ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Các dấu hiệu bệnh phụ khoa không thể bỏ qua

Bệnh phụ khoa thực chất là tên gọi chung của nhiều bệnh lý liên quan đến bộ phận sinh dục nữ. Các dấu hiệu bệnh phụ khoa thường gặp như ngứa ở vùng kín, khí hư có màu xanh và mùi tanh hôi, xuất huyết âm đạo bất thường… Tuy nhiên đa số chị em đều khá chủ quan, thường đi khám chậm trễ, dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản và đe dọa trực tiếp đến tính mạng.

Các dấu hiệu bệnh phụ khoa không thể bỏ qua

1. Các dấu hiệu bệnh phụ khoa thường gặp

Dấu hiệu Bệnh lý phụ khoa phổ biến Ung thư phụ khoa có thể mắc

Xuất huyết âm đạo bất thường:

- Xuất huyết dù chưa đến chu kỳ kinh nguyệt.

- Xuất huyết giữa kỳ kinh, sau khi quan hệ hoặc sau mãn kinh.

- Lượng máu quá nhiều hoặc ít hơn hẳn so với các chu kì trước.

- STDs (bệnh lây truyền qua đường tình dục).

- Nhiễm trùng cổ tử cung hoặc niêm mạc tử cung.

- U xơ tử cung hoặc polyp cổ tử cung, polyp lòng tử cung.

- Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).

Thường gặp ở tất cả các loại ung thư phụ khoa (ngoại trừ ung thư âm hộ).
Cảm giác đầy hơi, buồn nôn, đau bụng hoặc đau lưng, mệt mỏi, tăng nhiệt độ cơ thể. - Biểu hiện thường gặp vào thời kỳ kinh nguyệt. Ung thư buồng trứng.
Đau lưng thường xuyên, đau bụng dưới hoặc áp lực vùng chậu, đi tiểu liên tục.

- U nang buồng trứng.

- Lạc nội mạc tử cung.

- U xơ tử cung.

- Ung thư buồng trứng.

- Ung thư tử cung.

- Đi tiểu nhiều.

- Táo bón thường xuyên.

- Tiêu chảy cấp.

- U nang buồng trứng.

- Lạc nội mạc tử cung.

- U xơ tử cung.

- Sa tử cung.

- Nhiễm trùng đường tiết niệu.

- Ung thư buồng trứng.

- Ung thư âm đạo.

- Âm hộ ngứa, rát, đau.

- Đau âm hộ kèm theo phát ban, lở loét, mụn cóc.

- Đau khi quan hệ.

- Viêm âm đạo.

- Vulvodynia.

- STDs (bệnh lây truyền qua đường tình dục).

Ung thư âm hộ.

- Tăng tiết dịch âm đạo.  

- Tiết dịch âm đạo có mùi bất thường.

- Tiết dịch nhầy có máu.

- Nhiễm khuẩn âm đạo.

- Viêm âm đạo do nấm.

- Chlamydia hoặc STDs.

- Bệnh viêm vùng chậu (PID).

- Trichomonas.

- Ung thư cổ tử cung.

- Ung thư nội mạc tử cung

- Đau rát sau khi quan hệ. - Viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm tử cung. - Ung thư cổ tử cung, ung thư tử cung.

- Kinh nguyệt không đều.

- Đau thắt lưng thường xuyên.

- Xuất hiện cục nhỏ ở vùng bụng dưới.

- U xơ tử cung.  

2. Dấu hiệu viêm phụ khoa phổ biến nhất

Theo thống kê có đến 80% phụ nữ Việt viêm nhiễm phụ khoa trong độ tuổi sinh sản. Trong đó viêm âm đạo là căn bệnh phổ biến nhất, xảy ra ở cả người đã và chưa quan hệ tình dục. Viêm âm đạo là tình trạng âm đạo bị viêm nhiễm, thường dẫn đến tiết dịch bất thường, ngứa hoặc đau rát.

Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ những thói quen không tốt lặp lại trong cuộc sống hàng ngày như: vệ sinh vùng kín không đúng cách hay sử dụng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh để tắm rửa, thức khuya, nhịn tiểu, lạm dụng thuốc tránh thai, áp lực và căng thẳng.

Viêm âm đạo có nhiều loại, nếu nhầm lẫn giữa các triệu chứng có thể điều trị không dứt điểm và gây nhiều biến chứng.

Các loại viêm âm đạo

Dấu hiệu

Lây nhiễm qua quan hệ tình dục

Viêm âm đạo do vi khuẩn (nhóm vi trùng kỵ khí phát triển quá mức so với lợi khuẩn, mất cân bằng hệ vi khuẩn thường trú trong âm đạo).

- Khí hư màu trắng hoặc xám, mỏng, có mùi hôi tanh.

