ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Bao lâu nên tẩy giun định kỳ cho trẻ? Những lưu ý khi tẩy giun

Trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm giun. Khi giun chui vào trong cơ thể trẻ em, chúng sẽ trành giành những chất dinh dưỡng, lâu dần làm cho trẻ xanh xao, chậm tăng trưởng thể chất, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển cả về trí tuệ và tinh thần của con. Một số loại giun có thể gây ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt và học tập của bé. Do vậy việc tẩy giun cho trẻ là việc làm cần thiết.

Bao lâu nên tẩy giun định kỳ cho trẻ? Những lưu ý khi tẩy giun

1. Vì sao trẻ cần được tẩy giun định kỳ?

Trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm giun chủ yếu là các loại giun như giun đũa, giun kim, giun móc, giun tóc. Nguyên nhân là do trẻ nhỏ thường rất hiếu động, thích khám phá mọi thứ xung quanh, hay bò, chơi lê la trên sàn, đi chân đất, và mút tay, nên trẻ con rất dễ bị nhiễm giun.

Ngoài ra, ở một số vùng có điều kiện vệ sinh kém trẻ có thể nhiễm giun từ thức ăn, nước uống bị ô nhiễm. Đối với giun móc, ấu trùng xâm nhập xuyên qua da vào cơ thể và gây bệnh cho trẻ.

Khi giun chui vào trong cơ thể trẻ em, chúng sẽ trành giành những chất dinh dưỡng, lâu dần làm cho trẻ xanh xao, chậm tăng trưởng thể chất, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển cả về trí tuệ và tinh thần của con. Một số loại giun có thể gây ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt và học tập của bé.

Đặc biệt, trong một số trường hợp giun gây ra biến chứng như như giun chui ống mật, giun chui ống tụy, tắc ruột, viêm nhiễm bộ phận tiết niệu – sinh dục,… trẻ cần can thiệp và xử trí kịp thời .

Do vậy việc tẩy giun cho trẻ là việc làm cần thiết. Các bác sĩ Nhi khoa khuyên mẹ nên tẩy giun định kỳ cho trẻ khi trẻ được 1 tuổi trở lên.

2. Bao lâu nên tẩy giun định kỳ cho trẻ 1 lần?  

Tần suất tẩy giun định kỳ cho trẻ phụ thuộc vào vùng dịch tễ. Theo số liệu của Viện sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng, tình hình nhiễm giun tại các tỉnh Đôn Nam Bộ trong đó có TP. HCM là 13%. Với tỷ lệ này thì tần suất tẩy giun định kỳ theo khuyến cáo là 1 năm/lần. Đặc biệt, tất cả thành viên trong gia đình nên thực hiện tẩy giun vào cùng thời điểm để tránh trường hợp lây nhiễm trứng giun.

3. Lưu ý khi sử dụng thuốc tẩy giun cho trẻ

Thuốc tẩy giun cho trẻ là một loại thuốc dễ sử dụng và tương đối an toàn, tuy nhiên khi tẩy giun cho trẻ mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:

– Chỉ nên tẩy giun khi trẻ được 1 tuổi trở lên.

– Khi uống thuốc tẩy giun, trẻ không cần nhịn đói hay ăn kiêng, cũng không phải dùng thuốc xổ.

– Khi uống thuốc tẩy giun trẻ có thể có một số phản ứng phụ  (ít gặp) sau khi dùng thuốc như trẻ có thể đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy thoáng qua, những triệu chứng này thường nhẹ và sẽ tự khỏi.

– Một số rất ít trường hợp trẻ có thể có phản ứng dị ứng với thuốc như phát ban, ngứa, nổi mề đay. Khi đó, nên đưa bé đi khám để được bác sĩ Nhi khoa để được tư vấn cách xử lý phù hợp.

