ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

TÌM HIỂU 4 LOẠI XÉT NGHIỆM UNG THƯ CỔ TỬ CUNG PHỔ BIẾN HIỆN NAY

Ung thư cổ tử cung là bệnh tiến triển chậm và thầm lặng, không có triệu chứng hoặc có triệu chứng khi bệnh đã ở giai đoạn muộn. Do đó, việc tầm soát ung thư cổ tử cung thường xuyên đóng vai trò rất quan trọng. Dựa vào độ tuổi và tiền sử bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn tần suất và phương pháp xét nghiệm phù hợp.

TÌM HIỂU 4 LOẠI XÉT NGHIỆM UNG THƯ CỔ TỬ CUNG PHỔ BIẾN HIỆN NAY

Bài viết được tham vấn y khoa bởi BS. GIANG TRỊNH TÚ VÂN - Chuyên khoa Sản Phụ Khoa - Hệ thống phòng khám CarePlus 

Thực tế, mọi phụ nữ từ 21 tuổi trở lên, đã có quan hệ tình dục đều cần tầm soát ung thư cổ tử cung. Thậm chí, dù bạn chỉ mới quan hệ lần đầu hay không quan hệ tình dục trong một thời gian dài, chỉ chung thuỷ với 1 bạn tình hoặc đã tiêm vaccine HPV thì đều có nguy cơ mắc bệnh. Do đó, đừng chủ quan mà hãy thăm khám và tầm soát định kỳ. Đặc biệt, nếu thuộc những trường hợp dưới đây thì bạn cần thực hiện tầm soát thường xuyên hơn: 

  • Đã từng quan hệ tình dục hoặc thường xuyên quan hệ tình dục, nhất là những trường hợp quan hệ với nhiều bạn tình trong cùng thời điểm. 

  • Có hệ miễn dịch yếu như nhiễm HIV, người được ghép tạng hoặc sử dụng steroid thời gian dài. 

  • Có kết quả xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung bất thường gần đây hoặc người có tiền sử bị nhiễm HPV. 

Dựa vào độ tuổi và tiền sử bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn tần suất và phương pháp xét nghiệm phù hợp.  

1. PHẾT TẾ BÀO TRUYỀN THỐNG (PAP SMEAR TEST) 

Phương pháp này tiến hành thu thập và phân tích tế bào ở cổ tử cung, phát hiện sớm ung thư trước khi các khối u lan rộng. Xét nghiệm Pap Smear còn có thể phát hiện bất thường ở cấu trúc và hoạt động của các tế bào cổ tử cung, nguy cơ mắc bệnh từ sớm. 

  • Đối tượng cần thực hiện xét nghiệm Pap Smear: Theo khuyến cáo của Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ, việc thực hiện xét nghiệm Pap Smear tầm soát ung thư cổ tử cung được chỉ định cụ thể ở từng độ tuổi như sau: 

  • Dưới 21 tuổi: Không cần làm xét nghiệm. 

  • Từ 21 – 29 tuổi: Nên thực hiện định kỳ 3 năm/lần. 

  • Từ 30 – 65 tuổi: Trường hợp âm tính với HPV thì nên thực hiện định kỳ 3 năm/lần hoặc kết hợp Pap Smear và HPV 5 năm/lần. Trường hợp dương tính với HPV thì nên thực hiện cùng lúc Pap Smear và HPV định kỳ hàng năm. 

  • Trên 65 tuổi: Xét nghiệm không còn cần thiết, đặc biệt là các xét nghiệm trong vòng 10 năm trở lại đều cho kết quả âm tính. 

  • Phương pháp thực hiện: Phụ nữ được hướng dẫn nằm ngửa trên giường, hai đầu gối cong lại. Bác sĩ sẽ sử dụng một dụng cụ được gọi là mỏ vịt nhẹ nhàng đưa vào bên trong âm đạo, mở rộng và cố định thành âm đạo để có thể nhìn thấy rõ khu vực cổ tử cung. 

Tiếp đó, bác sĩ sẽ dùng một que gỗ để lấy mẫu ở cổ tử cung. Tế bào này sẽ được phết lên một nửa lam kính ở phần kính mờ, phết mỏng và theo một chiều duy nhất, nhẹ nhàng để tránh hủy hoại tế bào cũng như tế bào bị vón cục. Bác sĩ tiếp tục phết tế bào lên một nửa lam kính còn lại, xoay vòng bàn chải theo chiều dài lam kính. Phết thứ hai được đặt lên phết đầu tiên và chuyển đến phòng xét nghiệm để phân tích kết quả. 

  • Ưu điểm: chi phí thấp, dễ thực hiện.  

