé!

By BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng

HIỂU THÊM VỀ NỔI MÀY ĐAY VÀ PHÙ MẠCH
Nổi mày đay và phù mạch là những phản ứng của da thường gặp, gây ra sự khó chịu và đôi khi lo lắng cho người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về hai tình trạng này, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và các biện pháp phòng ngừa.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

BÉO PHÌ DÙ CÂN NẶNG BÌNH THƯỜNG - MỐI NGUY TIỀM ẨN MÀ BẠN KHÔNG NGỜ TỚI
Béo phì cân nặng bình thường (NWO) là tình trạng phức tạp với nhiều nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn. Tìm hiểu cách nhận biết và phòng ngừa béo phì cân nặng bình thường để bảo vệ sức khỏe toàn diện!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

Các sản phẩm liên quan

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}