ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

ĐỪNG CHỦ QUAN VỚI HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY - MỐI ĐE DỌA ÂM THẦM ĐẾN SỨC KHỎE VÀ CUỘC SỐNG

Hội chứng ống cổ tay là loại bệnh lý thần kinh bị chèn ép phổ biến nhất và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển thành suy yếu lực tay, teo cơ, thậm chí mất khả năng lao động.

ĐỪNG CHỦ QUAN VỚI HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY - MỐI ĐE DỌA ÂM THẦM ĐẾN SỨC KHỎE VÀ CUỘC SỐNG

✅ Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi ThS. BS. CKI Nguyễn Văn Hoàng Tâm, chuyên khoa Cơ xương khớp tại Hệ thống Phòng khám CarePlus. 

💥 Bạn có thường xuyên cảm thấy tê đầu ngón tay và bàn tay dần mất sức, đặc biệt là vào ban đêm? Những triệu chứng tưởng chừng như đơn giản này có thể là dấu hiệu của hội chứng ống cổ tay - một căn bệnh đang ngày càng phổ biến ở những ngành nghề yêu cầu sử dụng tay thường xuyên. Không chỉ gây đau đớn, bệnh còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và hiệu quả công việc, thậm chí có thể dẫn đến mất khả năng lao động nếu không được điều trị kịp thời. 

1/ Những con số đáng chú ý về hội chứng ống cổ tay 

‼️ Hội chứng ống cổ tay là thuật ngữ y khoa ám chỉ dây thần kinh giữa băng qua vùng cổ tay bị các cấu trúc xung quanh chèn ép. Đây được coi là loại bệnh lý thần kinh bị chèn ép phổ biến nhất, chiếm tới 90% tổng số ca bệnh lý thần kinh. Theo thống kê của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, mỗi năm trên thế giới có khoảng 1 – 5% người trưởng thành mắc bệnh này. 

⛔ Hơn nữa, tỷ lệ mắc hội chứng ống cổ tay đã tăng mạnh trong vài thập kỷ qua, song song với sự phát triển của việc sử dụng công nghệ trong đời sống hàng ngày. Độ tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao là 40 - 60 và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. 

🔴 Một điểm đáng chú ý là nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn gấp 3 lần so với nam giới (theo Viện Quốc gia về Rối loạn Thần kinh và Đột quỵ Hoa Kỳ - National Institute of Neurological Disorders and Stroke), nguyên nhân có thể là phụ nữ có đường hầm cổ tay nhỏ hơn, kết hợp với sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ có khả năng gây sưng viêm ống cổ tay. 

🔴 Ngoài ra, người thừa cân/béo phì có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 lần so với người có cân nặng bình thường, do lượng mô mỡ tăng, gây chèn ép lên dây thần kinh giữa, tăng nguy cơ viêm và tổn thương. 

2/ Biểu hiện của Hội chứng ống cổ tay mà bạn cần lưu ý 

Khi dây thần kinh giữa băng qua cổ tay bị chèn ép, sẽ hình thàn tổn thương, và gây ra triệu chứng tê và đau. Các triệu chứng này thường khởi phát từ từ và xuất hiện nhiều nhất khi về đêm. 

✋ Triệu chứng tê của hội chứng ống cổ tay tập trung hầu hết ở đầu ngón tay, cụ thể là các ngón tay ngoài ngón cái như ngón trỏ, ngón giữa và 1 phần của ngón tay đeo nhẫn. Một số người bệnh sẽ bị thêm các triệu chứng nặng như cầm nắm bị yếu và bị teo cơ. 

2/ Những ai có nguy cơ gặp phải Hội chứng ống cổ tay ra sao? 

Nguyên nhân gây triệu chứng ống cổ tay ở người lao động hầu hết đến từ việc sử dụng bàn tay quá mức như như thao tác lặp đi lặp lại, mang vác đồ vật nặng, đánh máy, di chuyển chuột,... 

📣 Theo báo cáo từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, những nghề có nguy cơ cao là công nhân sản xuất, công nhân vận chuyển và nhân viên hành chính văn phòng. Bên cạnh đó, có những yếu tố nguy cơ dẫn đến hội chứng ống cổ tay đáng lưu ý như: giới tính nữ - viêm khớp dạng thấp - mang thai - tiểu đường,... 

3/ Biện pháp hiệu quả để phòng tránh hội chứng ống cổ tay 

Để phòng tránh hội chứng ống cổ tay, bạn có thể áp dụng các biện pháp đơn giản - dễ thực hiện và hiệu quả như sau: 

🔷 Thư giãn vùng cổ tay thường xuyên, theo tiêu chuẩn: sau mỗi 20p làm việc hãy cho bàn tay và cổ tay thư giãn 2 phút. Lý tưởng nữa là tập các bài tập điều hòa thần kinh xương khớp mạch máu. 

🔷 Giảm lực và thả lỏng tay: Đôi khi bạn dùng nhiều lực tay hơn cần thiết. Hãy thử gõ bàn phím nhẹ nhàng hơn, cầm nắm đồ vật với lực vừa phải, không quá chặt 

🔷 Giữ cổ tay thẳng: việc giữ cổ tay thẳng, song song với mặt bàn sẽ giúp giảm áp lực lên dây thần kinh giữa băng qua ống cổ tay. 

🔷 Giữ ấm cho bàn tay: Môi trường làm việc lạnh có khả năng gây đau tay và cứng khớp. Nếu bạn không thể kiểm soát nhiệt độ tại nơi làm việc, hãy đeo găng tay không có ngón để đảm bảo giữ ấm cho bàn tay và cổ tay mà không cản trở công việc. 

