ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

CẢNH BÁO SUY DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH

20% người bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính bị sụt cân, thiếu hụt vitamin và protein, thậm chí suy dinh dưỡng. Đây là tình trạng đáng lưu ý, vì có thể dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch và thúc đẩy bệnh trở nặng.

CẢNH BÁO SUY DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH

14/05/2024 4:57:32 CH

🤔 Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính còn gọi là COPD (Chronic Obstructive Pulmonary Disease) là bệnh đang gia tăng không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới.  

Bệnh này gây tình trạng tắc nghẽn luồng khí từ phổi, dẫn đến khó thở, ho, tiết đàm và thở khò khè. Nguyên nhân chủ yếu là hít phải các chất khí độc hại, như khói thuốc lá, khí đốt nhiên liệu, khói hóa chất, bụi bặm,... Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có nguy cơ cao mắc các bệnh lý nguy hiểm như bệnh tim, ung thư phổi. 

👉 Người bệnh tiêu tốn năng lượng gấp 10 lần để thở so với người khỏe mạnh. Cũng do thường xuyên khó thở nên họ dễ gặp khó ăn lúc ăn uống, không thấy ngon miệng, lâu dần dẫn đến biếng ăn. Số liệu thống kê chỉ ra có khoảng 20% bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính bị sụt cân, thiếu hụt các vitamin và protein, thậm chí suy dinh dưỡng. Nếu tình trạng này kéo dài, có thể dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch và thúc đẩy bệnh tiến triển nặng hơn. 

🌟 Dưới đây là gợi ý về chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người mắc bệnh Phổi tắc nghẽn mãn tính của Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ: 

1. Ưu tiên thực phẩm giàu đạm (protein) 

Nên ăn thực phẩm giàu đam ít nhất 2 bữa/ngày để giúp cho cơ hô hấp luôn khỏe mạnh. Cụ thể là trứng, sữa, thịt, cá, các loại hạt và các loại đậu 

 2. Chọn carbohydrates phức tạp để bổ sung năng lượng 

Chúng có trong bánh mì nguyên cám, trái cây tươi. Đồng thời hạn chế carbohydrates đơn giản có trong đường, bánh kẹo hay nước ngọt. 

3. Bổ sung chất xơ 

Lượng chất xơ lý tưởng bạn cần nạp mỗi ngày là khoảng 20 - 30 gram, từ những món ăn quen thuộc như gạo nguyên cám, các loại hạt, trái cây và rau củ 

4. Hấp thụ chất béo không bão hòa 

Đây là những chất béo có nguồn gốc từ thực vật, như hạt mè, quả óc chó, đậu phộng, dầu hạt cải, dầu nành,...  

🍀 Mặc dù chế độ dinh dưỡng không đóng vai trò chủ yếu trong việc điều trị; tuy nhiên, nếu kết hợp ăn uống khoa học, sinh hoạt hợp lý sẽ giúp người bệnh dễ thở hơn; đồng thời nâng cao thể chất và tinh thần. 

👉 Liên hệ với CarePlus ngay để được chẩn đoán và hỗ trợ bởi đội ngũ Bác sĩ Dinh dưỡng có trình độ chuyên môn cao, với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn dinh dưỡng cho người bệnh mãn tính. 

🍀 Gói khám Dinh dưỡng tại CarePlus được thiết kế đầy đủ các hạng mục giúp đánh giá chính xác tình trạng cơ thể. Thông qua đánh giá Nhân trắc, Khẩu phần và lâm sàng, Bác sĩ sẽ tư vấn dinh dưỡng cá thể hóa, cũng như chế độ vận động phù hợp cho từng khách hàng. 

