ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Đột quỵ là gì? Dấu hiệu sớm nhất và nguyên nhân?

Đột quỵ là bệnh lý cấp tính nguy hiểm, thường xảy ra đột ngột, có tỉ lệ tử vong cao nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Mỗi năm ở Việt Nam có hơn 200.000 người bị đột quỵ, hơn 50% trong số đó tử vong và chỉ có 10% sống sót là có bình phục hoàn toàn. Đáng lo ngại, đột quỵ đang có dấu hiệu ngày càng trẻ hóa, gia tăng mạnh từ 40 – 45 tuổi hay thậm chí xuất hiện cả ở tuổi 20.

Đột quỵ là gì? Dấu hiệu sớm nhất và nguyên nhân?

1. Đột Quỵ là gì?

Đột quỵ chính là tai biến mạch máu não hay là bệnh của mạch máu não gây ra do tình trạng cung cấp máu cho não mất hoặc bị giảm đột ngột. Chính sự mất hay giảm đột ngột sự cung cấp máu não làm cho các tế bào não bị chết đi và có thể không hồi phục.  

Hậu quả của tai biến mạch máu não hay đột quỵ gây ra những khiếm khuyết thần kinh. Biểu hiện gồm nói đớ, yếu liệt, nhất là liệt nửa người, nhìn mờ. Nói chung những biểu hiện thần kinh xảy ra đột ngột có nguồn gốc từ mạch máu não gọi là đột quỵ.

2. Nguyên nhân gây ra đột quỵ?

Đột quỵ có thể chia làm 2 nhóm chính: đột quỵ do tắc mạch máu não và đột quỵ do xuất huyết.

  • Đột quỵ do tắc mạch máu não:

Nguyên nhân đến từ xơ vữa động mạch đối với những người bị tăng huyết áp, tiểu đường, tăng mỡ máu hoặc là có thể trạng béo phì, thừa cân sẽ dễ tạo thành mảng bám xơ vữa gây hẹp lòng mạch, gây tắc mạch máu não. Đây là trường hợp thường gặp nhất.

Ngoài ra, có bệnh lý từ tim như là loạn nhịp tim do rung nhĩ hoặc suy tim nặng, trong trường hợp đó, trong lòng buồng tim sẽ tạo thành cục máu đông và theo dòng máu sẽ trôi tắc lên trên não.

  • Đột quỵ do xuất huyết não

Nhóm này chiếm khoảng 13%-15% các ca đột quỵ. Nguyên nhân của xuất huyết não tức là chảy máu trực tiếp từ mạch máu não có thể là do tăng huyết áp nhưng không được điều trị hoặc kiểm soát tốt. Những bệnh nhân dùng thuốc loãng máu, thuốc chống đông sẽ dễ chảy máu hơn. Những trường hợp vỡ dị dạng mạch máu não bẩm sinh, do di truyền.

3. Những triệu chứng cảnh báo sớm đột quỵ?

Chỉ có khoảng 15% trường hợp các cơn đột quỵ do tắc mạch máu não có biểu hiện báo trước, có thể trước đó vài tháng hoặc cả năm gọi là cơn thiếu máu não thoáng qua. Trong cơn thiếu máu não thoáng qua, người bệnh đột ngột nói đớ, méo miệng, yếu liệt, liệt nửa người, nhìn mờ một bên nhưng may mắn sẽ hồi phục trở lại trong vòng 24 tiếng. Đó giống như một cơn tập dượt trước khi vào một cơn đột quỵ thực sự.

Chỉ có 15% các ca đột quỵ có cơn đó, còn lại đại đa số trường hợp hầu như không có triệu chứng nào cả. Do đó không nên chủ quan dựa vào dấu hiệu cảnh báo đó mà nói rằng có nguy cơ hay không.

🔔🔔 Đón xem SERIES TƯ VẤN ĐỘT QUỴ CÙNG BÁC SĨ – TẬP 2: ĐỘT QUỴ CÓ DI TRUYỀN KHÔNG? CÁCH PHÒNG NGỪA Phát sóng vào tuần tiếp theo trên CarePlus Clinic Vietnam.

