ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

5 chỉ số quan trọng bạn cần biết rõ để bảo vệ trái tim

Huyết áp cao có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe, trong đó nghiêm trọng nhất là bệnh tim và đột quỵ. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên kiểm tra các chỉ số liên quan đến cơ thể mình thì bạn có thể chủ động kiểm soát các nguy cơ mắc bệnh.

5 chỉ số quan trọng bạn cần biết rõ để bảo vệ trái tim

27/09/2021 10:16:49 CH

 

Có rất nhiều người, nhất là những người trong độ tuổi trung niên trở lên, bị cao huyết áp nhưng lại không hề biết về căn bệnh của mình. 

Ví dụ, huyết áp ở mức dưới 120/80 thì ít có nguy cơ mắc bệnh tim hoặc đột quỵ. Những người có chỉ số từ 120/80 đến 140/90 thì thuộc nhóm nguy cơ cần can thiệp y tế càng sớm càng tốt. 

MỘT CHẾ ĐỘ ĂN LÀNH MẠNH CŨNG GÓP PHẦN CẢI THIỆN CÁC CHỈ SỐ

Ăn ít muối - quá nhiều muối làm tăng huyết áp, vì vậy hãy cố gắng ăn càng ít càng tốt. Không thêm muối vào thức ăn khi nấu ăn hoặc tại bàn ăn và khi mua sắm. Hãy tập thói quen kiểm tra nhãn sản phẩm và chọn loại nào có hàm lượng muối ít nhất. 

Ăn nhiều trái cây và rau quả - ăn ít nhất năm phần mỗi ngày. Cố gắng ăn nhiều loại trái cây và rau khác nhau - khô, đông lạnh và đóng hộp cũng tốt như tươi. 

Chọn thực phẩm ít chất béo và calories hơn - thay đổi dần dần thói quen ăn uống có thể tạo ra sự khác biệt bất ngờ.

Uống ít rượu - uống quá nhiều rượu có thể làm tăng huyết áp. Giới hạn được khuyến nghị là nửa lít bia hoặc nước táo lên men, một ly rượu vang hoặc một ly rượu mạnh mỗi ngày. 

5 CHỈ SỐ QUAN TRỌNG NÊN ĐƯỢC KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN

Có thể gọi vui đây như một trò chơi kiểm tra chỉ số sức khỏe vậy. Chỉ cần biết một vài chỉ số quan trọng là có thể cung cấp bức tranh khá chính xác về tình trạng hoạt động của trái tim bạn. Đồng thời, mang lại cho bạn động lực liên tục để duy trì các chỉ số lành mạnh và cải thiện sức khỏe trái tim.

1. Bạn đi bao nhiêu bước mỗi ngày?

Vận động nhiều giúp cải thiện mọi biện pháp sức khỏe tim mạch và nguy cơ bệnh tật. Đó là lý do tại sao mục tiêu lý tưởng là phải đi bộ đến 10.000 bước hoặc khoảng 8km mỗi ngày. Một nguyên tắc nhỏ khác là tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần. Vận động dù ít vẫn còn tốt hơn là không vận động!

 

2. Huyết áp 

Huyết áp cao, hoặc tăng huyết áp, không có triệu chứng; nó chỉ có thể được phát hiện bằng cách đo lường. Nếu chỉ số huyết áp ở vào mức 120/80 là tối ưu và 140/90 là bình thường đối với hầu hết mọi người. Các chỉ số cao hơn có nghĩa là động mạch không phản ứng đúng với lực máu đẩy vào thành động mạch (huyết áp), trực tiếp làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.

3. Cholesterol xấu

Đó là yếu tố gây nên tình trạng vữa xơ động mạch, là nguyên nhân dẫn tới các bệnh lý đe dọa tính mạng như nhồi máu cơ tim hay đột quỵ. Cholesterol xấu có thể tăng do các yếu tố liên quan đến chế độ ăn, các thói quen không tốt như hút thuốc lá, ít vận động, hoặc liên quan tới các bệnh lý như tăng huyết áp, đái tháo đường… Tốt nhất, hãy duy trì ở mức thấp hơn 130 mg/dL hoặc nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh tim cao, hãy thấp hơn 70–100 mg/dL.

4. Lượng đường trong máu 

Lượng đường trong máu cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, làm tổn thương các động mạch. Trên thực tế, bệnh tiểu đường type 1 và type 2 là một trong những yếu tố nguy cơ có hại nhất đối với bệnh tim mạch.

5. Bạn ngủ bao nhiêu tiếng đồng hồ một đêm?

Mặc dù không có câu trả lời nào là “đúng” cho tất cả mọi trường hợp, nhưng việc duy trì một số lượng giờ ngủ nhất định đều đặn và phù hợp với nhu cầu cũng như sinh hoạt sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Lý tưởng nhất là mỗi đêm mỗi người cần ngủ từ sáu đến tám tiếng đồng hồ.