  • Nhược điểm: kỹ thuật trải tế bào không tốt sẽ làm che khuất các tế bào bất thường, do không quan sát rõ tế bào do lẫn nhiều hồng cầu, chất nhầy, tế bào viêm, tế bào biểu mô làm cho phết có độ dày cao. 

2. PHẾT TẾ BÀO NHÚNG DỊCH - LIQUID-BASED CYTOLOGY (PATHTEZT MEDITRON – MAX PREP) 

Phương pháp này ra đời khắc phục được hầu như mặt hạn chế của Pap cổ điển. Nguyên tắt lấy mẫu giống phết tế bào cổ điển, dụng cụ là chổi chuyên dụng lấy được nhiều tế bào hơn và ít gây tổn thương cổ tử cung hơn. Chổi lấy mẫu xong sẽ được đựng trong lọ chứa chất bảo quản gốc metanol. chổi được đẩy xuống phía dưới, các sợi lông bị tách ra, bàn chải xoáy trong chất lỏng để giải phóng các tế bào.  

  • Nguyên lí hoạt động: là ly tâm phân tách tế bào cổ tử cung khỏi dịch lỏng, các thành phần tạp trong mẫu bệnh phẩm và sau đó được chuyển sang phiến kính với sự hỗ trợ của áp suất không khí để dàn tế bào đồng đều chỉ trên một lớp để đọc. Việc báo cáo kết quả được thực hiện theo Hệ thống Bethesda 

  • Ưu điểm: Giảm sự chồng chéo tế bào và việc phân tích có thể nhanh chóng hơn so với phương pháp phết tế bào thông thường 

3. XÉT NGHIỆM HPV (HPV GENOTYPE – HPV COBAS) 

Việc thừa nhận vai trò của vi rút u nhú ở người (HPV) là nguyên nhân tất yếu gây ra ung thư cổ tử cung đã dẫn đến sự phát triển của xét nghiệm HPV và vaccin ngừa HPV. Trong các HPV tấn công niêm mạc sinh dục, các HPV có liên quan đến ung thư cổ tử cung và những tổn thương tiền ung thư nên có thể chia thành nhóm: 

  • Nhóm HPV nguy cơ thấp: gồm các type 6, 11, 42, 43 và 44. 

  • Nhóm HPV nguy cơ cao: gồm các type: 16, 18, 31, 33, 34, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59, 66, 68 và 70. 

  • Nguyên tắt lấy mẫu: giống phết tế bào, dụng cụ là chổi chuyên dụng lấy được mẫu ở cổ ngoài và đoạn kênh cổ tử cung. Chổi lấy mẫu xong sẽ được đựng trong lọ chứa chất bảo quản. 

  • Nguyên lý: dùng phương pháp khuếch đại chuỗi đích. PCR là phương pháp của khuếch đại chuỗi nucleotid đích, cho phép các vùng đặc hiệu của DNA nhân lên trong ống nghiệm nhằm khuếch đại chuỗi đích để tạo ra nhiều bản sao từ một đoạn DNA hoặc RNA mà không sử dụng sinh vật sống. 

  • Ưu điểm: độ nhạy cao hơn để phát hiện các tổn thương tiền ung thư, tái đảm bảo tốt hơn bằng xét nghiệm âm tính và kéo dài khoảng thời gian sàng lọc một cách an toàn. 

4. XÉT NGHIỆM BỘ ĐÔI CO-TESTING (COTESTING MEDITRON – COTESTING NOVACARE) 

Làm xét nghiệm PAP nhúng dịch và HPV test trong cùng 1 lọ bệnh phẩm.  

  • Nguyên tắt lấy mẫu: Giống như PAP nhúng dịch và HPV test nhưng chỉ 1 lần lấy mẫu và mẫu đựng chung 1 lọ bệnh phẩm. 

  • Nguyên lý: phân tích 2 xét nghiệm trên cùng 1 mẫu được lấy và chứa trong lọ bệnh phẩm. 

  • Kết quả: sẽ được trả riêng biệt: PAP nhúng dịch và HPV test theo quy ước. 

  • Ưu điểm: chi phí thấp hơn khi làm riêng biệt từng xét nghiệm. 

LƯU Ý ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN ĐỂ CÓ KẾT QUẢ CHÍNH XÁC: 

  • Không thực hiện khi đang hành kinh. Thời điểm tốt nhất là ít nhất 5 ngày sau khi hết kinh. 

  • Không sử dụng tampond, các loại kem âm đạo, kem dưỡng ẩm hoặc chất bôi trơn khác hoặc thuốc đặt âm đạo trong 7 ngày trước đó. 

  • Không thụt rửa âm đạo trong vòng 2 đến 3 ngày trước đó. 

  • Không quan hệ tình dục qua đường âm đạo trong 2 ngày trước khi xét nghiệm Pap. 

Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung là “chìa khóa vàng” giúp phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ để kiểm soát và điều trị kịp thời. Mỗi phụ nữ hãy chủ động tầm soát ngay hôm nay để bảo vệ bản thân và gia đình! 

Bài viết gần đây/mới

ĐỪNG CHỦ QUAN VỚI HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY - MỐI ĐE DỌA ÂM THẦM ĐẾN SỨC KHỎE VÀ CUỘC SỐNG
Hội chứng ống cổ tay là loại bệnh lý thần kinh bị chèn ép phổ biến nhất và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển thành suy yếu lực tay, teo cơ, thậm chí mất khả năng lao động.

By ThS. BS. CKI NGUYỄN VĂN HOÀNG TÂM

NHẬN BIẾT VÀ XỬ LÝ SỐT PHÁT BAN Ở TRẺ (ROSEOLA)
Chắc hẳn là các ba mẹ và các bé đều đã từng trải qua tình trạng Sốt phát ban ít nhất một lần trong đời! Vậy để hiểu đúng và đầy đủ hơn về tình trạng này, chúng ta cùng tìm hiểu về Sốt phát ban là gì nhé!

By BS.CKII. PHẠM QUANG VINH

SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM KHÔNG ĐƠN GIẢN NHƯ MỌI NGƯỜI LẦM TƯỞNG
Suy dinh dưỡng là một trong nguyên nhân gây tử vong đối với trẻ dưới 5 tuổi và gây ra các hệ quả như: chậm phát triển, trí nhớ kém, rối loạn tiêu hóa...

By Ths. BS. Lê Thị Kim Dung

8 LƯU Ý GIÚP BẢO VỆ TRẺ KHỎI CÁC BỆNH HÔ HẤP THƯỜNG GẶP KHI GIAO MÙA
Vào thời điểm giao mùa, trẻ em dễ mắc các bệnh hô hấp như viêm hô hấp trên, viêm thanh quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, và suyễn. Nguyên nhân không chỉ do sự thay đổi đột ngột của thời tiết hay hệ miễn dịch chưa hoàn thiện mà còn từ những yếu tố có thể phòng tránh được. Dưới đây là lời khuyên đến từ BS.CKI. Trần Thị Thùy Trang - Chuyên khoa Nhi - Hệ Thống Phòng khám CarePlus để giúp bé có hệ hô hấp khỏe mạnh:

By BS. CK1. Phạm Thị Thùy Trang

NHỮNG CON SỐ “BÁO ĐỘNG” VỀ TÌNH HÌNH SỨC KHỎE CƠ XƯƠNG KHỚP NƠI LÀM VIỆC 2024
Sức khỏe cơ xương khớp luôn là một trong những vấn đề được quan tâm tại môi trường làm việc. Báo cáo chỉ ra có đến 47% người lao động xác nhận giảm năng suất làm việc do đau cơ, nhức khớp. Tìm hiểu cách phòng ngừa và cải thiện trong bài viết dưới đây!

Các sản phẩm liên quan

Khám bệnh Phụ khoa thường gặp
Hầu hết mọi phụ nữ đều ít nhất một lần mắc bệnh phụ khoa trong đời. Nguyên nhân có thể đến từ việc quan hệ tình dục không lành mạnh, vệ sinh vùng kín kém sạch sẽ, chế độ ăn uống kém dinh dưỡng, căng thẳng và không nghỉ ngơi hợp lý,... Nhiều bệnh phụ khoa có thể tái phát nhiều lần và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản, thậm chí dẫn đến vô sinh ở nữ giới. ₫300.000

Tầm Soát Ung Thư Cổ Tử Cung
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, ung thư cổ tử cung là một trong những loại bệnh ung thư phổ biến hàng đầu ở phụ nữ Việt Nam. Theo đó, mỗi năm Việt Nam lại có khoảng 6.000 phụ nữ phát hiện bệnh và hơn ½ số đó tử vong. Hơn thế nữa, con số phụ nữ mắc bệnh ung thư cổ tử cung đang ngày càng cao do sự ô nhiễm từ môi trường, thức ăn và lối sống thiếu lành mạnh. Tuy nhiên, nếu nhận biết sớm dấu hiệu ung thư cổ tử cung, bệnh có thể chữa khỏi ở giai đoạn đầu. ₫1.600.000

Tầm Soát Các Bệnh Ung Thư Thường Gặp Ở Phụ Nữ
GLOBOCA-VIETNAM 2023: Ở nữ giới có 5 loại ung thư thường gặp gồm: Ung thư vú, phổi, đại trực tràng, dạ dày, gan (Chiếm khoảng 59,4% tổng các loại ung thư nói chung.) ₫4.500.000

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}