BOOK AN APPOINTMENT

Warning signs of severe hand foot and mouth disease

Parents need to pay attention in the context of the disease starting to increase. Monitor the early symptoms of the disease, avoid severe progression. Among them, convulsions are a dangerous complication of hand, foot and mouth disease, which is a sign that the child has been infected with neurotoxins. If not treated in time, it can cause serious complications such as encephalitis, meningitis,...

Warning signs of severe hand foot and mouth disease

Bệnh tay chân miệng là một loại virus phổ biến ở trẻ em thường gặp vào mùa hè và đầu mùa thu, hiện nay bệnh chưa có vaccine phòng ngừa.  

Phụ huynh cần lưu ý trong bối cảnh bệnh đang bắt đầu vô giai đoạn gia tăng. Hãy theo dõi các triệu chứng sớm của bệnh, tránh diễn tiến nặng. Trong đó giật mình chới với chính là biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng, đây là dấu hiệu cho thấy trẻ đã bị nhiễm độc thần kinh, nếu không điều trị kịp có thể gây những biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não,...   

Các giai đoạn của bệnh tay chân miệng 

Sau đây là 3 giai đoạn tiến triển bệnh mà cha mẹ cần lưu ý để chăm sóc trẻ khi bị bệnh: 

  • Giai đoạn ủ bệnh: Các triệu chứng thường xuất hiện từ 3 đến 7 ngày sau khi tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh. Giai đoạn này các triệu chứng bao gồm sốt nhẹ, đốm hoặc phát ban, và vết loét trong hoặc xung quanh miệng. 
  • Giai đoạn nguy hiểm: Trong suốt ngày thứ 4 đến ngày thứ 6 của nhiễm trùng, các đốm nhỏ sẽ biến thành mụn nước, chúng có thể gây khó chịu cho trẻ khi xuất hiện ở lòng bàn chân hoặc lòng bàn tay. Nếu mụn nước đã hình thành trong miệng hoặc cổ họng có thể gây đau đớn, khiến bé bỏ ăn uống do cơn đau. 

Điều quan trọng tại thời điểm này là theo dõi lượng thức ăn và nước uống, vì trẻ có nguy cơ mất nước do bỏ ăn uống vì nuốt khó khăn. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên theo dõi cơn sốt. Nếu nhiệt độ sốt tăng quá cao, bệnh nhân có thể bị co giật. Nguy cơ co giật do sốt này cao hơn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. 

  • Giai đoạn hồi phục: Sau ngày thứ 6 của nhiễm trùng, nhiệt độ cơ thể của bệnh nhân sẽ trở lại bình thường và các mụn nước sẽ bắt đầu lành. 

Trẻ giật mình chới với - Biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng 

Đa số trẻ bị tay chân miệng sẽ tự khỏi, mặc dù được xem là bệnh lành tính nhưng nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm màng não, tổn thương tim và khó thở, dễ diễn tiến suy tuần hoàn, có thể tử vong,… Trong đó biểu hiện giật mình chới với ở trẻ bị tay chân miệng là dấu hiệu cảnh báo biến chứng nhiễm độc thần kinh. 

 Biểu hiện này khá đặc biệt, không phải trẻ ngủ lăn qua lăn lại rồi khóc, mà là giật nảy mình, chới với khi đặt nằm xuống. Phụ huynh có thể nhận biết biểu hiện giật mình chới với ở con như sau: 

> Bé vừa ngủ thì giật nảy người, nâng hai tay hai chân, mở mắt nhìn lên rồi nhắm mắt thiu thiu. Ở tình trạng nặng, trẻ sẽ bị giật mình liên tục hoặc giật mình ngay cả lúc ngủ sâu. Nhiều trường hợp bé vừa nằm ngửa đã bị giật mình, thậm chí có trẻ giật mình ngay cả khi đang chơi đùa 

> Cha mẹ cần để ý quan sát tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không. Ngoài ra, một số trẻ sẽ đi không vững như bình thường, có biểu hiện nôn, nhợn ói liên tục.  

Bác sĩ Lại Thị Bích Thủy lưu ý tới phụ huynh, nếu thấy con em mình biểu hiện sốt, nổi hồng ban mụn nước ở tay chân mông gối, loét miệng, kèm thêm việc xuất hiện một trong các triệu chứng giật mình chới với, ói nhiều, sốt cao khó hạ, thở bất thường, run tay chân, đi loạng choạng, ngồi không vững, nuốt khó, co giật,… Đó là những dấu hiệu mà phụ huynh phải đưa con đi bệnh viện ngay. 

Điều trị và chăm sóc trẻ mắc tay chân miệng đúng cách 

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị hay vaccine phòng bệnh tay chân miệng. Cách điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng, chăm sóc tại nhà, sử dụng các loại thuốc hạ sốt, giảm đau, bù đủ nước cho cơ thể theo hướng dẫn của Bác sĩ. 