▶️▶️ Xem đầy đủ Series TƯ VẤN ĐỘT QUỴ CÙNG BÁC SĨ TẠI ĐÂY 

Đăng ký tầm soát bệnh Tim mạch để được chẩn đoán và điều trị kịp thời!
👉 Gói tầm soát Đột quỵ TẠI ĐÂY
👉 Gói tầm soát các bệnh Tim mạch TẠI ĐÂY 

 

 

 

Bài viết liên quan

Đột quỵ là gì? Dấu hiệu sớm nhất, nguyên nhân và cách phòng tránh
Đột quỵ là bệnh lý cấp tính nguy hiểm, thường xảy ra đột ngột, có tỉ lệ tử vong cao nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Mỗi năm ở Việt Nam có hơn 200.000 người bị đột quỵ, hơn 50% trong số đó tử vong và chỉ có 10% sống sót là có bình phục hoàn toàn. Đáng lo ngại, đột quỵ đang có dấu hiệu ngày càng trẻ hóa, gia tăng mạnh từ 40 – 45 tuổi hay thậm chí xuất hiện cả ở tuổi 20.

Phân biệt đột quỵ và nhồi máu cơ tim? Cách phòng tránh bệnh hiệu quả
Cách phân biệt đột quỵ và nhồi máu cơ tim - hai căn bệnh nguy hiểm, xảy ra đột ngột và gây tử vong cao nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời.

Đột tử là gì? Ai là đối tượng có nguy cơ cao bị đột tử và cách phát hiện sớm
Người Việt mình hay bị nhầm lẫn giữa Đột quỵ và Đột tử. Đột quỵ (stroke) là tai biến mạch máu não, thường biểu hiện là đột ngột liệt 1/2 người, ngã quỵ, có thể kèm hôn mê, nhưng tim vẫn hoạt động bình thường nên thường không chết liền. Còn Đột tử (sudden cardiac death) là biến cố tim ngừng đập đột ngột không báo trước. Và hầu hết đi luôn, trừ khi được cấp cứu đưa vào bệnh viện kịp thời.

Bài viết được tư vấn bởi Ths. BS. Hoàng Công Đương

Bác sĩ tư vấn cách phòng ngừa đột quỵ - đột tử nhờ theo dõi nhịp tim bằng Holter điện tim thế hệ mới
Holter điện tim (ghi lại nhịp tim liên tục trong nhiều ngày) nhằm mục đích phát hiện những rối loạn nhịp tim bất thường có thể bị bỏ sót nếu chỉ đo điện tim thông thường. Các rối loạn nhịp tim quan trọng có thể bị bỏ sót khi đo điện tim một thời điểm là: rung nhĩ kịch phát (nguyên nhân gây ra đột quỵ), các ngoại tâm thu thất, nhanh thất nguy hiểm (tăng nguy cơ ngưng tim, đột tử), các trường hợp co thắt động mạch vành…

Bài viết được tư vấn bởi Ths. BS. Hoàng Công Đương

Hạ huyết áp sau ăn - triệu chứng chóng mặt dễ nhầm với đột quỵ ở người mắc bệnh tim mạch
Bác N.M.K (ngụ tại quận 3, TP.HCM) năm nay 67 tuổi, bị huyết áp cao lâu năm. Gần đây, bác thường có cảm giác chóng mặt. Bác K. đã đi khám ở một bệnh viện chuyên khoa và được chẩn đoán là hạ huyết áp tư thế.

Bài viết được tư vấn bởi THS. BS. Phùng Ngọc Minh Tấn

Người chơi thể thao và tập luyện thường xuyên có nguy cơ đột tử trong khi tập luyện hay không?
Chuyện đột ngột ngừng tim gây đột tử (sudden cardiac arrest/sudden cardiac death) hay đột quỵ (stroke) là điều người Việt hay bị nhầm lẫn.

