ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Hơn 2.5 Triệu Người Việt Không Biết Mình Mắc Bệnh Tiểu Đường: Bạn Có Nằm Trong Số Đó?

Hơn 2.5 Triệu Người Việt Không Biết Mình Mắc Bệnh Tiểu Đường: Bạn Có Nằm Trong Số Đó?

21/11/2022 5:12:06 CH

Trên thế giới, cứ 10 người thì có 1 người mắc bệnh tiểu đường. Đáng quan ngại hơn, số bệnh nhân mắc tiểu đường ngày trẻ hóa, cùng số ca mắc tăng nhanh chóng trong độ tuổi từ 20 đến 79 tuổi, theo báo cáo của Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới (IDF) công bố vào năm 2021Tại Việt Nam, gần 5 triệu người Việt bị bệnh tiểu đường; theo Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thị Liên Hương, chỉ trong vòng 3 năm (2019 - 2022), số ca mắc bệnh đã tăng thêm 1.5 triệu người. Dự báo số người mắc bệnh này vẫn tiếp tục tăng nhanh trong những năm tới. Theo số liệu được Bộ Y tế công bố vào năm 2019, có 3.5 triệu người Việt mắc bệnh này, trong đó khoảng 69% người bị tăng đường huyết chưa được phát hiện và 29% người bệnh đang điều trị. Tức là, có khoảng 2.5 triệu người bị tăng đường huyết mà chưa được phát hiện.

Trước đây, người lớn tuổi là nhóm tuổi có tỉ lệ mắc bệnh cao. Ngày nay, bệnh tiểu đường có tỉ lệ gia tăng ở người trẻ. Nguyên nhân chủ yếu là do lối sống kém lành mạnh: nạp quá nhiều đường và chất béo, không bổ sung đầy đủ chất xơ, hạn chế vận động,... Như vậy, ai cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bất kể giới tính, tuổi tác,... Hưởng ứng ngày Thế giới phòng, chống Bệnh tiểu đường 14/11, cùng CarePlus tìm hiểu về bệnh tiểu đường và cách phòng chống căn bệnh này đúng cách. 

1. Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường và dấu hiệu nhận biết

Bệnh tiểu đường (hay còn gọi: đái tháo đường) là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh. 

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường được chia thành 2 nhóm chính như sau:

a) Các nguyên nhân gây bệnh không tác động được:

  • Tiền sử người thân đã mắc bệnh đái tháo đường.

  • Phơi nhiễm với một số virus gây bệnh.

  • Mắc các bệnh lý ở tụy ảnh hưởng tới hormone tuyến tụy như sỏi tụy, xơ tụy, u tụy, viêm tụy mạn…

  • Mắc phải các bệnh lý nội tiết. Hội chứng Cushing. Bệnh to đầu chi. 

  • Tiểu đường do thuốc như corticoid, lợi tiểu thiazide, nhiễm sắt.

b) Các nguyên nhân gây bệnh có thể tác động được

  • Hệ miễn dịch suy yếu khiến các tế bào bạch cầu tấn công tế bào beta.

  • Đã từng mắc đái tháo đường thai kỳ nhưng không tầm soát bệnh.

  • Tuổi tác cao.

  • Chế độ ăn uống không khoa học.

  • Thiếu vitamin D.

  • Kích thích tố duy trì thai kỳ khiến các tế bào kháng lại insulin.

  • Béo phì.

  • Tăng huyết áp.

  • Rối loạn trao đổi glucose.

  • Ít vận động.

Ngoài ra, đái tháo đường do các nguyên nhân khác, như: Đái tháo đường sơ sinh hoặc đái tháo đường do sử dụng thuốc và hóa chất như sử dụng glucocorticoid, điều trị HIV/AIDS hoặc sau cấy ghép mô.v.v.v.

2. Những biến chứng nguy hiểm khó lường của bệnh:

Tiểu đường là căn bệnh diễn ra âm thầm nhưng mang lại nhiều biến chứng khó lường. 

Vì phát triển âm thầm nên dấu hiệu của bệnh tiểu đường dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác.  Nếu không phát hiện sớm và có hướng điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

     - Biến chứng cấp tính: xảy ra đột ngột, trong thời gian ngắn

  • Hôn mê: Chỉ số đường huyết quá cao khiến người bệnh rơi vào hôn mê do nhiễm toan ceton (thường gặp ở đái tháo đường tuýp 1) hoặc hôn mê tăng áp lực thẩm thấu (thường gặp ở đái tháo đường tuýp 2).

  • Người run rẩy, vã mồ hôi, lo âu, choáng váng, đánh trống ngực: là biểu hiện của tình trạng hạ đường huyết. Nếu không được điều trị kịp thời, lượng đường trong máu quá thấp có thể gây chết não, dẫn đến tử vong.

     - Biến chứng mạn tính:

  • Bệnh tim mạch: tắc mạch vành tim, cao huyết áp, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não gây bại liệt, tử vong.

  • Tổn thương thần kinh: bệnh thần kinh ngoại biên và thần kinh thực vật.

  • Tổn thương thận: suy giảm chức năng lọc, bài tiết, suy thận.

