ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Làm sao biết mình bị nhiễm vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày?

Hơn 50% dân số thế giới chứa H. pylori ở đường tiêu hóa, đặc biệt tỉ lệ này tăng lên hơn 90% ở các nước phát triển. Chúng gây ra viêm loét dạ dày tá tràng và nguy cơ ung thư dạ dày.

Làm sao biết mình bị nhiễm vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày?

Hơn 50% dân số thế giới chứa H. pylori ở đường tiêu hóa, đặc biệt tỉ lệ này tăng lên hơn 90% ở các nước phát triển. Chúng gây ra viêm loét dạ dày tá tràng và nguy cơ ung thư dạ dày.

Tuy nhiên, 80% những người bị nhiễm vi khuẩn này hoàn toàn không có triệu chứng. Vậy làm sao để phát hiện cơ thể có bị nhiễm HP hay không? Cùng tìm hiểu những vấn đề xoay quanh vi khuẩn HP qua bài viết này.

🧬 1. Vi khuẩn HP là gì?

Nhiễm khuẩn Hp xuất hiện khi bệnh nhân nhiễm 1 loại vi khuẩn tên là Helicobacter pylori vào dạ dày. Đa số các trường hợp Nhiễm HP không gây ra bất kỳ vấn đề hay triệu chứng gì. Nhưng ở một vài cá nhân, Hp là nguyên nhân gây ra những căn bệnh khó chịu như:

- Loét dạ dày và tá tràng ( tá tràng là một đoạn đầu của phần ruột non)
- Ung thư dạ dày

Những vấn đề trêm làm bệnh nhân đau bụng thượng vị hay đầy hơi, khó tiêu, nôn ói.

🧬 2. Triệu chứng nhiễm Hp là gì?

Khoảng 70-80% các trường hợp nhiễm Hp không có triệu chứng. Nhưng khi Ho gây ra do viêm loét dạ dày, sẽ xuất hiện những biểu hiện sau:
- Đau hay khó chịu vùng thượng vị
- Cảm giác đầy hơi sau khi chỉ ăn một lượng ít thức ăn
- Không có cảm giác đói
- Buồn nôn hay nôn
- Đi cầu phân đen
- Cảm giác mệt mỏi

Tuy không phải tất cả các viêm loét dạ dày đều do Hp nhưng nếu phát hiện mình có những biểu hiện tương tự, bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và chữa trị.

🧬 3. Ai có nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP?

Mọi đối tượng đều có nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP. Hiện nay ước tính trên thế giới có khoảng 50% dân số nhiễm vi khuẩn HP. Tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như tuổi tác, khu vực địa lý, thói quen sinh hoạt và chất lượng sống.

Trẻ nhỏ cũng có nguy cơ nhiễm khuẩn cao do bố mẹ hay người thân nhiễm vi khuẩn có thói quen hôn môi trẻ, mớm thức ăn cho trẻ.

🩺 3. Làm thể nào để kiểm tra cơ thể có bị nhiễm HP không?

🧪 Nội soi kiểm tra vi khuẩn Hp

Cách phổ biến nhất giúp phát hiện liệu dạ dày có thực sự tồn tại vi khuẩn Hp không chính là nội soi. Bác sĩ sẽ dùng một ống nhỏ xâm nhập vào dạ dày theo đường thực quản, sau đó lấy mảnh sinh thiết quanh vị trí tổn thương của dạ dày để làm xét nghiệm Clo test hoặc nuôi cấy vi khuẩn. Nhờ vậy, bác sĩ có thể kiểm tra tình trạng nhiễm khuẩn Hp của người bệnh. Nội soi cũng giúp cho bác sĩ quan sát và đánh giá tốt nhất những tổn thương nếu có của đường tiêu hóa trên.

🧪 Test thở Ure

Bên cạnh nội soi thì test hơi thở cũng là một cách kiểm tra nhiễm khuẩn Hp. Bệnh nhân sẽ được đưa một thiết bị lấy hơi thở và thở vào đó. Có 2 dạng thiết bị test thở: test thở sử dụng bóng (thở vào thiết bị có hình dạng giống quả bóng) và test thở sử dụng thẻ (thổi vào thiết bị có hình dạng giống thẻ ATM).

🧪 Test Hp qua hơi thở

Test này đo chất sinh ra trong hơi thở bệnh nhân (nếu có) kết hợp với 1 dung dịch đặc biệt uống trước đó. Hơi thở sẽ được thiết bị test thở đánh giá, phân tích xem có dương tính với vi khuẩn Hp hay không.

Test hơi thở, là xét nghiệm dễ chịu, cho kết quả chính xác, phù hợp với nhiều đối tượng, nhất là trẻ em, những người mẫn cảm với nội soi dạ dày.

🧪 Xét nghiệm phân

Vi khuẩn Hp có trong dạ dày nên sẽ được thải qua đường phân. Xét nghiệm phân bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang sẽ giúp phát hiện vi khuẩn Hp chính xác. Do có những hạn chế, bất tiện nên xét nghiệm này ít tiến hành.

🧪 Xét nghiệm máu tìm vi khuẩn Hp

Tuy nhiên, đây không phải là loại xét nghiệm được ưu tiên thực hiện. Nguyên do là vì vi khuẩn Hp có thể ẩn náu ở một số khu vực khác như xoang, đường ruột, khoang miệng và không gây bệnh. Hoặc cũng có thể vi khuẩn Hp trong dạ dày đã được tiêu diệt hết, xong kháng thể vẫn tồn tại trong máu một thời gian, có khi vài tháng, thậm chí là vài năm.