- Dấu hiệu càng nặng hơn sau quan hệ tình dục.

Không

Viêm âm đạo do nấm (chủ yếu do nấm thuộc họ Candida có thể có sẵn trong âm đạo, có đến 75% phụ nữ đã từng mắc ít nhất 1 lần trong đời và 45% trong số đó bị tái nhiễm).

- Âm đạo tiết dịch đặc, có mùi hoặc không có mùi.

- Ngứa ở vùng kín.

- Một số người thấy đau sau khi đi tiểu, đau trong hoặc sau khi quan hệ tình dục.

Viêm âm đạo do trùng roi (trùng roi Trichomonas vaginalis sống trong bộ phận sinh dục gây nên).

- Khí hư màu vàng hoặc xanh, có mùi hôi.

- Âm đạo và âm hộ ngứa, đau rát.

- Đau buốt khi đi tiểu.

- Khó chịu ở bụng dưới.

- Đau sau khi quan hệ.

Tuy nhiên cũng có nhiều phụ nữ không có triệu chứng gì.

Viêm âm đạo do Chlamydia (một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây nên).

Đa số không có dấu hiệu nào bất thường.

Một số ít người có:

- Khí hư bất thường, mùi lạ.

- Tiểu đau, tiểu ra mủ, đi tiểu nhiều lần.

Những dấu hiệu viêm phụ khoa khi bác sĩ khám: âm hộ bị viêm tấy, niêm mạc âm đạo đỏ, có nhiều dịch và lớp bựa trắng bao phủ như váng sữa.

Các dấu hiệu bệnh phụ khoa không thể bỏ qua

Dù là loại viêm âm đạo nào cũng khiến người bệnh luôn cảm thấy khó chịu và căng thẳng

Căn bệnh này còn ảnh hưởng đến sinh hoạt vợ chồng, đặc biệt là giảm khả năng thụ thai, tác động xấu đến sức khỏe sinh sản.

3. Căn bệnh ung thư phụ khoa thường gặp nhất

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh ung thư mà phụ nữ thường gặp, đứng hàng thứ hai trên thế giới (chỉ sau ung thư vú). Bệnh thường gặp ở phụ nữ trung niên trong độ tuổi 35-40. Tuy nhiên trong những năm gần đây, tỷ lệ phát bệnh đang có xu hướng trẻ hóa.

Hầu hết trường hợp mắc bệnh ung thư cổ tử cung là do nhiễm virus HPV (một loại virus u nhú ở người, lây nhiễm qua đường tình dục). Ở giai đoạn đầu, bệnh thường không có hoặc ít có triệu chứng đặc hiệu. Dấu hiệu bệnh chỉ xuất hiện rõ ràng khi các tế bào ác tính phát triển: đau phần bụng dưới và khoang chậu, chảy máu âm đạo hoặc ra dịch có mùi hôi.

Do ung thư cổ tử cung ảnh hưởng lớn đến tử cung, nên trong quá trình điều trị vì một số lý do bệnh nhân buộc phải cắt bỏ tử cung để bảo toàn tính mạng. Điều này vô tình đã tước đi quyền làm mẹ của người phụ nữ. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tử vong vì ung thư cổ đã đến giai đoạn di căn, xâm lấn các cơ quan khác trong cơ thể gây: tắc nghẽn phế quản, suy hô hấp, khối u chèn ép dạ dày, tắc ruột...

Tuy nguy hiểm nhưng căn bệnh ung thư này dễ dàng phòng tránh được. Các chị em phụ nữ cần đi khám phụ khoa định kỳ, thực hiện các xét nghiệm tầm soát hoặc tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung để giảm tỷ lệ phát bệnh.

Các dấu hiệu bệnh phụ khoa không thể bỏ qua

Tiêm ngừa vắc xin giúp giảm các nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung sau này

4. Cần làm gì khi xuất hiện các dấu hiệu bệnh phụ khoa?

Khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, cần đến ngay địa chỉ khám phụ khoa uy tín để được tư vấn và thăm khám, có thể làm các xét nghiệm cần thiết (dịch âm đạo, nước tiểu, máu, tế bào cổ tử cung).

Khi mắc bệnh, bệnh nhân cần chú ý vệ sinh vùng kín thường xuyên và đúng cách. Lưu ý, không thụt rửa sâu trong âm đạo, không nên tự ý dùng các loại xà phòng có độ pH cao. Đồng thời nên chọn đồ lót thoải mái, tránh mặc đồ lót quá chật và ẩm ướt.

Bên cạnh đó, phụ nữ nên đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần hoặc ít nhất 1 năm/lần, nhằm:

- Giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm để điều trị kịp thời.

- Chăm sóc đúng cách, duy trì khả năng sinh sản và bảo vệ sức khỏe.