– Đặc biệt, điều quan trọng nhất mà ba mẹ cần lưu ý là không phải tất cả trẻ đều có thể uống thuốc tẩy giun. Có một số trường hợp chống chi định như: trẻ mắc những bệnh mãn tính như suy tim, suy gan, suy thận, đang bệnh cấp tính, đang sốt , …. Do đó cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tẩy giun cho con.

Ngoài ra, bên cạnh việc tẩy giun định kỳ, phụ huynh cần phòng bệnh bằng cách giữ vệ sinh môi trường sống tốt. Đặc biệt là cần vệ sinh sạch sẽ và đúng cách phân, nước tiểu, rác, các đồ vật bẩn giun dễ ký sinh trên đó. Ăn uống bảo đảm vệ sinh và đừng quên vệ sinh tay cho trẻ thường xuyên đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Luôn cắt móng tay sạch sẽ, không mút ngón tay.

4. Các loại thuốc tẩy giun nào thường dùng cho trẻ em

– Trẻ em từ 12 tháng tuổi đến dưới 24 tháng tuổi: Albendazole 200mg hoặc Mebendazole 500mg liều duy nhất.

– Trẻ từ 24 tháng tuổi trở lên: Albendazole 400mg hoặc Mebendazole 500mg liều duy nhất.

– Trẻ nhỏ phải nghiền thuốc pha với nước uống.

– Trẻ lớn nên nhai thuốc tẩy giun và uống với nước.

Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa Nhi trước khi sử dụng thuốc tẩy giun cho trẻ.

Bài viết được sự tư vấn của BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng - Trưởng Khoa Nhi Phòng khám Quốc tế CarePlus 

Bài viết gần đây/mới

KHÔNG CHỦ QUAN VỚI DẤU HIỆU VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH THỦY ĐẬU
Các biểu hiện lâm sàng của thủy đậu ở trẻ thường phát triển trong vòng 15 ngày sau khi tiếp xúc và thường bao gồm các triệu chứng sốt, mệt mỏi , đau họng, chán ăn, sau đó là phát ban mụn nước toàn thân, thường xảy ra trong vòng 24 giờ.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

5 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI CHÍCH NGỪA HPV PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã đưa ra những khuyến nghị về việc tiêm ngừa vacxin HPV đối với tất cả trẻ em (cả nam lẫn nữ) nên được tiêm vacxin HPV vào khoảng 11-12 tuổi, thậm chí có thể tiêm sớm nhất là lúc 9 tuổi và việc chủng ngừa được khuyến khích cho tất cả mọi người đến 26 tuổi.

ĐAU VAI DO VIÊM GÂN - CHUYỆN THƯỜNG THẤY Ở DÂN VĂN PHÒNG
Với đặc thù công việc là làm việc bên máy tính 8 tiếng/ngày, cùng tư thế ngồi chưa đúng, dân văn phòng dễ gặp tình trạng viêm gân cơ vai. ThS. BS. CKI. Nguyễn Văn Hoàng Tâm - Chuyên khoa Cơ xương khớp tại CarePlus có những chia sẻ hữu ích về chủ đề này.

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP (QUÝ I/2024)
Trong quý I/2024, CarePlus ghi nhận tỷ lệ nhân sự của các doanh nghiệp khám sức khỏe định kỳ mắc các bệnh lý răng hàm mặt, vấn đề về mắt và rối loạn mỡ máu... ở mức cao (48 - 84%).

Các sản phẩm liên quan

Khám tổng quát cho trẻ 10-16 tuổi
10-16 tuổi là độ tuổi trẻ không còn nhiều bệnh vặt vì hệ miễn dịch đã phát triển gần như hoàn chỉnh. Ở độ tuổi này, trẻ cũng đã có thể bắt đầu tự lo liệu cho những nhu cầu tối thiểu của bản thân nên ba mẹ hầu như không còn phải bận tâm cho những đợt bệnh lai rai của trẻ như khi còn nhỏ. Tuy nhiên vì đang hoàn tất quá trình dậy thì nên đây là lứa tuổi dễ bị khủng hoảng nhất so với các tuổi khác. ₫1.650.000

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}