Nguồn: Mayo Clinic, Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ (American Lung Association) 


HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ CAREPLUS

Hotline: 1800 6116    

Email: info@careplusvn.com    

Bài viết liên quan

KHÁM DINH DƯỠNG NGƯỜI LỚN LÀ GÌ? NHỮNG AI NÊN KHÁM?
Dinh dưỡng là điều vô cùng quan trọng mà bạn không nên bỏ qua. Không chỉ dừng lại ở việc cải thiện vóc dáng mà còn giúp bạn làm chủ cuộc sống khỏe mạnh, tốt đẹp hơn bằng cách thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để “kéo dài tuổi thọ”.

Bài viết được tư vấn bởi ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

KHI NÀO BẠN CẦN ĐI KHÁM DINH DƯỠNG?
Chế độ ăn âm thầm tác động vào sức khỏe của bạn từ ngày này qua ngày khác. Do vậy, bất kì độ tuổi nào cũng nên được khám dinh dưỡng ít nhất 1 lần trong năm, đặc biệt là các thời điểm sau đây

Bài viết được tư vấn bởi ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

SỰ THẬT VỀ THỞ THÔI CŨNG TĂNG CÂN?
Thở thôi cũng tăng cân không hẳn là câu than thở của chị em, mà còn là dấu hiệu chỉ ra những vấn đề sức khỏe tiềm tàng chúng ta cần lưu ý.

Bài viết được tư vấn bởi ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

Bài viết gần đây/mới

TIÊM VẮC XIN LÀ CÁCH TỐT NHẤT ĐỂ BẢO VỆ TRẺ KHỎI BỆNH SỞI
Hiện nay, đối phó với bệnh Sởi chỉ mới tập trung vào hậu quả do bệnh sởi gây ra chứ chưa thể tiêu diệt được virus gây bệnh. Mùa lễ hội đông đúc dịp cuối năm và kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 sắp tới, cùng với thời tiết cuối năm ở miền Nam là những điều kiện lý tưởng để bệnh sởi lây lan. Một người mắc sởi có thể đã nhiễm từ 3 - 4 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng, khiến việc lây bệnh cho gia đình và cộng đồng trở nên khó kiểm soát. Trong tình hình hiện nay, nếu không có các biện pháp kiểm soát tốt, nguy cơ bùng phát dịch sởi trong thời gian tới là rất lớn.

By ThS. BS. Sử Thị Như Ngọc

CHẢY MÁU CAM: NGUYÊN NHÂN, SƠ CỨU VÀ PHÒNG NGỪA
Chảy máu cam một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhất là trẻ mầm non có thể bị ít nhất một lần, thường không nguy hiểm nhưng thường làm các ba mẹ rất lo lắng. Hãy cùng BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng - Chuyên khoa Nhi - Hệ thống phòng khám CarePlus tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân cũng như xử lý khi bị chảy máu cam đúng cách nhé!

By BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng

HIỂU THÊM VỀ NỔI MÀY ĐAY VÀ PHÙ MẠCH
Nổi mày đay và phù mạch là những phản ứng của da thường gặp, gây ra sự khó chịu và đôi khi lo lắng cho người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về hai tình trạng này, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và các biện pháp phòng ngừa.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

BÉO PHÌ DÙ CÂN NẶNG BÌNH THƯỜNG - MỐI NGUY TIỀM ẨN MÀ BẠN KHÔNG NGỜ TỚI
Béo phì cân nặng bình thường (NWO) là tình trạng phức tạp với nhiều nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn. Tìm hiểu cách nhận biết và phòng ngừa béo phì cân nặng bình thường để bảo vệ sức khỏe toàn diện!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỪNG XEM NHẸ TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở TRẺ EM
Thiếu máu thiếu sắt được xem là vấn đề y tế xã hội, là mối quan tâm của y tế toàn cầu. Theo viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam, trong giai đoạn năm 2015 - 2016, trẻ em dưới 5 tuổi có tỉ lệ thiếu máu là 27,8%, thiếu máu do thiếu sắt chiếm tới 63,6%.

By BS. CK1. Lê Ngọc Tuyết Sương

Các sản phẩm liên quan

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}