ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

AN TOÀN BƯỚC QUA DỊCH ĐAU MẮT ĐỎ

Người bị đau mắt đỏ (hay còn gọi là viêm kết mạc cấp) tại TP.HCM đang tăng nhanh, ngành y tế thành phố đã tìm được tác nhân chính gây bệnh là enterovirus (86%)

 AN TOÀN BƯỚC QUA DỊCH ĐAU MẮT ĐỎ

19/09/2023 8:44:28 SA

Bệnh đau mắt đỏ là gì?
  Bệnh nhân đau mắt đỏ có cảm giác cộm, xốn tại mắt giống như có “cát”, mắt khó chịu, đau nhẹ.
  Mắt đỏ, có ghèn, mí dính lại khi thức dậy, thường đỏ một mắt trước sau đó lan qua mắt thứ hai.
  Mí mắt sưng và chảy nước mắt.
  Một số ít trường hợp có thể có xuất huyết dưới kết mạc hoặc có giả mạc.
  Đôi khi có đau hạch trước tai, viêm họng, sốt nhẹ và mỏi mệt.

Đặc điểm của dịch đau mắt đỏ:
  Bệnh do vi rút gây nên
  Lây lan tương đối nhanh
  Đa số trường hợp tự hết sau 7 đến 14 ngày
  Thị lực không giảm hoặc giảm ít. Một số ít trường hợp bệnh có thể có biến chứng giác mạc (tròng đen) và gây suy giảm thị lực.

Điều trị:
  Nếu có những dấu hiệu kể trên người bệnh nên đi khám ở cơ sở y tế có chuyên khoa mắt.
  Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc nhỏ mắt chứa corticoid (dexamethasone) khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  KHÔNG đưa vật lạ vào mắt như: xông hơi lá trầu, nặn chanh, đắp lá cây, lá nha đam, đắp thuốc, giã thịt ếch nhái, côn trùng, mật gấu, nước tiểu, sữa mẹ, … vì có thể làm mắt bệnh bị nhiễm trùng nặng hơn.
  Đa số trường hợp bệnh tự giới hạn sau 7 đến 14 ngày.
  Có thể dùng thuốc nhỏ kháng sinh ngừa bội nhiễm vi trùng
  Mục đích của điều trị là đem lại sự dễ chịu và phòng ngừa lây lan trong cộng đồng.

Các bước chăm sóc mắt khi bị đau mắt đỏ:
  Dùng đúng thuốc theo toa
  Làm sạch ghèn trước khi nhỏ thuốc
  Có thể nhỏ dung dịch nước muối đẳng trương (NaCl 0,9%) hoặc nước mắt nhân tạo
  Rửa tay trước và sau khi rửa / nhỏ mắt
  Dùng bông gòn (loại dùng một lần) lau mắt, không dùng khăn
  Chườm lạnh sẽ giúp giảm sưng và mang lại cảm giác dễ chịu
  Đeo kính mát bảo vệ mắt và nên vệ sinh kính mỗi ngày
  Cách ly người bệnh (5 – 7 ngày).

Phòng ngừa:
  Nhìn nhau không lây đau mắt đỏ
  Chưa có thuốc nhỏ ngừa bệnh
  Trung gian truyền bệnh là nước mắt / hoặc dịch hầu họng của người bệnh đau mắt đỏ (nước mắt/ dịch hầu họng có chứa vi rút)
  Người bệnh nên đeo khẩu trang nếu có triệu chứng hô hấp vì bệnh lây truyền qua những hạt tiết tố nhỏ li ti khi ho hoặc nhảy mũi.
  Vệ sinh những vật dụng như: nắm tay cửa, điện thoại, khăn, …
  Rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn là một biện pháp phòng bệnh rất hữu hiệu
  Người bệnh hạn chế bắt tay, dụi mắt  dùng chung khăn. Hạn chế đến trường và cơ quan khi mắt còn đỏ và chảy nước mắt.

 

Bài viết gần đây/mới

NHỮNG CON SỐ “BÁO ĐỘNG” VỀ TÌNH HÌNH SỨC KHỎE CƠ XƯƠNG KHỚP NƠI LÀM VIỆC 2024
Sức khỏe cơ xương khớp luôn là một trong những vấn đề được quan tâm tại môi trường làm việc. Báo cáo chỉ ra có đến 47% người lao động xác nhận giảm năng suất làm việc do đau cơ, nhức khớp. Tìm hiểu cách phòng ngừa và cải thiện trong bài viết dưới đây!

BỆNH HEN SUYỄN Ở TRẺ EM - Cần phát hiện và điều trị sớm!
Việc điều trị hen suyễn tối ưu ở trẻ em phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm độ tuổi, mức độ nghiêm trọng và tần suất các cơn hen xảy ra và tuân thủ dùng thuốc. Trong hầu hết các trường hợp, thuốc có thể kiểm soát các triệu chứng, cho phép trẻ tham gia đầy đủ vào mọi hoạt động, bao gồm cả thể thao.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

TĂNG HUYẾT ÁP ẨN GIẤU VÀ NHỮNG ĐIỀU CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
Tăng huyết áp ẩn giấu (THA ÂG) là tình trạng huyết áp của bệnh nhân bình thường dưới ngưỡng 140/90mmHg khi đo tại cơ sở y tế, nhưng khi đo ngoài cơ sở y tế (tại nhà hoặc đo huyết áp lưu động trong 24 giờ) thì chỉ có số trung bình trên 135/85 mmHg. Điều đáng lo ngại là THA ẩn giấu chưa được quan tâm đúng mức mặc dù đây vẫn là một tình trạng nguy hiểm, nếu không được xử lý kịp thời có thể gây ra các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng như SUY THẬN, MẤT THỊ LỰC, SUY TIM, TĂNG NGUY CƠ ĐỘT QUỴ.

HIỂU ĐÚNG - TEST CHUẨN CÙNG “XÉT NGHIỆM BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC (STDs) LẤY MẪU TẠI NHÀ”
Với nhiều người, bệnh lý lây truyền qua đường tình dục vẫn là một vấn đề “tế nhị” và mang lại nỗi mặc cảm lớn. Đôi khi việc gặp bác sĩ điều trị và trao đổi trực tiếp không quá đáng sợ với người bệnh bằng những thủ tục mà họ phải trải qua trước đó, từ đăng ký khám, thông báo triệu chứng với nhân viên sàng lọc đến việc phải chờ đợi trước khi được gọi tên vào phòng khám bệnh. Tất cả những lo ngại mang tính tinh thần này “dường như” sẽ được giải quyết bằng hình thức xét nghiệm tại nhà.

By Ths. Bs. Nguyễn Đoan Quỳnh

VÌ SAO NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG DỄ BỊ SÂU RĂNG VÀ VIÊM NƯỚU?
Theo số liệu thống kê, bệnh răng miệng giữ vị trí cao nhất trong số các bệnh phổ biến ở nhân viên doanh nghiệp đến khám sức khỏe định kỳ tại CarePlus trong quý 1 - 2 - 3/2024, nổi bật với vấn đề sâu răng và viêm nướu.

By BS. Phan Hữu Quang

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}