ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

10 bí quyết kiểm soát huyết áp hiệu quả mà không cần thuốc

Đối với người bị huyết áp cao nguyên phát, thuốc là biện pháp điều trị hàng đầu để kiểm soát huyết áp. Tuy nhiên, các thay đổi hợp lý trong chế độ ăn, thói quen sinh hoạt, vận động có thể giúp giảm huyết áp. Điều này có thể giúp kiểm soát huyết áp tốt hơn, tránh các biến chứng của bệnh, thậm chí trong một số trường hợp có thể giúp giảm liều thuốc hoặc giảm số lượng thuốc uống hàng ngày.

10 bí quyết kiểm soát huyết áp hiệu quả mà không cần thuốc

Hãy bỏ túi 10 bí quyết dưới đây được bác sĩ Tim mạch của CarePlus Cardio Care “bật mí” nhé! Đảm bảo hiệu quả trong việc giữ huyết áp của bạn ổn định hơn! 

Tuy nhiên, nên nhớ rằng, những bí quyết này giúp kiểm soát tốt huyết áp chứ không thay thế hoàn toàn thuốc điều trị thuốc. Nếu bạn muốn có trị số huyết áp tốt hơn, sử dụng thuốc ít hơn, cơ thể khoẻ mạnh hơn, ít nguy cơ tai biến do huyết áp cao hơn thì đây là những gợi ý rất quan trọng để bạn thực hiện mong muốn đó một cách hiệu quả và khoa học.

1. Giảm cân

Tính trung bình, với đối tượng thừa cân/béo phì, giảm 1kg cân nặng có thể giúp giảm huyết áp khoảng 1mmHg. Hiệu quả giảm huyết áp có thể càng rõ rệt ở người béo phì nặng (giảm 2mmHg cho mỗi kg cân nặng). Một số người dù không bị quá cân nhưng có vòng eo lớn vẫn có nguy cơ huyết áp cao. Do vậy, cần chú ý giữ vòng eo < 90cm đối với nam và < 80cm đối với nữ.

2. Tập thể dục

Tập thể dục mỗi ngày ít nhất 30 phút, mỗi tuần ít nhất 5 ngày giúp giảm huyết áp từ 5-10mmHg. Các môn như đi bộ, chạy bộ, đi xe đạp, bơi lội, khiêu vũ là các môn thể thao giúp cơ thể sử dụng oxy tối đa, hỗ trợ rất hiệu quả cho hệ tim mạch. Cần chú ý kiên trì duy trì đều đặn tập thể dục vì hiệu quả sẽ không thấy rõ trong ngày một, ngày hai, tuy nhiên lại mất đi nhanh khi chúng ta ngưng tập luyện một thời gian.

3. Giảm ăn mặn

Ăn mặn là một nguyên nhân làm thuốc điều trị huyết áp cao kém hiệu quả, tăng nguy cơ nhập viện vì cơn tăng huyết áp, đồng thời làm gia tăng nguy cơ biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Khi ăn lượng muối ít hơn 6g/ngày, có thể giúp giảm huyết áp 5-8mmHg. 

4. Ăn nhiều rau xanh, trái cây, chất xơ, hạn chế chất béo bão hòa

Mỗi ngày cần ăn ít nhất 05 khẩu phần rau xanh hoặc trái cây (1 khẩu phần rau xanh tương đương 2 lòng bàn tay, 1 khẩu phần trái cây tương đương kích thước 1 bàn tay). Tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ như: các loại đậu, bắp, lúa mạch nguyên cám, gạo lứt, chuối, ổi, mận, xoài, mâm xôi, rau củ. Hạn chế các loại chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa như: bơ, bánh kem, thức ăn nhanh, bánh ngọt, bánh mì. Sử dụng sữa tách béo thay vì sữa nguyên kem. Chế độ ăn này phối hợp với việc giảm ăn mặn có thể giúp người có huyết áp cao giảm 10 – 15mmHg.

