ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Kiểm soát nguy cơ mắc Covid-19 tiến triển nặng ở người có bệnh tim mạch bị nhiễm "đột phá"

Nhiễm "đột phá” (breakthrough infection) là trường hợp đã chích đủ 2 mũi vaccine hơn 14 ngày để tạo miễn dịch tối ưu, nhưng vẫn mắc Covid-19. Phần lớn trường hợp nhiễm "đột phá" biểu hiện nhẹ hoặc không triệu chứng. Thống kê tại Mỹ cho thấy số trường hợp nặng cần nhập viện hoặc tử vong chỉ vào khoảng 1 ca trên 10000 người chích vaccine đủ liều.

Kiểm soát nguy cơ mắc Covid-19 tiến triển nặng ở người có bệnh tim mạch bị nhiễm "đột phá"

Một phát hiện rất quan trọng từ nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Lancet tháng 9/2021 trên gần 1000 bệnh nhân Covid-19 ở BV Đại học Yale cho thấy mặc dù chỉ chiếm khoảng 1.25% trường hợp đã chích đủ 2 mũi vaccine phải nhập viện, người có bệnh nền (cụ thể là bệnh tim mạch chuyển hóa) và lớn tuổi có nhiều nguy cơ bị Covid-19 nặng hơn.

Cụ thể đặc điểm của nhóm nhiễm "đột phá" bị Covid-19 nặng như sau:

- có bệnh tim mạch (85%),

- béo phì (65%), 

- tiểu đường (50%),

- bệnh phổi mạn tính (50%),

- người cao tuổi > 80 tuổi (50%),

- ung thư (30%),

- suy giảm miễn dịch (30%).

Vaccine tuy giúp giảm nhập viện và tử vong, nhưng vẫn không phải là bộ giáp vạn năng có thể chống lại hoàn toàn lây nhiễm. Khả năng đề kháng bảo vệ của cơ thể còn phụ thuộc vào các yếu tố khác, như sức khỏe miễn dịch, các bệnh lý nền, chủng virus,v.v.

Bệnh nhân có bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì, huyết áp cần phải chích vaccine sớm và đúng theo khuyến cáo, đồng thời càng phải chú trọng việc theo dõi và điều trị để kiểm soát thật tốt tình trạng bệnh của mình.

Sức khỏe tim mạch được ổn định, các bệnh lý nền được kiểm soát tốt cũng là một loại “vaccine” bảo vệ hữu hiệu trong đại dịch Covid.

Do ảnh hưởng của dịch Covid, rất nhiều bệnh nhân ở nhà và tự uống thuốc tiếp tục và không được Bác sỹ khám theo dõi cũng như trì hoãn xét nghiệm định kỳ. Việc này có thể khiến tình trạng bệnh tim mạch trở nên mất kiểm soát nếu kéo dài.

Người có bệnh tim mạch vẫn có thể đảm bảo duy trì việc kiểm soát tốt sức khỏe của mình, bằng cách thích nghi với những thay đổi trong hoạt động chăm sóc sức khỏe của giai đoạn “Bình thường mới”. Sau đây là một số lời khuyên hữu ích:

1. Làm quen với khám từ xa

Khám từ xa thông qua phương tiện videocall giúp bạn duy trì liên lạc liên tục với bác sĩ điều trị của mình, được nhận lời khuyên cũng như chỉ dẫn trong các tình huống cần thiết

2. Lên lịch kiểm tra các xét nghiệm máu định kỳ

Thông thường mỗi 3 tháng, bác sĩ tim mạch sẽ cần phải xét nghiệm đường huyết, mỡ máu.. để đánh giá mức độ kiểm soát và nguy cơ bệnh tim mạch. Chức năng gan thận cũng quan trọng để điều chỉnh thuốc điều trị. Xét nghiệm có thể được lấy mẫu tại nhà, giảm nguy cơ lây nhiễm khi đến nơi đông người.

3. Biết cách theo dõi trị số huyết áp, đường huyết tại nhà

Không cần tới phòng khám, bạn vẫn có thể tự theo dõi các trị số quan trọng này để cung cấp cho bác sĩ thông tin để kịp thời điều chỉnh liều thuốc

4. Tập thể dục và ăn uống lành mạnh

Bạn cần duy trì các thói quen tốt này để thuốc tim mạch đạt hiệu quả cao nhất.

5. Kết nối giữ liên lạc thường xuyên với Phòng khám ngoại trú tim mạch

Bác sĩ theo dõi bệnh tim mạch cho bạn cần nắm rõ các biểu hiện triệu chứng và thông số huyết áp, nhịp tim.. của bạn, để biết được hiệu quả của việc điều trị và kịp thời điều chỉnh thuốc nếu cần thiết.

