ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

VIÊM KẾT MẠC MÙA XUÂN VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

Viêm kết mạc mùa xuân là bệnh do dị ứng ở mắt, thường xuất hiện trong những tháng mùa xuân hè, do sự gia tăng của các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông thú nuôi, bụi... và thường gặp ở nam giới.

VIÊM KẾT MẠC MÙA XUÂN VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

05/03/2024 8:51:50 SA

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi BS. CKII. Khương Thị Kha Ly - Trưởng khoa Mắt tại hệ thống phòng khám quốc tế CarePlus. 

 

Viêm kết mạc mùa xuân là bệnh do dị ứng ở mắt, thường xuất hiện trong những tháng mùa xuân hè, do sự gia tăng của các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông thú nuôi, bụi... Bệnh thường gặp ở nam nhiều hơn nữ.  

  • Cơ chế gây bệnh chủ yếu do phản ứng của cơ thể với dị nguyên - các chất gây phản ứng dị ứng cho cơ thể. Khi dị nguyên xâm nhập cơ thể có yếu tố cơ địa dị ứng, sẽ kích thích sản sinh kháng thể và gây ra phản ứng quá mẫn, biểu hiện bệnh lý ở một hoặc nhiều cơ quan.  
    Do đó, người bệnh viêm kết mạc mùa xuân thường có thêm các bệnh lý dị ứng khác như viêm phế quản, viêm mũi xoang dị ứng, dị ứng thức ăn và viêm da cơ địa. 
  • Ngoài ra, thời tiết và sự thay đổi nhiệt độ trong giai đoạn chuyển mùa từ xuân sang hè cũng ảnh hưởng đến viêm kết mạc mùa xuân. 
  • Các nghiên cứu cũng đề cập đến mối quan hệ giữa bệnh lý này với sự thay đổi nội tiết cũng như yếu tố di truyền. 

 Các triệu chứng thường gặp của viêm kết mạc mùa xuân là gì? 

  • Ngứa mắt là triệu chứng phổ biến nhất, thường xuất hiện vào những thời điểm cụ thể trong ngày (có thể vào buổi sáng khi mới thức dậy và tiếp xúc với ánh nắng, hoặc buổi chiều tối). Khi người bệnh dụi mắt, cảm giác ngứa càng tăng. 
  • Chảy nước mắt thường xuyên 
  • Đỏ cả hai mắt, cảm giác nóng rát mắt 
  • Nhạy cảm với ánh sáng ( đặc biệt là ánh sáng quá chói), nhìn mờ 
  • Cảm giác có dị vật trong mắt, cộm mắt 

Chúng ta có thể phòng bệnh bằng cách nào? 

Bệnh viêm kết mạc mùa xuân không thể tránh hoàn toàn được nhưng có thể phòng ngừa bằng cách sau: 

  • Người có cơ địa dị ứng cần hạn chế tiếp xúc tối đa với các dị nguyên: phấn hoa, lông vật nuôi, hóa chất,… 
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, không đưa tay dụi mắt 
  • Vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý 
  • Đeo kính bảo vệ mắt, giúp mắt hạn chế tiếp xúc với bụi và các tác nhân dị ứng khác 

Khi nào cần đến gặp bác sĩ? 

Viêm kết mạc mùa xuân là bệnh dễ tái phát và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt cũng như chất lượng cuộc sống. 

Khi nhận thấy các dấu hiệu khởi phát bệnh như cảm giác cộm mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt và đặc biệt khi triệu chứng trở nên nặng hơn, bạn cần đặt lịch thăm khám sớm để được điều trị kịp thời, từ đó cải thiện triệu chứng và ngăn các biến chứng ảnh hưởng đến thị lực. 

 Liên hệ ngay với CarePlus để được tư vấn hoặc đặt lịch khám qua Free Hotline: 1800 6116 hoặc website: https://www.careplusvn.com 

Bài viết liên quan

AN TOÀN BƯỚC QUA DỊCH ĐAU MẮT ĐỎ
Người bị đau mắt đỏ (hay còn gọi là viêm kết mạc cấp) tại TP.HCM đang tăng nhanh, ngành y tế thành phố đã tìm được tác nhân chính gây bệnh là enterovirus (86%)

Bài viết được tư vấn bởi BS. CK2. Khương Thị Kha Ly

Bài viết gần đây/mới

TÌM HIỂU 4 LOẠI XÉT NGHIỆM UNG THƯ CỔ TỬ CUNG PHỔ BIẾN HIỆN NAY
Ung thư cổ tử cung là bệnh tiến triển chậm và thầm lặng, không có triệu chứng hoặc có triệu chứng khi bệnh đã ở giai đoạn muộn. Do đó, việc tầm soát ung thư cổ tử cung thường xuyên đóng vai trò rất quan trọng. Dựa vào độ tuổi và tiền sử bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn tần suất và phương pháp xét nghiệm phù hợp.

By BS. Giang Trịnh Tú Vân

TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN VÀ NHỮNG BIẾN CHỨNG CẦN LƯU Ý
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là bệnh lý tiêu hóa rất phổ biến tại Việt Nam. Nhưng phần lớn người bệnh chỉ đi khám khi đã chịu đựng hoặc tự dùng thuốc trong một thời gian dài khiến bệnh dễ tái phát và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

By Ths. BS.CK2 Đinh Thị Ngọc Minh

KHÔNG CHỦ QUAN VỚI DẤU HIỆU VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH THỦY ĐẬU
Các biểu hiện lâm sàng của thủy đậu ở trẻ thường phát triển trong vòng 15 ngày sau khi tiếp xúc và thường bao gồm các triệu chứng sốt, mệt mỏi , đau họng, chán ăn, sau đó là phát ban mụn nước toàn thân, thường xảy ra trong vòng 24 giờ.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

5 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI CHÍCH NGỪA HPV PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã đưa ra những khuyến nghị về việc tiêm ngừa vacxin HPV đối với tất cả trẻ em (cả nam lẫn nữ) nên được tiêm vacxin HPV vào khoảng 11-12 tuổi, thậm chí có thể tiêm sớm nhất là lúc 9 tuổi và việc chủng ngừa được khuyến khích cho tất cả mọi người đến 26 tuổi.

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}