ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Chăm Sóc & Nhận Biết Trẻ Khi Bị Bệnh Tay - Chân - Miệng

Chăm Sóc & Nhận Biết Trẻ Khi Bị Bệnh Tay - Chân - Miệng

16/01/2018 2:41:48 CH

1. Bệnh tay chân miệng (TCM) là gì?

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do các loại siêu vi trùng đường ruột gây ra. Hai tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV71).

Bệnh xảy ra quanh năm ở hầu hết các địa phương. Tại các tỉnh phía Nam, bệnh tăng cao vào tháng 2 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm.

Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, nhất là trẻ dưới 3 tuổi.

2. Biểu hiện của bệnh Tay chân miệng như thế nào?

Khoảng 3-6 ngày sau khi tiếp xúc với bệnh tay chân miệng, các triệu chứng đầu tiên như: sốt nhẹmệt mỏi, đau họngquấy khóc, biếng ăn sẽ xuất hiện. Trẻ nhiễm EV71 thường có thêm biểu hiện tiêu chảy vài lần trong ngày, nôn ói à Sau đó, phát ban có mụn nước nhỏ, xuất hiện ở vùng mông, gối, lòng bàn tay, lòng bàn chân, ngón tay, ngón chân và thường ấn không đau. Bóng nước ở da sẽ tự xẹp đi, có thể để lại vết thâm sau 5 đến 7 ngày, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm. Bóng nước cũng xuất hiện trong miệng, niêm mạc má, nướu răng, lưỡi, họng và khi vỡ ra gây những vết loét trong miệng gây đau và bỏ ăn, chảy nước miếng. Triệu chứng trong vài ngày đầu thường nặng nhất nhưng biến mất hoàn toàn trong vòng một tuần.

3. Bệnh Tay Chân Miệng có nghiêm trọng không?

Đa số các trường hợp bệnh tự khỏi. Vấn đề thường gặp ở trẻ bệnh TCM là mất nước, do trẻ đau miệng và uống không đủ dịch. Tuy nhiên, những trận dịch Tay chân miệng gần đây cho thấy EV71 có thể gây tổn thương hệ thần kinh trung ương và gây biến chứng toàn thân nghiêm trọng có thể tử vong ở một số trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi.

4. Chăm sóc trẻ bị Tay Chân Miệng như thế nào?

Giảm sốt: Có thể dùng paracetamol hoặc ibuprofen để giảm sốt và giảm đau miệng cho trẻ. Liều dùng tùy theo cân nặng và theo hướng dẫn của bác sĩ. Mặc đồ mỏng và thoáng cho trẻ.

Cho trẻ uống thêm dịch: Cho trẻ ăn thêm thức ăn lỏng dễ tiêu. Thức ăn, nước uống lạnh giúp trẻ dễ ăn hơn.

Giảm đau miệng: Paracetamol hoặc ibuprofen cũng có thể giúp giảm đau miệng.

5. Bệnh Tay Chân Miệng có lây không?

Trẻ bị TCM có thể phát tán virus cho mọi người xung quanh. Bệnh thường gây lây nhiễm nhiều nhất trong tuần đầu tiên, do đó, có thể cho trẻ nghỉ học ít nhất 1 tuần đến 10 ngày.

6. Bệnh Tay Chân Miệng lây truyền như thế nào?

Virus gây bệnh TCM thường lây lan qua tiếp xúc giữa người với người theo những cách khác nhau:

Đường hô hấp

Do tiếp xúc với những giọt nhỏ chứa virus được bắn ra từ đường hô hấp khi trẻ ho, hắt hơi hoặc thậm chí khi nói chuyện.

Do tiếp xúc với dịch tiết đường hô hấp (chất nhầy mũi hoặc nước bọt) trên các vật dụng bị lây nhiễm bởi người bệnh.

Đường phân-miệng

Do tiếp xúc với phân của trẻ bị bệnh. Thường do tay của trẻ bệnh bị nhiễm bẩn khi đi vệ sinh, sau đó chúng sờ chạm và làm lây nhiễm các vật dụng chung quanh. Những trẻ khỏe mạnh khác có thể sờ chạm vào các vật dụng này, rồi vô tình đưa tay vào miệng và nhiễm bệnh.

7. Làm thế nào để ngăn ngừa và kiểm soát sự lây lan của bệnh Tay Chân Miệng?

- Dạy trẻ che miệng và mũi khi hắt hơi hoặc ho bằng khăn giấy, hoặc bằng tay áo nếu không có sẵn khăn giấy. Dạy mọi người rửa tay ngay sau khi tiếp xúc với chất tiết nhầy. Thay quần áo bị lây nhiễm.