Vaccine là lớp áo giáp bên ngoài để chống đỡ Covid-19 và giảm thiểu nguy cơ bệnh nặng cũng như tử vong. Tuy nhiên việc kiểm soát tốt và liên tục các vấn đề tim mạch có sẳn của bạn, cùng với việc duy trì các thói quen thể chất và tinh thần khỏe mạnh, chính là biện pháp căn bản nhất để giúp bạn có được sức đề kháng miễn dịch và vững vàng trước viễn cảnh các biến thể mới của virus xuất hiện và đe dọa làm mỏng đi lớp áo giáp vaccine.

Bài viết liên quan

Rối loạn nhịp tim – Nguyên nhân của 80% trường hợp đột tử
Rối loạn nhịp tim là bệnh lý tim mạch nguy hiểm, gây cảm giác hồi hộp, đau tức ngực, khó thở và là nguyên nhân của 80% trường hợp đột tử hiện nay.

Bài viết được tư vấn bởi Ths. BS. Hoàng Công Đương

Tầm soát xơ vữa mạch máu đề phòng nguy cơ đột quỵ - đột tử
Đột quỵ (hay còn gọi là tai biến mạch máu não) là bệnh lý nghiêm trong gây tàn phế hàng đầu và tử vong đứng hàng thứ hai trên thế giới. Tuy nhiên, không phải ai cũng có nguy cơ đột quỵ. Có thể chia nguyên nhân đột quỵ thành hai nhóm: nhóm xơ vữa gây tắc mạch máu não và nhóm xuất huyết não. Trong khi nhóm xuất huyết não chỉ chiếm khoảng 15% và chủ yếu là do dị dạng mạch máu não bẩm sinh thì chiếm đa số 85% là các bệnh nhân xơ vữa mạch máu. Xơ vữa mạch máu xảy ra ở cơ quan nào (tim, não, thận, chi..) thì cơ quan đó sẽ bị thiếu máu nuôi.

Bài viết được tư vấn bởi THS. BS. Phùng Ngọc Minh Tấn

Người đặt máy tạo nhịp tim, máy sốc điện khử rung lưu ý khi sử dụng smartphone và smartwatch
Người đang đặt máy tạo nhịp tim, máy sốc điện khử rung (ICD) cần tránh để các vật dụng điện tử như smartphone, smartwatch lại gần vị trí máy trong phạm vi 15cm.

Bài viết được tư vấn bởi THS. BS. Phùng Ngọc Minh Tấn

Bài viết gần đây/mới

CHẢY MÁU CAM: NGUYÊN NHÂN, SƠ CỨU VÀ PHÒNG NGỪA
Chảy máu cam một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhất là trẻ mầm non có thể bị ít nhất một lần, thường không nguy hiểm nhưng thường làm các ba mẹ rất lo lắng. Hãy cùng BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng - Chuyên khoa Nhi - Hệ thống phòng khám CarePlus tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân cũng như xử lý khi bị chảy máu cam đúng cách nhé!

By BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng

HIỂU THÊM VỀ NỔI MÀY ĐAY VÀ PHÙ MẠCH
Nổi mày đay và phù mạch là những phản ứng của da thường gặp, gây ra sự khó chịu và đôi khi lo lắng cho người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về hai tình trạng này, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và các biện pháp phòng ngừa.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

BÉO PHÌ DÙ CÂN NẶNG BÌNH THƯỜNG - MỐI NGUY TIỀM ẨN MÀ BẠN KHÔNG NGỜ TỚI
Béo phì cân nặng bình thường (NWO) là tình trạng phức tạp với nhiều nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn. Tìm hiểu cách nhận biết và phòng ngừa béo phì cân nặng bình thường để bảo vệ sức khỏe toàn diện!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỪNG XEM NHẸ TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở TRẺ EM
Thiếu máu thiếu sắt được xem là vấn đề y tế xã hội, là mối quan tâm của y tế toàn cầu. Theo viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam, trong giai đoạn năm 2015 - 2016, trẻ em dưới 5 tuổi có tỉ lệ thiếu máu là 27,8%, thiếu máu do thiếu sắt chiếm tới 63,6%.

By BS. CK1. Lê Ngọc Tuyết Sương

SUY MÒN CƠ Ở NGƯỜI CAO TUỔI - DIỄN TIẾN ÂM THẦM NHƯNG ẢNH HƯỞNG NGHIÊM TRỌNG
Suy mòn cơ (thiểu cơ/ Sarcopenia) ở người cao tuổi là vấn đề có diễn tiến âm thầm nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên về chế độ dinh dưỡng và vận động giúp phòng ngừa suy mòn cơ từ chuyên gia CarePlus.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}