Bài viết liên quan

Stress có phải là nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch?
Stress đã trở thành một phần của đời sống hiện đại, và hầu như ai cũng ít nhiều đối diện với stress trong cuộc sống. Một thắc mắc thường gặp là liệu stress có gây ra bệnh tim mạch hay không?

Bài viết được tư vấn bởi Ths. BS. Hoàng Công Đương

Có một loại dịch bệnh nguy hiểm hơn Covid-19
75% người hút thuốc lá muốn bỏ thuốc. Trung bình 1 người cai thuốc lá thành công cần tới… 30 lần thử cai. Tại sao cai thuốc lá khó vậy? Vì nghiện thuốc lá không chỉ đơn giản là một thói quen, một sở thích mà thực sự là một bệnh được phân loại hẳn hoi (mã ICD F17).

Bài viết được tư vấn bởi THS. BS. Phùng Ngọc Minh Tấn

Hiểu trị số HRMax như thế nào cho đúng?
Hầu hết thiết bị điện tử theo dõi sức khỏe khi tập luyện đều có cảnh báo Nhịp tim tối đa theo tuổi HRMax. Chỉ số được tính dựa trên công thức [Nhịp tim tối đa = 220 - tuổi]. Ví dụ: bạn 30 tuổi thì HRMax là 190 lần/phút. Khi đang tập luyện và có cảnh báo, bạn có cần dừng lại ngay lập tức hay không?

Bài viết được tư vấn bởi THS. BS. Phùng Ngọc Minh Tấn

Mức độ hở van tim 1/4, 2/4,... Hiểu sao cho đúng?
Van tim là cấu trúc nằm giữa các buồng tim, các động mạch lớn trong tim. Có thể ví van tim giống như cánh cửa, đảm bảo máu di chuyển giữa các "căn phòng" trong tim theo một chiều nhất định. Hở van tim tức là cánh cửa này đóng không kín, làm cho có dòng máu lọt qua khe hở quay trở lại buồng tim.

Bài viết được tư vấn bởi THS. BS. Phùng Ngọc Minh Tấn

Bài viết gần đây/mới

NHẬN BIẾT VÀ XỬ LÝ SỐT PHÁT BAN Ở TRẺ (ROSEOLA)
Chắc hẳn là các ba mẹ và các bé đều đã từng trải qua tình trạng Sốt phát ban ít nhất một lần trong đời! Vậy để hiểu đúng và đầy đủ hơn về tình trạng này, chúng ta cùng tìm hiểu về Sốt phát ban là gì nhé!

By BS.CKII. PHẠM QUANG VINH

SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM KHÔNG ĐƠN GIẢN NHƯ MỌI NGƯỜI LẦM TƯỞNG
Suy dinh dưỡng là một trong nguyên nhân gây tử vong đối với trẻ dưới 5 tuổi và gây ra các hệ quả như: chậm phát triển, trí nhớ kém, rối loạn tiêu hóa...

By Ths. BS. Lê Thị Kim Dung

8 LƯU Ý GIÚP BẢO VỆ TRẺ KHỎI CÁC BỆNH HÔ HẤP THƯỜNG GẶP KHI GIAO MÙA
Vào thời điểm giao mùa, trẻ em dễ mắc các bệnh hô hấp như viêm hô hấp trên, viêm thanh quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, và suyễn. Nguyên nhân không chỉ do sự thay đổi đột ngột của thời tiết hay hệ miễn dịch chưa hoàn thiện mà còn từ những yếu tố có thể phòng tránh được. Dưới đây là lời khuyên đến từ BS.CKI. Trần Thị Thùy Trang - Chuyên khoa Nhi - Hệ Thống Phòng khám CarePlus để giúp bé có hệ hô hấp khỏe mạnh:

By BS. CK1. Phạm Thị Thùy Trang

NHỮNG CON SỐ “BÁO ĐỘNG” VỀ TÌNH HÌNH SỨC KHỎE CƠ XƯƠNG KHỚP NƠI LÀM VIỆC 2024
Sức khỏe cơ xương khớp luôn là một trong những vấn đề được quan tâm tại môi trường làm việc. Báo cáo chỉ ra có đến 47% người lao động xác nhận giảm năng suất làm việc do đau cơ, nhức khớp. Tìm hiểu cách phòng ngừa và cải thiện trong bài viết dưới đây!

BỆNH HEN SUYỄN Ở TRẺ EM - Cần phát hiện và điều trị sớm!
Việc điều trị hen suyễn tối ưu ở trẻ em phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm độ tuổi, mức độ nghiêm trọng và tần suất các cơn hen xảy ra và tuân thủ dùng thuốc. Trong hầu hết các trường hợp, thuốc có thể kiểm soát các triệu chứng, cho phép trẻ tham gia đầy đủ vào mọi hoạt động, bao gồm cả thể thao.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}