ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Nhiễm đột phá: Tiêm đủ 2 mũi vắc-xin trên 2 tuần vẫn nhiễm COVID-19

Việc tăng độ bao phủ vaccine đã dấy lên hy vọng kiểm soát được đại dịch Covid-19. Tuy vậy, vaccine không phải là tấm áo giáp “đạn bắn không thủng”. Trên thực tế, vẫn có những ca nhiễm Covid-19 dù đã chích đủ mũi vaccine.

Nhiễm đột phá: Tiêm đủ 2 mũi vắc-xin trên 2 tuần vẫn nhiễm COVID-19

1. Nhiễm đột phá ở người đã chích vắc-xin COVID-19

“Nhiễm đột phá” (breakthrough infection) là các trường hợp đã chích đủ 2 mũi vaccine và đã hơn 14 ngày để tạo miễn dịch tối ưu, nhưng vẫn mắc Covid-19.

Phần lớn trường hợp nhiễm đột phá biểu hiện nhẹ hoặc không triệu chứng nên người bệnh không đi khám hay thậm chí không biết mình nhiễm. Thống kê tại Mỹ cho thấy số trường hợp nặng cần nhập viện hoặc tử vong chỉ vào khoảng 1 ca trên 10000 người chích vaccine đủ liều.

Một phát hiện rất quan trọng từ nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Lancet tháng 9/2021 trên gần 1000 bệnh nhân Covid-19 ở BV Đại học Yale cho thấy mặc dù chỉ chiếm khoảng 1.25% trường hợp đã chích đủ 2 mũi vaccine phải nhập viện, người có bệnh nền (cụ thể là bệnh tim mạch chuyển hóa) và lớn tuổi có nhiều nguy cơ bị Covid-19 nặng hơn.

Cụ thể đặc điểm của nhóm nhiễm đột phá bị Covid-19 nặng như sau:

- Có bệnh tim mạch (85%),

- Béo phì (65%),

- Tiểu đường (50%),

- Bệnh phổi mạn tính (50%),

- Người cao tuổi > 80 tuổi (50%),

- Ung thư (30%),

- Suy giảm miễn dịch (30%).

Như vậy, có thể thấy vaccine giúp làm giảm nguy cơ mắc Covid nặng phải nhập viện. Tuy nhiên, vaccine không phải là bộ giáp vạn năng có thể chống lại hoàn toàn lây nhiễm. Khả năng đề kháng bảo vệ của cơ thể còn phụ thuộc vào các yếu tố khác, như sức khỏe miễn dịch, các bệnh lý nền, chủng virus,v.v. Đối với các đối tượng có miễn dịch kém như ung thư, ghép tạng, người cao tuổi, đang uống thuốc ức chế miễn dịch… các nước đã có kế hoạch tiêm liều vaccine tăng cường.

Bệnh nhân có bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì, huyết áp phải chích vaccine sớm và đúng theo khuyến cáo, đồng thời phải chú trọng việc theo dõi và điều trị để kiểm soát thật tốt tình trạng bệnh của mình.

Sức khỏe tim mạch được ổn định, các bệnh lý nền được kiểm soát tốt cũng là một loại “vaccine” hữu hiệu trong đại dịch Covid.

2. Lời khuyên hữu ích để phòng tránh nhiễm đột phá, đặc biệt ở bệnh nhân Tim mạcg

Do ảnh hưởng của dịch Covid, rất nhiều bệnh nhân ở nhà tự uống thuốc tiếp tục và không được Bác sỹ khám theo dõi cũng như trì hoãn xét nghiệm định kỳ. Việc này có thể khiến tình trạng bệnh tim mạch trở nên mất kiểm soát nếu kéo dài.

Người có bệnh tim mạch vẫn có thể đảm bảo duy trì việc kiểm soát tốt sức khỏe của mình, bằng cách thích nghi với những thay đổi trong hoạt động chăm sóc sức khỏe của giai đoạn “Bình thường mới”. Sau đây là một số lời khuyên hữu ích:

  • Làm quen với khám từ xa

Khám từ xa thông qua phương tiện videocall giúp bạn duy trì liên lạc liên tục với bác sĩ điều trị của mình, được nhận lời khuyên cũng như chỉ dẫn trong các tình huống cần thiết

  • Lên lịch kiểm tra các xét nghiệm máu định kỳ

Thông thường mỗi 3 tháng, bác sĩ tim mạch sẽ cần phải xét nghiệm đường huyết, mỡ máu.. để đánh giá mức độ kiểm soát và nguy cơ bệnh tim mạch. Chức năng gan thận cũng quan trọng để điều chỉnh thuốc điều trị. Xét nghiệm có thể được lấy mẫu tại nhà, giảm nguy cơ lây nhiễm khi đến nơi đông người.

  • Biết cách theo dõi trị số huyết áp, đường huyết tại nhà

Không cần tới phòng khám, bạn vẫn có thể tự theo dõi các trị số quan trọng này để cung cấp cho bác sĩ thông tin để kịp thời điều chỉnh liều thuốc

  • Tập thể dục và ăn uống lành mạnh

Bạn cần duy trì các thói quen tốt này để thuốc tim mạch đạt hiệu quả cao nhất.