Tại TP.HCM, nhiều người đã chọn Hệ thống Phòng khám Quốc tế CarePlus là địa chỉ thăm khám tin cậy. Nơi đây có Chuyên khoa Sản Phụ cung cấp các dịch vụ chẩn đoán chính xác, điều trị hiệu quả bệnh lý phụ khoa và sản khoa, tư vấn kế hoạch hóa gia đình và tầm soát ung thư.

Các dấu hiệu bệnh phụ khoa không thể bỏ qua

Thăm khám tại CarePlus, bạn hoàn toàn yên tâm về đội ngũ y bác sĩ và chất lượng dịch vụ

Khi xuất hiện dấu hiệu bệnh phụ khoa bất thường hoặc có nhu cầu khám phụ khoa định kỳ, các chị em có thể liên hệ Hotline miễn phí 1800 6116 để đặt hẹn khám ngay tại hệ thống phòng khám uy tín của CarePlus.

Để bảo vệ sức khỏe cả nhà xuyên suốt mùa dịch, đăng kí KHÁM TỪ XA SẢN PHỤ KHOA tại đây

Bài viết liên quan

Các Bệnh Phụ Khoa Thường Gặp Ở Phụ Nữ và Triệu Chứng
Phụ nữ Việt nói chung thường có tâm lý e ngại, xấu hổ mỗi lần được đề cập đến việc đi khám phụ khoa. Thế nhưng, nếu thử đặt lên bàn cân, liệu các mối lo lắng không nên có đấy có sánh bằng tác hại các căn bệnh phụ khoa đối với sức khỏe sinh sản và sức khỏe gia đình của bạn.

Những ai nên và không nên chích ngừa HPV?
Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phổ biến, thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi 40 – 60. Tuy nhiên, mầm mống gây bệnh là do virut HPV có thể đã âm thầm tồn tại trong cơ thể người bệnh từ hàng chục năm trước đó. Do vậy, chích ngừa HPV ngay từ sớm là biện pháp hiệu quả nhất để các chị em chủ động phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này.

Bài viết được tư vấn bởi BS. CK1. Phạm Thị Ngọc Tuyết

Bài viết gần đây/mới

CHẢY MÁU CAM: NGUYÊN NHÂN, SƠ CỨU VÀ PHÒNG NGỪA
Chảy máu cam một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhất là trẻ mầm non có thể bị ít nhất một lần, thường không nguy hiểm nhưng thường làm các ba mẹ rất lo lắng. Hãy cùng BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng - Chuyên khoa Nhi - Hệ thống phòng khám CarePlus tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân cũng như xử lý khi bị chảy máu cam đúng cách nhé!

By BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng

HIỂU THÊM VỀ NỔI MÀY ĐAY VÀ PHÙ MẠCH
Nổi mày đay và phù mạch là những phản ứng của da thường gặp, gây ra sự khó chịu và đôi khi lo lắng cho người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về hai tình trạng này, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và các biện pháp phòng ngừa.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

BÉO PHÌ DÙ CÂN NẶNG BÌNH THƯỜNG - MỐI NGUY TIỀM ẨN MÀ BẠN KHÔNG NGỜ TỚI
Béo phì cân nặng bình thường (NWO) là tình trạng phức tạp với nhiều nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn. Tìm hiểu cách nhận biết và phòng ngừa béo phì cân nặng bình thường để bảo vệ sức khỏe toàn diện!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỪNG XEM NHẸ TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở TRẺ EM
Thiếu máu thiếu sắt được xem là vấn đề y tế xã hội, là mối quan tâm của y tế toàn cầu. Theo viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam, trong giai đoạn năm 2015 - 2016, trẻ em dưới 5 tuổi có tỉ lệ thiếu máu là 27,8%, thiếu máu do thiếu sắt chiếm tới 63,6%.

By BS. CK1. Lê Ngọc Tuyết Sương

SUY MÒN CƠ Ở NGƯỜI CAO TUỔI - DIỄN TIẾN ÂM THẦM NHƯNG ẢNH HƯỞNG NGHIÊM TRỌNG
Suy mòn cơ (thiểu cơ/ Sarcopenia) ở người cao tuổi là vấn đề có diễn tiến âm thầm nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên về chế độ dinh dưỡng và vận động giúp phòng ngừa suy mòn cơ từ chuyên gia CarePlus.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

Các sản phẩm liên quan

Khám Sức Khỏe Tiền Hôn Nhân Cho Nữ
Nếu lên kế hoạch tổ chức tiệc cưới được xem là bước chuẩn bị cần thiết giúp đôi bạn có một ngày vui trọn vẹn thì khám tiền hôn nhân chính là khâu quan trọng quyết định hạnh phúc của lâu dài của các cặp vợ chồng tương lai. ₫3.800.000 ₫3.040.000

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}