ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

HƯỚNG DẪN BA MẸ CÁCH GIẢM ''ỌC SỮA'' Ở TRẺ SƠ SINH

Ọc sữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là nỗi ám ảnh thường xuyên của nhiều gia đình. Dù đã cố gắng ẵm sau bú, kiễn nhẫn vỗ cho bé ợ hơi nhưng cứ đặt xuống hay bé vặn vẹo chút thì lại bị ọc sữa. Nhất là các mẹ phải vắt sữa cho bú qua bình, mất bao nhiêu thời gian để vắt sữa mà con bú vào cứ bị ọc ra. Mỗi lần bé ọc, ngoài chuyện tiếc nuối công vắt sữa, lại thêm nỗi lo lắng không biết vì sao con ọc nhiều thế, có nguy hiểm gì không.

HƯỚNG DẪN BA MẸ CÁCH GIẢM ''ỌC SỮA'' Ở TRẺ SƠ SINH

 

Ọc sữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là nỗi ám ảnh thường xuyên của nhiều gia đình. Dù đã cố gắng ẵm sau bú, kiễn nhẫn vỗ cho bé ợ hơi nhưng cứ đặt xuống hay bé vặn vẹo chút thì lại bị ọc sữa. Nhất là các mẹ phải vắt sữa cho bú qua bình, mất bao nhiêu thời gian để vắt sữa mà con bú vào cứ bị ọc ra. Mỗi lần bé ọc, ngoài chuyện tiếc nuối công vắt sữa, lại thêm nỗi lo lắng không biết vì sao con ọc nhiều thế, có nguy hiểm gì không.

Hãy cùng tìm hiểu thêm về vấn đề ọc sữa của con để mẹ bớt lo lắng và biết khi nào cần khám cho bé yêu nhé.

Ọc sữa là hiện tượng sữa từ dạ dày chảy ra miệng. Cần phân biệt trớ (ọc) và nôn ói.

Trớ là hiện tượng bé trào một ít sữa ra miệng sau mỗi cữ bú hay trước cữ bú tiếp theo, không có sự co thắt cơ bụng.

Trong khi đó, nôn ói là hiện tượng phun mạnh sữa ra miệng, có sự tham gia của cơ bụng. Hầu hết trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ thường xuyên bị trớ.

Lý do làm trẻ hay bị trớ, ọc là do dạ dày của bé còn nhỏ và nằm ngang hơn so với người lớn, thức ăn lại ở dạng lỏng và cơ thắt giữa dạ dày và thực quản còn yếu. Nếu bé vẫn bú tốt, tăng cân tốt, không quấy khóc thì đây chỉ là tình trạng trào ngược dạ dày thực quản sinh lý thoáng qua, sau 4-6 tháng tuổi, trình trạng nôn trớ này sẽ tự cải thiện.

Khi nào cần đưa bé đi khám

- Hãy cho bé đi khám nếu bé ọc sữa quá thường xuyên, quá nhiều gây ra tình trạng ho khò khè kéo dài, viêm phổi tái đi tái lại, ói có máu, chậm tăng cân, rối loạn giấc ngủ. Lúc này bé không còn là tình trạng trào ngược dạ dày thực quản sinh lý nữa mà là trào ngược dạ dày thực quản bệnh lý

- Ngoài ra còn những nguyên nhân bệnh lý khác có thể làm bé ọc sữa nên nếu bé có thêm các dấu hiệu sau cũng cần đưa bé đi khám như: ói nhiều, sụt cân, ói tất cả mọi thứ, nôn ói kèm tiêu chảy hay tiêu có nhày máu, bú kém, nóng sốt, kích thích, quấy khóc nhiều khó dỗ

- Cần khám ngay nếu bé ói ra dịch vàng, dịch xanh, ói máu, bỏ bú, chướng bụng

Làm sao để bé giảm trớ ọc

- Chia nhỏ cữ bú, bú lắt nhắt hơn, giảm lượng bú mỗi cữ

- Ẵm cao trẻ sau khi bú từ 20-30 phút, giữ cho đầu ngực bụng thẳng hàng, dốc 30-40 độ hay sử dụng các vật dụng hỗ trợ như gối chống trào ngược

Tóm lại: trớ ọc là chuyện rất thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hầu hết các bé không cần điều trị thuốc và sẽ bớt dần khi trẻ lớn hơn. Tuy nhiên, nếu trẻ ọc nhiều và có các dấu hiệu bất thường khác ở trên, bạn cần cho bé đi khám nhé.