Bài viết được tư vấn bởi THS. BS. Phùng Ngọc Minh Tấn

Kiểm soát nguy cơ mắc Covid-19 tiến triển nặng ở người có bệnh tim mạch bị nhiễm "đột phá"
Nhiễm "đột phá” (breakthrough infection) là trường hợp đã chích đủ 2 mũi vaccine hơn 14 ngày để tạo miễn dịch tối ưu, nhưng vẫn mắc Covid-19. Phần lớn trường hợp nhiễm "đột phá" biểu hiện nhẹ hoặc không triệu chứng. Thống kê tại Mỹ cho thấy số trường hợp nặng cần nhập viện hoặc tử vong chỉ vào khoảng 1 ca trên 10000 người chích vaccine đủ liều.

Bài viết được tư vấn bởi THS. BS. Phùng Ngọc Minh Tấn

Nhiễm đột phá: Tiêm đủ 2 mũi vắc-xin trên 2 tuần vẫn nhiễm COVID-19
Việc tăng độ bao phủ vaccine đã dấy lên hy vọng kiểm soát được đại dịch Covid-19. Tuy vậy, vaccine không phải là tấm áo giáp “đạn bắn không thủng”. Trên thực tế, vẫn có những ca nhiễm Covid-19 dù đã chích đủ mũi vaccine.

Bài viết được tư vấn bởi THS. BS. Phùng Ngọc Minh Tấn

Bài viết gần đây/mới

ĐỀ PHÒNG CÁC BỆNH LÝ HÔ HẤP Ở TRẺ VÀO MÙA TẾT
Dưới đây là các bệnh lý đường hô hấp hay gặp ở trẻ trong dịp lễ Tết. Tùy theo vị trí, tác nhân gây bệnh, lứa tuổi và cơ địa của trẻ mà trẻ có thể mắc những bệnh lý viêm đường hô hấp cấp tính.

LIỀU VÀ LỊCH TIÊM VẮC-XIN UNG THƯ CỔ TỬ CUNG CHÍNH XÁC
Từ ngày 10/5/2024, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho phép mở rộng độ tuổi chỉ định tiêm vaccine Gardasil 9 ngừa HPV dành cho người từ 27 đến 45 tuổi đã có thể tiêm vaccine HPV, không bắt buộc phải có sự tham vấn y khoa. Với nữ giới dưới 40 tuổi, đã có quan hệ tình dục và có con vẫn có thể tiêm phòng HPV. Nhưng hiệu quả của vắc-xin sẽ không đạt được như mong muốn.

ĐIỂM DANH 5 THÓI QUEN NGÀY TẾT GÂY ĐAU CƠ XƯƠNG KHỚP
Đau cơ xương khớp sau dịp nghỉ Tết là vấn đề ngày càng phổ biến, ở người lớn tuổi lẫn người trẻ. Nguyên nhân do các thói quen sai tư thế, sinh hoạt không khoa học, lười vận động,... Để phòng ngừa, mời bạn cùng Bác sĩ CarePlus tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

By ThS. BS. CKI NGUYỄN VĂN HOÀNG TÂM

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP QUÝ IV – 2024
Tham khảo thống kê sức khỏe nhân sự doanh nghiệp Q4/2024 từ CarePlus và giải pháp chăm sóc thể chất - tinh thần cho đội ngũ nhân lực nhằm nâng cao năng suất lao động, xây dựng đội ngũ mạnh mẽ, gắn kết lâu dài.

Các sản phẩm liên quan

Tầm soát Nguy cơ Đột quỵ Tiêu chuẩn
Đột quỵ là bệnh lý cấp tính nguy hiểm, thường xảy ra đột ngột, có tỉ lệ tử vong cao nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Đáng lo ngại, đột quỵ đang có dấu hiệu ngày càng trẻ hóa, gia tăng mạnh từ 40 – 45 tuổi hay thậm chí xuất hiện cả ở tuổi 20. ₫5.500.000

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}