  • Giảm sốt: Có thể dùng paracetamol hoặc ibuprofen để giảm sốt và giảm đau miệng cho trẻ. Liều dùng tùy theo cân nặng và theo hướng dẫn của bác sĩ. Lưu ý, tuyệt đối không sử dụng thuốc có chứa thành phần Aspirin 

  • Chế độ dinh dưỡng: Trẻ có thể biếng ăn do đau miệng nên ba mẹ không nên cho trẻ ăn đồ nóng, cay, chua. Ưu tiên các thức ăn loãng, nguội, mềm, dễ tiêu hóa như cháo loãng, sữa,… 
    Nếu bé từ chối ăn không nên cưỡng ép mà hãy cho bé uống sữa hoặc ăn sữa chua để thay thế. 
    Hoa quả trái cây giàu vitamin, khoáng chất cũng là thực phẩm cần thiết cho trẻ trong khi điều trị bệnh TCM.  
    Đối với trẻ bú mẹ cần tăng cường cho bé bú thành nhiều lần trong ngày. 

  • Cho trẻ uống nước nhiều, nghỉ ngơi, đề phòng trẻ bị mất nước, hạ đường huyết. 

  • Mặc đồ mỏng và thoáng cho trẻ. 

  • Sử dụng nước muối 0.9% để sát trùng niêm mạc cho trẻ. 

  • Theo dõi sát dấu hiệu nặng để đưa trẻ nhập viện ngay 

Nếu tình trạng bệnh nhẹ, sau 7 – 10 ngày chăm sóc tại nhà, trẻ sẽ hồi phục sức khỏe hoàn toàn. 

Đừng chần chừ thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Nhi của CarePlus nếu bé có bất cứ triệu chứng bất thường nào để được phát hiện sớm bệnh tay chân miệng và điều trị kịp thời. 

Related posts

Getting Through Hand Foot Mouth Disease Season With Your Baby
Bệnh TCM ở trẻ em đang diễn tiến phức tạp và đã có những ca tử vong được báo cáo. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Tuy nhiên, chỉ cần bình tĩnh hiểu đúng về bệnh: nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa, ba mẹ sẽ có thể cùng con vượt qua mùa bệnh thật nhẹ nhàng.

By Dr. Lai Thi Bich Thuy

The hand, foot and mouth season is back
''In the first week of July, the number of children visited and hospitalized with dengue fever and hand, foot, mouth disease (HFMD) increased. Experts predict that the peak season of dengue fever and HFMD is back. '' (Source: Youth Newspaper) Therefore, parents need to know the signs of the disease to have proper care and effective prevention to protect children from HFMD.

Symptoms, Diagnosis and Prevent of Hand Foot Mouth Disease
Đến nay cả nước đã ghi nhận 5.545 ca mắc tay chân miệng, trong đó 1 trường hợp tử vong. Bộ Y tế dự báo dịch bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng trong thời gian tới đây. Do đó, ba mẹ hãy nâng cao nhận thức về các dấu hiệu của bệnh, cách chăm sóc và các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ con khỏi nguy cơ mắc bệnh.

Recent posts

NOSEBLEEDS: CAUSES, FIRST AID, AND PREVENTION
Nosebleeds are a common occurrence, especially in young children. Preschoolers may experience at least one nosebleed. While usually not serious, it can be quite concerning for parents.

By Dr. Tran Thi Tu Hang

Hives and Angioedema: A Comprehensive Overview
Hives and angioedema are common skin reactions that can cause discomfort and concern for patients. This article provides a detailed look at these conditions, covering causes, symptoms, diagnosis, treatment, and prevention strategies.

By DR. NGUYEN DUY KHANH

NORMAL WEIGHT OBESITY – A HIDDEN THREAT YOU DIDN’T EXPECT
Normal weight obesity (NWO) is a complex condition associated with various health risks. Learn how to recognize and prevent normal weight obesity to safeguard your overall health!

By Specialist Doctor. NGUYEN PHUONG ANH

IRON DEFICIENCY ANEMIA IN CHILDREN
Iron deficiency anemia (IDA) is recognized as a global public health concern. According to Vietnam’s National Institute of Nutrition, between 2015 and 2016, 27.8% of children under 5 years old were anemic, with 63.6% of cases caused by iron deficiency.

By Dr. Le Ngoc Tuyet Suong

SARCOPENIA IN THE ELDERLY - A SILENT CONDITION WITH SEVERE IMPACT
Sarcopenia (muscle wasting) in the elderly is a condition that progresses silently yet has severe impacts on daily health and functioning. Check out the CarePlus expert advice on nutrition and physical activity to help prevent muscle wasting.

By Specialist Doctor. NGUYEN PHUONG ANH

Related Products

Infant Telemedicine
Examination and consultation for children such as growth monitoring, immunization schedule, test results consultation, medicine ₫300,000

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Register name') }}
*{{ errors.first('form-1.Phone') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Patient info:
*{{ errors.first('form-1.Patient name') }}