Để bảo vệ sức khỏe cả nhà xuyên suốt mùa dịch, đăng kí KHÁM TỪ XA NHI KHOA tại đây

Tài liệu tham khảo:

- Acid reflux (gastroesophageal reflux) in infants. Patient education. Uptodate

- Gastro-oesophageal reflux and GORD. Raising children network

BS. CK1. Trần Thị Hoàng Oanh - Chuyên khoa Nhi Phòng khám Quốc tế CarePlus

Bài viết liên quan

Trẻ nôn ói, ba mẹ làm gì?
Nôn ói là triệu chứng rất thường gặp ở trẻ em, hầu hết là dấu hiệu của một bệnh lý cấp tính, ba mẹ cần phải lưu ý các dấu hiệu nguy hiểm để xử trí phù hợp và đưa trẻ đi khám đúng lúc.

Bài viết được tư vấn bởi Ths. BS. Lê Thị Kim Dung

Bài viết gần đây/mới

ĐIỀU TRỊ TỦY RĂNG KỊP THỜI - RĂNG KHỎE ĐÓN TẾT AN VUI
Điều trị tủy răng ngay khi nhận thấy cơn đau răng dai dẳng là cách tốt nhất để bảo tồn răng thật và hạn chế các biến chứng nguy hiểm. Tìm hiểu về phương pháp điều trị tủy răng tại CarePlus trong bài viết dưới đây!

By BS. CKI. BÙI XUÂN ĐẠT

TIÊM VẮC XIN LÀ CÁCH TỐT NHẤT ĐỂ BẢO VỆ TRẺ KHỎI BỆNH SỞI
Hiện nay, đối phó với bệnh Sởi chỉ mới tập trung vào hậu quả do bệnh sởi gây ra chứ chưa thể tiêu diệt được virus gây bệnh. Mùa lễ hội đông đúc dịp cuối năm và kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 sắp tới, cùng với thời tiết cuối năm ở miền Nam là những điều kiện lý tưởng để bệnh sởi lây lan. Một người mắc sởi có thể đã nhiễm từ 3 - 4 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng, khiến việc lây bệnh cho gia đình và cộng đồng trở nên khó kiểm soát. Trong tình hình hiện nay, nếu không có các biện pháp kiểm soát tốt, nguy cơ bùng phát dịch sởi trong thời gian tới là rất lớn.

By ThS. BS. Sử Thị Như Ngọc

CHẢY MÁU CAM: NGUYÊN NHÂN, SƠ CỨU VÀ PHÒNG NGỪA
Chảy máu cam một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhất là trẻ mầm non có thể bị ít nhất một lần, thường không nguy hiểm nhưng thường làm các ba mẹ rất lo lắng. Hãy cùng BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng - Chuyên khoa Nhi - Hệ thống phòng khám CarePlus tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân cũng như xử lý khi bị chảy máu cam đúng cách nhé!

By BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng

HIỂU THÊM VỀ NỔI MÀY ĐAY VÀ PHÙ MẠCH
Nổi mày đay và phù mạch là những phản ứng của da thường gặp, gây ra sự khó chịu và đôi khi lo lắng cho người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về hai tình trạng này, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và các biện pháp phòng ngừa.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

BÉO PHÌ DÙ CÂN NẶNG BÌNH THƯỜNG - MỐI NGUY TIỀM ẨN MÀ BẠN KHÔNG NGỜ TỚI
Béo phì cân nặng bình thường (NWO) là tình trạng phức tạp với nhiều nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn. Tìm hiểu cách nhận biết và phòng ngừa béo phì cân nặng bình thường để bảo vệ sức khỏe toàn diện!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}