  • Kết nối giữ liên lạc thường xuyên với Phòng khám ngoại trú tim mạch

Bác sỹ theo dõi bệnh tim mạch cho bạn cần nắm rõ các biểu hiện triệu chứng và thông số huyết áp, nhịp tim.. của bạn, để biết được hiệu quả của việc điều trị và kịp thời điều chỉnh thuốc nếu cần thiết.

Tóm lại, vaccine là lớp áo giáp bên ngoài để chống đỡ Covid-19 và giảm thiểu nguy cơ bệnh nặng cũng như tử vong. Tuy nhiên việc kiểm soát tốt và liên tục các vấn đề tim mạch có sẳn của bạn, cùng với việc duy trì các thói quen thể chất và tinh thần khỏe mạnh, chính là biện pháp căn bản nhất để giúp bạn có được sức đề kháng miễn dịch và vững vàng trước viễn cảnh các biến thể mới của virus xuất hiện và đe doạ làm mỏng đi lớp áo giáp vaccine.

3. Gói kiểm tra sức khỏe phòng tránh COVID-19

Nhằm giúp mọi người chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe cho chính mình và gia đình để sẵn sàng bắt đầu một “cuộc sống bình thường mới” với COVID-19, CarePlus triển khai GÓI KIỂM TRA SỨC KHỎE PHÒNG TRÁNH COVID-19, bao gồm xét nghiệm định lượng kháng thể COVID-19 và nhiều hạng mục quan trọng khác. Gói khám giúp đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại, phát hiện sớm và điều trị bệnh lý (nếu có), kiểm soát ổn định các bệnh mạn tính. Đặc biệt, giúp đánh giá khả năng miễn dịch và mức độ kháng thể sau khi chích ngừa hoặc nhiễm bệnh COVID-19 để có kế hoạch theo dõi, tiêm ngừa và tư vấn các giải pháp phòng tránh bệnh COVID-19 hiệu quả.

Đặc biệt, MIỄN PHÍ lấy máu xét nghiệm tại nhà hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên COVID-19 tại Phòng khám khi đăng ký gói khám ngay hôm nay!

Khách hàng quan tâm và có nhu cầu đăng ký dịch vụ vui lòng inbox thông tin cho chúng tôi qua các kênh sau:

Hoặc đăng ký gói khám trực tiếp TẠI ĐÂY

HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ CAREPLUS

  • Chi nhánh 1: 66 - 68 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP. HCM
  • Chi nhánh 2: Lầu 2, Crescent Plaza, 105 Tôn Dật Tiên, Phường Tân Phú, Quận 7, TP. HCM
  • Chi nhánh 3: 107 Tân Hải, Phường 13, Quận Tân Bình, TP. HCM

Bài viết gần đây/mới

NHẬN BIẾT VÀ XỬ LÝ SỐT PHÁT BAN Ở TRẺ (ROSEOLA)
Chắc hẳn là các ba mẹ và các bé đều đã từng trải qua tình trạng Sốt phát ban ít nhất một lần trong đời! Vậy để hiểu đúng và đầy đủ hơn về tình trạng này, chúng ta cùng tìm hiểu về Sốt phát ban là gì nhé!

By BS.CKII. PHẠM QUANG VINH

SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM KHÔNG ĐƠN GIẢN NHƯ MỌI NGƯỜI LẦM TƯỞNG
Suy dinh dưỡng là một trong nguyên nhân gây tử vong đối với trẻ dưới 5 tuổi và gây ra các hệ quả như: chậm phát triển, trí nhớ kém, rối loạn tiêu hóa...

By Ths. BS. Lê Thị Kim Dung

8 LƯU Ý GIÚP BẢO VỆ TRẺ KHỎI CÁC BỆNH HÔ HẤP THƯỜNG GẶP KHI GIAO MÙA
Vào thời điểm giao mùa, trẻ em dễ mắc các bệnh hô hấp như viêm hô hấp trên, viêm thanh quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, và suyễn. Nguyên nhân không chỉ do sự thay đổi đột ngột của thời tiết hay hệ miễn dịch chưa hoàn thiện mà còn từ những yếu tố có thể phòng tránh được. Dưới đây là lời khuyên đến từ BS.CKI. Trần Thị Thùy Trang - Chuyên khoa Nhi - Hệ Thống Phòng khám CarePlus để giúp bé có hệ hô hấp khỏe mạnh:

By BS. CK1. Phạm Thị Thùy Trang

NHỮNG CON SỐ “BÁO ĐỘNG” VỀ TÌNH HÌNH SỨC KHỎE CƠ XƯƠNG KHỚP NƠI LÀM VIỆC 2024
Sức khỏe cơ xương khớp luôn là một trong những vấn đề được quan tâm tại môi trường làm việc. Báo cáo chỉ ra có đến 47% người lao động xác nhận giảm năng suất làm việc do đau cơ, nhức khớp. Tìm hiểu cách phòng ngừa và cải thiện trong bài viết dưới đây!

BỆNH HEN SUYỄN Ở TRẺ EM - Cần phát hiện và điều trị sớm!
Việc điều trị hen suyễn tối ưu ở trẻ em phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm độ tuổi, mức độ nghiêm trọng và tần suất các cơn hen xảy ra và tuân thủ dùng thuốc. Trong hầu hết các trường hợp, thuốc có thể kiểm soát các triệu chứng, cho phép trẻ tham gia đầy đủ vào mọi hoạt động, bao gồm cả thể thao.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}