5. Cai thuốc lá

Người có huyết áp cao cần cố gắng cai thuốc lá càng sớm càng tốt. Thuốc lá làm giảm hiệu quả của các thuốc huyết áp, tăng cao nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm tính mạng như đột quỵ, nhồi máu cơ tim

6. Sử dụng rượu bia điều độ

Sử dụng rượu bia ở mức độ hợp lý sẽ giúp giảm huyết áp 2-4mmHg, tuy nhiên, vượt quá ngưỡng cho phép sẽ là gia tăng đáng kể huyết áp. Mỗi ngày, nam giới có thể uống tối đa khoảng 2 lon bia, khoảng 2 ly rượu vang (mỗi ly rót đầy 2/3), khoảng 2 ly nhỏ rượu mạnh (whiskey). Đối với nữ và người nhẹ cân, nên giảm nửa lượng rượu bia này. 

7. Sử dụng cà phê hợp lý

Cà phê gây tăng trị số huyết áp sau khi uống, tuy nhiên tác dụng này thường thoáng qua và mức độ tăng không nhiều. Đặc biệt, hiện tượng này có thể biến mất ở người sử dụng cà phê thường xuyên (cơ thể đã "quen" với cà phê). Tuy nhiên, nếu bạn thuộc type nhạy cảm với cà phê, hiện tượng này có thể khiến huyết áp cao kéo dài lâu hơn, gây nhịp tim nhanh, hồi hộp, đau đầu, căng thẳng. Bạn có thể tự phát hiện điều này nếu đo huyết áp 30 phút sau khi uống cà phê mà trị số tăng > 5mmHg. Mỗi ngày có thể uống khoảng 3 ly cà phê (size M 12oz của đa số cửa hàng tại Việt Nam).

8. Giảm căng thẳng

Stress là nguyên nhân rất quan trọng của tăng huyết áp và bệnh tim mạch. Stress gây gia tăng mức huyết áp nền của bệnh nhân, tăng quá trình viêm tại các mạch máu, tăng mức độ xơ vữa mạch máu. Cần duy trì lối sống lạc quan, vui vẻ, tránh lo âu quá mức về bệnh tật. Yoga, khí công, dưỡng sinh, âm nhạc, vẽ tranh là những biện pháp giúp xả stress rất tốt.

9. Ngủ đủ giấc

Người trưởng thành nên ngủ trung bình 7-9 tiếng/ngày. Người lớn tuổi có thể ngủ ít hơn. Tuy nhiên chất lượng giấc ngủ còn quan trọng hơn thời gian ngủ. Nếu bạn có các triệu chứng lừ đừ, mệt mỏi, kém tập trung, thèm ngủ vào ban ngày, đây là dấu hiệu cho thấy bạn thiếu ngủ. Ngủ đủ giấc giúp cơ thể giảm căng thẳng. Ngoài ra, các triệu chứng như tiểu đêm, khó thở, bàn chân không yên, ngưng thở khi ngủ,... có thể làm gián đoạn giấc ngủ - đây là các dấu hiệu rất quan trọng cần lưu ý ở người có huyết áp cao.

10. Tự theo dõi huyết áp tại nhà

Biết rõ trị số huyết áp bình thường và tự theo dõi huyết áp tại nhà giúp bạn tự tin hơn, hiểu biết tốt hơn về căn bệnh của mình. Những nghiên cứu cho thấy người tự theo dõi huyết áp tại nhà có khả năng kiểm soát huyết áp tốt hơn, sử dụng thuốc hợp lý hơn và giảm được nhiều biến cố tim mạch nguy hiểm hơn so với người không theo dõi huyết áp.

Bài viết liên quan

Rối loạn nhịp tim – Nguyên nhân của 80% trường hợp đột tử
Rối loạn nhịp tim là bệnh lý tim mạch nguy hiểm, gây cảm giác hồi hộp, đau tức ngực, khó thở và là nguyên nhân của 80% trường hợp đột tử hiện nay.

Bài viết được tư vấn bởi Ths. BS. Hoàng Công Đương

Phân biệt đột quỵ và nhồi máu cơ tim? Cách phòng tránh bệnh hiệu quả
Cách phân biệt đột quỵ và nhồi máu cơ tim - hai căn bệnh nguy hiểm, xảy ra đột ngột và gây tử vong cao nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời.