Nếu nhận thấy cảm giác tê bì ngón tay, khó cầm nắm đồ vật, cài cúc áo hoặc nghe điện thoại, đừng chần chừ liên hệ với CarePlus để được đội ngũ Bác sĩ Cơ xương khớp chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. 

👉 Liên hệ hotline miễn phí 1800 6116 để đặt lịch hẹn ngay hôm nay! 


HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ CAREPLUS

Thành viên của Singapore Medical Group

Hotline: 1800 6116    

Email: info@careplusvn.com    

Bài viết liên quan

GHI NHỚ NGAY 4 VÙNG KHỚP DỄ BỊ ĐAU VÀ THOÁI HÓA
Khớp là nơi hai xương tiếp xúc và cung cấp sự linh hoạt cũng như khả năng tạo ra chuyển động cho cơ thể con người. Thực tế, đau khớp có thể xảy ra ở nhiều vị trí trên cơ thể, nhưng những khớp phải chịu áp lực lớn hoặc hoạt động nhiều thường có nguy cơ bị đau và thoái hóa cao hơn.

5 MẸO TRÁNH ĐAU CƠ XƯƠNG KHỚP KHI DỌN NHÀ ĐÓN TẾT
Đau cơ xương khớp là chuyện ai cũng có thể gặp khi dọn dẹp nhà cửa để chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên Đán. Nguyên nhân là trong quá trình dọn dẹp, chúng ta thường dùng sức quá nhiều, khiêng vác vật nặng hoặc sai tư thế.

ĐIỂM DANH 6 LOẠI VIÊM KHỚP GÂY ĐAU ĐẦU GỐI THƯỜNG GẶP
Viêm khớp là tình trạng sụn khớp bị bào mòn khiến khớp xương ma sát nhiều với nhau, gây sưng và đau khớp dữ dội. Tìm hiểu ngay 6 loại viêm khớp gây đau đầu gối thường gặp để biết cách phòng tránh và cải thiện bệnh hiệu quả.

Bài viết được tư vấn bởi ThS. BS. CKI NGUYỄN VĂN HOÀNG TÂM

NHỮNG CON SỐ “BÁO ĐỘNG” VỀ TÌNH HÌNH SỨC KHỎE CƠ XƯƠNG KHỚP NƠI LÀM VIỆC 2024
Sức khỏe cơ xương khớp luôn là một trong những vấn đề được quan tâm tại môi trường làm việc. Báo cáo chỉ ra có đến 47% người lao động xác nhận giảm năng suất làm việc do đau cơ, nhức khớp. Tìm hiểu cách phòng ngừa và cải thiện trong bài viết dưới đây!

Bài viết được tư vấn bởi ThS. BS. CKI NGUYỄN VĂN HOÀNG TÂM

Bài viết gần đây/mới

CHẢY MÁU CAM: NGUYÊN NHÂN, SƠ CỨU VÀ PHÒNG NGỪA
Chảy máu cam một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhất là trẻ mầm non có thể bị ít nhất một lần, thường không nguy hiểm nhưng thường làm các ba mẹ rất lo lắng. Hãy cùng BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng - Chuyên khoa Nhi - Hệ thống phòng khám CarePlus tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân cũng như xử lý khi bị chảy máu cam đúng cách nhé!

By BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng

HIỂU THÊM VỀ NỔI MÀY ĐAY VÀ PHÙ MẠCH
Nổi mày đay và phù mạch là những phản ứng của da thường gặp, gây ra sự khó chịu và đôi khi lo lắng cho người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về hai tình trạng này, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và các biện pháp phòng ngừa.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

BÉO PHÌ DÙ CÂN NẶNG BÌNH THƯỜNG - MỐI NGUY TIỀM ẨN MÀ BẠN KHÔNG NGỜ TỚI
Béo phì cân nặng bình thường (NWO) là tình trạng phức tạp với nhiều nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn. Tìm hiểu cách nhận biết và phòng ngừa béo phì cân nặng bình thường để bảo vệ sức khỏe toàn diện!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỪNG XEM NHẸ TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở TRẺ EM
Thiếu máu thiếu sắt được xem là vấn đề y tế xã hội, là mối quan tâm của y tế toàn cầu. Theo viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam, trong giai đoạn năm 2015 - 2016, trẻ em dưới 5 tuổi có tỉ lệ thiếu máu là 27,8%, thiếu máu do thiếu sắt chiếm tới 63,6%.

By BS. CK1. Lê Ngọc Tuyết Sương

SUY MÒN CƠ Ở NGƯỜI CAO TUỔI - DIỄN TIẾN ÂM THẦM NHƯNG ẢNH HƯỞNG NGHIÊM TRỌNG
Suy mòn cơ (thiểu cơ/ Sarcopenia) ở người cao tuổi là vấn đề có diễn tiến âm thầm nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên về chế độ dinh dưỡng và vận động giúp phòng ngừa suy mòn cơ từ chuyên gia CarePlus.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

Các sản phẩm liên quan

Khám bệnh Cơ Xương Khớp
Đau nhức tay chân, lưng, vai gáy,...là các biểu hiện thường gặp của bệnh Cơ xương khớp. Dịch vụ khám tư vấn từ xa các bệnh Cơ xương khớp giúp kết nối người bệnh với các bác sĩ Nội Tổng quát tận tâm và giàu kinh nghiệm hàng đầu của CarePlus. Bác sĩ sẽ thăm khám, hướng dẫn các biện pháp chăm sóc đúng cách và tư vấn cụ thể để người bệnh cám thấy an tâm hơn trong giai đoạn giãn cách xã hội vì Covid-19. ₫300.000

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}