Do đó, nếu chỉ dựa trên xét nghiệm máu để đưa ra kết luận thì kết quả cho độ tin cậy không cao. Do 2 xét nghiệm sau có mặt hạn chế, nên hầu hết các cơ sở y tế thường dùng xét nghiệm nội soi, hoặc gần đây là xét nghiệm qua hơi thở.

🎯 4. Khi nào tôi nên đi test HP

Bạn nên đi test Hp nếu có cá triệu chứng sau:
- Có triệu chứng nghi loét dạ dày tá tràng
- Từng bị loét dạ dày trong quá khứ
- Có ung thư dạ dày
- Nếu bạn cần phải dùng thuốc kháng viêm hay Aspirin trong thời gian dài
- Bác sĩ đôi khi cũng cho test Hp ở những bệnh nhân có triệu chứng viêm dạ dày nhưng kết quả nội soi không có viêm loét.

👩‍⚕️ 5. Hp điều trị thế nào?

Hp hoàn toàn có thể đượic trị khỏi bằng thuốc . Hầu hết sẽ dùng từ 3 loại thuốc trở lên trong 2 tuần , gồm:
- Thuốc giảm lượng acid tiết ra ở dạ dày – Thuốc này điều trị nhiễm trùng và lành viêm loét
- Các loại kháng sinh khác nhau

Những người nếu được chỉ định test Hp và cho kết quả dương tính thì nên tiến hành điều trị để:
- Giúp lành vết loét
- Tránh viêm loét tái phát
- Giảm nguy cơ vết viêm loét nặng hơn hay tiến thành ung thư

Điều trị nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ và báo cho bác sĩ biết ngay nêu bạn có các tác dụng phụ của thuốc.

💫 Theo dõi liên tục sau điều trị
Sau khi điều trị bệnh nhân nên trở lại để kiểm tra mình đã tiệt trừ thành công Hp chưa. Lúc này có thể làm các test sau để kiểm tra:
- Test hơi thở
- Xét nghiệm phân
- Nội soi

Hầu hết trên 80% HP sẽ được tiệt trừ thành công , tuy nhiên một số ít trường hợp Hp không đáp ứng với điều trị phác đồ đầu tiên, Có thể các bác sĩ sẽ cân nhắc thêm thuốc cho bệnh nhân.

Khi các kết quả xét nghiệm cho kết quả dương tính, thì bệnh nhân cần phối hợp với bác sĩ để có được phát đồ trị vi khuẩn Hp hợp lý. Tuân thủ phác đồ điều trị vi khuẩn Hp với nhiều thuốc kết hợp, sử dụng đúng liều lượng, thời gian quy định giúp điều trị vi khuẩn Hp hiệu quả

Bài viết liên quan

Bệnh ung thư dạ dày là gì? Dấu hiệu nhận biết sớm và cách phòng bệnh
Bệnh ung thư dạ dày là bệnh ác tính khá phổ biến, dễ di căn và gây tử vong. Do đó, nên khám sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư dạ dày để phòng bệnh tốt nhất.

Nội soi dạ dày có đau không?
Do lối sống thiếu lành mạnh (nạp nhiều chất béo có hại, uống nhiều rượu bia, ăn không đúng giờ giấc,…), căng thẳng tinh thần kéo dài cùng ô nhiễm từ môi trường và thực phẩm, số người mắc các bệnh lý hệ tiêu hóa tại nước ta ngày càng tăng.

Bài viết gần đây/mới

KHÔNG CHỦ QUAN VỚI DẤU HIỆU VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH THỦY ĐẬU
Các biểu hiện lâm sàng của thủy đậu ở trẻ thường phát triển trong vòng 15 ngày sau khi tiếp xúc và thường bao gồm các triệu chứng sốt, mệt mỏi , đau họng, chán ăn, sau đó là phát ban mụn nước toàn thân, thường xảy ra trong vòng 24 giờ.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

5 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI CHÍCH NGỪA HPV PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã đưa ra những khuyến nghị về việc tiêm ngừa vacxin HPV đối với tất cả trẻ em (cả nam lẫn nữ) nên được tiêm vacxin HPV vào khoảng 11-12 tuổi, thậm chí có thể tiêm sớm nhất là lúc 9 tuổi và việc chủng ngừa được khuyến khích cho tất cả mọi người đến 26 tuổi.

ĐAU VAI DO VIÊM GÂN - CHUYỆN THƯỜNG THẤY Ở DÂN VĂN PHÒNG
Với đặc thù công việc là làm việc bên máy tính 8 tiếng/ngày, cùng tư thế ngồi chưa đúng, dân văn phòng dễ gặp tình trạng viêm gân cơ vai. ThS. BS. CKI. Nguyễn Văn Hoàng Tâm - Chuyên khoa Cơ xương khớp tại CarePlus có những chia sẻ hữu ích về chủ đề này.

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP (QUÝ I/2024)
Trong quý I/2024, CarePlus ghi nhận tỷ lệ nhân sự của các doanh nghiệp khám sức khỏe định kỳ mắc các bệnh lý răng hàm mặt, vấn đề về mắt và rối loạn mỡ máu... ở mức cao (48 - 84%).

Các sản phẩm liên quan

Theo dõi và tầm soát biến chứng Viêm gan B
Gói theo dõi điều trị & tầm soát biến chứng viêm gan B được CarePlus xây dựng dành riêng cho những người đã từng được chẩn đoán nhiễm virus viêm gan siêu vi B, C và các bệnh về gan trước đây. Nếu đã bị nhiễm virus viêm gan hoặc mắc các bệnh về gan thì việc được xây dựng kế hoạch và phác đồ điều trị phù hợp rất quan trọng để theo dõi các biến chứng nguy hiểm của bệnh như đánh giá nguy cơ xơ gan, ung thư gan,… ₫4.500.000

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}