- Rửa tay sau khi thay tã.

- Giặt, rửa, và khử trùng đồ chơi đã tiếp xúc với dịch tiết, nước bọt của trẻ.

- Tránh ăn uống chung, hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân như đồ dùng ăn uống, bàn chải đánh răng và khăn tắm.

- Không ôm, hôn, và dùng chung tách uống nước hoặc các đồ dùng khác của con bạn ở chung phòng, hay cho chúng ở riêng trong giai đoạn bệnh lây nhiễm cao nhất.

- Khử trùng bề mặt hay các vật dụng mà trẻ tiếp xúc thường xuyên, rất hữu ích để phòng tránh lây nhiễm bệnh cho anh chị của trẻ.

8. Trẻ có thể đi học khi đang bị Tay Chân Miệng không?

Thông thường, trẻ vẫn có thể đi học, trừ khi:

- Trẻ không được khỏe, hoặc có sốt.

- Trẻ có nhiều vết loét miệng.

- Hoặc thầy cô giáo không thể chăm sóc tốt cho trẻ.

Tốt nhất, nên cho trẻ nghỉ ngơi ở nhà trong tuần đầu để cha mẹ theo dõi phát hiện sớm các dấu hiệu nặng của bệnh. Đồng thời đây là giai đoạn bệnh lây nhiễm cao nhất, cho trẻ ở nhà giúp hạn chế phát tán bệnh.

9. Trẻ đã bị TCM có thể bị lại nữa không?

Trẻ vẫn có thể bị lại bệnh Tay Chân Miệng do nhiễm cùng loại virus trước đó hoặc do nhiễm loại virus khác gây bệnh Tay Chân Miệng.

Bài viết gần đây/mới

GIẢI PHÁP CHĂM SÓC SỨC KHỎE NHÂN LỰC ĐỂ TỐI ĐA NĂNG SUẤT TỪ HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM CAREPLUS
Bên cạnh chế độ lương thưởng, càng ngày người lao động càng có những mong muốn thiết thực hơn về phúc lợi sức khỏe và môi trường làm việc, đặc biệt là trong thời kỳ kinh tế biến động hiện tại. Tham khảo ngay các giải pháp chăm sóc sức khỏe nguồn nhân lực để tối ưu năng suất làm việc từ Hệ thống Phòng khám CarePlus!

ĐỪNG GIẢM CÂN CẤP TỐC - HÃY GIẢM CÂN KHOA HỌC
Thật sự rất khó để cưỡng lại sức hấp dẫn của các mẹo "giảm cân cấp tốc". Nhưng nếu áp dụng chúng trong suốt thời gian dài, sẽ gây ra nhiều nguy hại đến sức khỏe. Tìm hiểu rủi ro khi giảm cân cấp tốc trong bài viết dưới đây!

KIẾN BA KHOANG VÀO MÙA - NHẬN BIẾT & ĐỀ PHÒNG “VIÊM DA”
Khác với các loại kiến thông thường, kiến ba khoang khi tấn công sẽ tạo nên ‘’Viêm da’’ và nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây viêm da nặng hơn, thậm chí nhiễm khuẩn và loét. Những người bị "đốt" thực ra là do tiếp xúc với dịch tiết của kiến. Vậy cần làm gì để phòng ngừa bị viêm da do kiến ba khoang đốt đặc biệt trong mùa mưa này và điều trị như thế nào là đúng cách?

By Ths. Bs. Nguyễn Đoan Quỳnh

HỎI - ĐÁP CÙNG BÁC SĨ: CHUYỆN CHƯA BIẾT VỀ SỐT XUẤT HUYẾT!
Mặc dù sốt xuất huyết không phải là căn bệnh xa lạ nhưng vẫn còn nhiều phụ huynh hoang mang lo lắng về căn bệnh này, đặc biệt là trong thời gian gần đây khi mùa mưa bão bắt đầu cũng là thời điểm thuận lợi cho muỗi Dengue gây bệnh sốt xuất hiện sinh sôi phát triển mạnh mẽ.

By BS. CK1. Lê Ngọc Tuyết Sương

DẤU HIỆU BẤT THƯỜNG Ở DẠ DÀY CẦN LƯU Ý TẦM SOÁT SỚM
Ung thư tiêu hóa chiếm hơn 30% ca ung thư tại Việt Nam. Tuy nhiên các triệu chứng bệnh ban đầu thường mờ nhạt, diễn tiến âm thầm dễ bị xem nhẹ và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý tiêu hóa khác nên thường được phát hiện ở giai đoạn muộn.

By TS. BS. Nguyễn Huy Bằng

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}