  • Tổn thương mắt: vỡ hoặc nghẽn các mạch máu nhỏ tại võng mạc, đục thủy tinh thế, tăng nhãn áp, mù lòa.

  • Các bệnh về da: nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm.  

  • Khiếm thính.

  • Bệnh Alzheimer.

3. Cách phòng, chống và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường 

Bệnh tiểu đường có liên quan mật thiết đến chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt của mỗi người. Vì vậy, để phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học và tích cực thay đổi các thói quen có hại. Cụ thể như:

  • Theo dõi cân nặng và duy trì chỉ số BMI luôn ổn định.

  • Uống đủ nước mỗi ngày.

  • Ăn nhiều rau xanh.

  • Ngủ đủ giấc.

  • Xây dựng chế độ ăn uống ít glucose nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng, vitamin và vi khoáng cần thiết.

  • Giảm căng thẳng, áp lực.

  • Tập thể dục 30 phút/ngày.

  • Bỏ thuốc lá.

Chúng ta còn có thể phòng, chống bệnh tiểu đường thông qua tầm soát bệnh tiểu đường và những biến chứng nguy hiểm của bệnh. Tại Careplus có những gói khám dịch vụ hữu ích, thuận tiện cho quý khách hàng:

Gói tầm soát tiểu đường: Như đã đề cập, bệnh tiểu đường tiến triển khó lường, âm thầm, xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào. Nên việc tầm soát bệnh là cần thiết khi phát hiện sớm và kiểm soát bệnh kịp thời. Khi sử dụng gói tầm soát tiểu đường, quý khách sẽ được những lợi ích sau:
1. BÁC SỸ CHUYÊN KHOA KHÁM VÀ TƯ VẤN                                                                    

  • KIỂM TRA THÔNG SỐ CƠ THỂ

  • KHÁM TỔNG QUÁT 

2. CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH

  • ĐO ĐIỆN TIM (ĐÁNH GIÁ BỆNH LÝ VỀ TIM)                                                      

3. XÉT NGHIỆM

  • HBA1C

  • ĐƯỜNG MÁU (GLUCOSE)

  • TỔNG PHÂN TÍCH NƯỚC TIỂU

  • CHỨC NĂNG THẬN (UREA, CREATININE)

  • MỠ MÁU (CHOLESTEROL TOÀN PHẦN, LDL-CHOLESTEROL, HDL-CHOLESTEROL, TRIGLYCERIDE)

Gói tầm soát biến chứng tiểu đường:  Ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm và nhận được tư vấn về cách thay đổi lối sống phù hợp. Các hạng mục cần thiết bao gồm:

1. BÁC SỸ CHUYÊN KHOA KHÁM VÀ TƯ VẤN                                                                   

  • KIỂM TRA THÔNG SỐ CƠ THỂ

  • KHÁM NỘI TỔNG QUÁT

  • KHÁM CHUYÊN KHOA MẮT (SOI ĐÁY MẮT)

2. CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH

  • ĐO ĐIỆN TIM (ĐÁNH GIÁ BỆNH LÝ VỀ TIM) 

  • SIÊU ÂM TIM (CHỨC NĂNG TIM, PHÁT HIỆN BIẾN CHỨNG TIỂU ĐƯỜNG)

  • SIÊU ÂM ĐỘNG MẠCH CẢNH (PHÁT HIỆN XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH)

  • SIÊU ÂM ĐỘNG MẠCH CHI DƯỚI                                                      

3. XÉT NGHIỆM

  • GLUCOSE

  • HBA1C

  • TỔNG PHÂN TÍCH NƯỚC TIỂU (PHÁT HIỆN RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA GLUCOSE, NGUY CƠ TIỂU ĐƯỜNG)

  • CHỨC NĂNG GAN (AST, ALT)

  • CHỨC NĂNG THẬN (UREA, CREATININE)

  • MỠ TRONG MÁU (CHOLESTEROL TOÀN PHẦN LDL-CHOLESTEROL, HDL-CHOLESTEROL, TRIGLYCERIDE)

Như vậy, xây dựng và duy trì thói quen chăm sóc sức khỏe là cũng là một phương pháp tốt giúp chúng ta phòng bệnh tiểu đường trước khi quá muộn: tăng cường vận động thể lực, ăn các loại rau quả tốt cho sức khỏe, kiểm soát cân nặng. Khi chăm sóc sức khỏe là trở thành một thói quen, chúng ta không chỉ phòng, chống được bệnh tiểu đường mà còn những căn bệnh tiềm tàng khác.

Tầm soát ngay bệnh tiểu đường và các biến chứng liên quan tại Hệ thống phòng khám quốc tế CarePlus để có kế hoạch phòng ngừa cùng hướng điều trị kịp thời, tránh dẫn đến những biến chứng nguy hiểm sau này. Ngoài ra, quý vị có thể  sử dụng những dịch vụ y tế tiện ích, toàn diện khác từ CarePlus Việt Nam. 

Để được tư vấn về chi tiết gói khám cũng như cách đặt lịch hẹn, khách hàng vui lòng liên hệ:

  • Hotline: 1800 6116

  • Email: info@careplusvn.com

  • Fanpage: CarePlus Clinic Vietnam