Siêu âm tim: Vai trò, phân loại và lưu ý
Siêu âm tim là xét nghiệm cần thiết khi kiểm tra sức khỏe tổng quát, tầm soát các bệnh tim mạch hoặc tầm soát các biến chứng tim mạch của các bệnh lý khác như đái tháo đường, bệnh thận mạn,… Vậy xét nghiệm này có vai trò gì? Hãy cùng khám phá những điều cần biết về siêu âm tim trong bài viết dưới đây.

Trans Fat: Chất béo có hại nhất cho sức khỏe tim mạch
Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới: Chất béo trans là chất béo có hại nhất cho sức khỏe. Chế độ ăn nhiều chất béo này đã được phát hiện làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch lên đến 30%.

Bài viết gần đây/mới

SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM KHÔNG ĐƠN GIẢN NHƯ MỌI NGƯỜI LẦM TƯỞNG
Suy dinh dưỡng là một trong nguyên nhân gây tử vong đối với trẻ dưới 5 tuổi và gây ra các hệ quả như: chậm phát triển, trí nhớ kém, rối loạn tiêu hóa...

By Ths. BS. Lê Thị Kim Dung

8 LƯU Ý GIÚP BẢO VỆ TRẺ KHỎI CÁC BỆNH HÔ HẤP THƯỜNG GẶP KHI GIAO MÙA
Vào thời điểm giao mùa, trẻ em dễ mắc các bệnh hô hấp như viêm hô hấp trên, viêm thanh quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, và suyễn. Nguyên nhân không chỉ do sự thay đổi đột ngột của thời tiết hay hệ miễn dịch chưa hoàn thiện mà còn từ những yếu tố có thể phòng tránh được. Dưới đây là lời khuyên đến từ BS.CKI. Trần Thị Thùy Trang - Chuyên khoa Nhi - Hệ Thống Phòng khám CarePlus để giúp bé có hệ hô hấp khỏe mạnh:

By BS. CK1. Phạm Thị Thùy Trang

NHỮNG CON SỐ “BÁO ĐỘNG” VỀ TÌNH HÌNH SỨC KHỎE CƠ XƯƠNG KHỚP NƠI LÀM VIỆC 2024
Sức khỏe cơ xương khớp luôn là một trong những vấn đề được quan tâm tại môi trường làm việc. Báo cáo chỉ ra có đến 47% người lao động xác nhận giảm năng suất làm việc do đau cơ, nhức khớp. Tìm hiểu cách phòng ngừa và cải thiện trong bài viết dưới đây!

BỆNH HEN SUYỄN Ở TRẺ EM - Cần phát hiện và điều trị sớm!
Việc điều trị hen suyễn tối ưu ở trẻ em phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm độ tuổi, mức độ nghiêm trọng và tần suất các cơn hen xảy ra và tuân thủ dùng thuốc. Trong hầu hết các trường hợp, thuốc có thể kiểm soát các triệu chứng, cho phép trẻ tham gia đầy đủ vào mọi hoạt động, bao gồm cả thể thao.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

TĂNG HUYẾT ÁP ẨN GIẤU VÀ NHỮNG ĐIỀU CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
Tăng huyết áp ẩn giấu (THA ÂG) là tình trạng huyết áp của bệnh nhân bình thường dưới ngưỡng 140/90mmHg khi đo tại cơ sở y tế, nhưng khi đo ngoài cơ sở y tế (tại nhà hoặc đo huyết áp lưu động trong 24 giờ) thì chỉ có số trung bình trên 135/85 mmHg. Điều đáng lo ngại là THA ẩn giấu chưa được quan tâm đúng mức mặc dù đây vẫn là một tình trạng nguy hiểm, nếu không được xử lý kịp thời có thể gây ra các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng như SUY THẬN, MẤT THỊ LỰC, SUY TIM, TĂNG NGUY CƠ ĐỘT QUỴ.

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}