BOOK AN APPOINTMENT

Myths about Foods that boost your children's immune system during the COVID-19 pandemic

Myths about Foods that boost your children's immune system during the COVID-19 pandemic

Tăng sức đề kháng luôn là vấn đề được ba mẹ hỏi nhiều nhất mỗi lần đưa trẻ đi khám bệnh, và mùa dịch này bác sĩ càng bị hỏi nhiều hơn, trong đó có liên quan chuyện ăn uống.

Có cái đúng, có cái chưa đúng trong việc “tích cực” ăn uống tăng sức chống dịch. Hãy làm rõ hơn nhưng điều ba mẹ thắc mắc nhé:

1. Cho con / thậm chí “ép” con uống nước cam mỗi ngày để tăng sức đề kháng?
Thực ra, nhu cầu vitamin C hàng ngày cho trẻ không nhiều. Theo Viện dinh dưỡng Quốc gia, nhu cầu vitamin C hằng ngày theo lứa tuổi của người Việt Nam là:

+ Trẻ em < 6 tháng 25mg/ngày;
+ Trẻ 6 tháng-6 tuổi: 30mg/ngày;
+ Trẻ 7-9 tuổi: 35mg/ngày;
+ 10-18 tuổi: 65mg/ngày;
+ Người trưởng thành: 70mg/ngày;
+ Phụ nữ mang thai, cho con bú: 80-95mg/ngày.

Nhu cầu sẽ tăng hơn nếu khi bị bệnh, stress, vận động nhiều. Và thực phẩm cung cấp nhiều vitamin C không chỉ là nước cam, mà còn rất nhiều rau và trái cây tươi khác.

Ngoài ra, đối với trẻ bị suy dinh dưỡng, biếng ăn, thì nước ép trái cây được khuyến cáo nên giảm cho trẻ uống, và uống cách xa bữa ăn vì lượng đường nguyên chất của trái cây được cô đặc rất nhiều trong nước ép sẽ làm cho trẻ bị “no giả tạo” và không muốn ăn thức ăn gì khác.
Cho nên, thay vì “uống nước trái cây” hãy cho trẻ “ĂN TRÁI CÂY”

Quan trọng là ăn cho đầy đủ và cân đối các nhóm chất theo tháp dinh dưỡng theo tuổi

2. Ăn/ uống tổ yến để khỏe, dù mắc vẫn … “ráng” mua ?

Nhiều nghiên cứu về tác dụng của tổ yến trên hệ miễn dịch, trong đó nghiên cứu thấy tổ yến giúp giảm tổn thương miễn dịch ở niêm mạc ruột trên chuột (thí nghiệm chuột được dùng thuốc cyclophosphamide-1 hóa chất điều trị ung thư). Chưa nghiên cứu nào khác xa hơn về tác dụng tăng cường miễn dịch trên người.

Tổ yến bổ? Đúng là bổ và hiếm từ thời vua chúa. Còn bây giờ ? Tổ yến được tạo ra từ nước miếng con chim yến, về mặt dinh dưỡng, chứa các acid amin thiết yếu (acid amin là các chất cấu tạo thành đạm, “thiết yếu” nghĩa là cơ thể không tự sản xuất được mà phải bổ sung hàng ngày từ bên ngoài vào)
Nhưng các acid amin này có rất nhiều trong tất cả các loại thực phẩm rẻ hơn nhiều so với tổ yến: thịt, cá, tôm, trứng, sữa …

Có nhiều trẻ thích ăn yến hơn thịt/ cá thì sao ? vấn đề là cơ thể còn cần sắt, kẽm, selen … để phát triển, tăng sức khỏe mà chỉ ăn thịt, cá, trứng… thì mới có. Ngoài ra, trẻ cần năng lượng cho việc tăng trưởng nên chú ý thức ăn cung cấp nhiều năng lượng như nhóm tinh bột, nhóm chất béo
--> Nên cân đối trong ăn uống và chi tiêu hợp lý

3. Dùng tỏi để tăng miễn dịch?

Tỏi đã được chứng minh có tác dụng thúc đẩy hệ miễn dịch, có thể ngăn ngừa cảm lạnh và cảm cúm thông thường, nhờ vào các hoạt chất, trong đó có allicin. Để hoạt hóa chất allicin thì tỏi cần phải được nghiền, hoặc xắt lát, hoặc nhai. Hoạt chất này dễ bị hủy bởi nhiệt khi chế biến thức ăn, tỏi sau khi nghiền hoặc thái, bằm cần để 10 phút mới dùng để nấu.

Ăn bao nhiêu tỏi?

An toàn nếu ăn 2-3 tép tỏi/ ngày, các chế phẩm như dầu tỏi, viên tỏi, bột tỏi, tỏi ngâm … cũng được khuyến cáo sử dụng theo liều lượng của sản phẩm. (đã có báo cáo về ngộ độc khi ăn tỏi quá nhiều)

4. Sữa non giúp giảm bị bệnh?

Sữa non có nồng độ kháng thể, các chất dinh dưỡng cao, có khả năng tăng cường sức đề kháng. Trẻ sơ sinh được hưởng sữa non từ việc bú mẹ trong vài ngày đầu sau sinh.

Chính vì những lợi ích của sữa non mà các nhà khoa học đã tìm cách chiết sữa non từ sữa bò (bovine colostrum), nhằm mục đích điều trị bệnh, tăng cường miễn dịch cho con người.

Tuy nhiên, còn ít các nghiên cứu về tác dụng của sữa non với sức khỏe của người, đối với trẻ em chỉ có vài nghiên cứu nhưng hiệu quả chưa rõ rệt và chất lượng nghiên cứu chưa đáng tin cậy.

Vì vậy, liều dùng, cách dùng sữa non cho trẻ em hiện nay vẫn chưa được khuyến cáo.

Ngoài ra chất lượng của sữa non còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố: công nghệ, trang trại, chăn nuôi, kháng sinh ...Nên hãy cẩn thận khi lựa chọn và sử dụng.
---
Nguồn: PubMed, Healthline, VDD

Tác giả: Ths. BS. Lê Thị Kim Dung

  • Hơn 10 năm kinh nghiệm tại BV Nhi đồng 1, BV Đại học y dược..
  • Chuyên khám và tư vấn dinh dưỡng nhi, bệnh lý tiêu hóa, dị ứng, bệnh lý đường hô hấp.
  • Chứng chỉ đào tạo quốc tế về dinh dưỡng tại Israel; Chứng chỉ đào tạo y khoa liên tục về: Bệnh lý hô hấp trẻ em, Bệnh lý đường tiêu hóa, Chủng ngừa, Dị ứng, Nuôi con bằng sữa mẹ,…

Recent posts

CHILD MALNUTRITION IS MORE COMPLEX THAN IT SEEMS
Malnutrition is a major cause of death in children under five and leads to serious effects like stunted growth, poor memory, and digestive disorders.

By Dr. Le Thi Kim Dung

8 TIPS FOR PARENT TO PROTECT YOUR CHILD FROM COMMON RESPIRATORY ILLNESSES DURING SEASONAL CHANGES
During seasonal transitions, children are more prone to respiratory illnesses such as upper respiratory tract infections, laryngitis, bronchiolitis, pneumonia, and asthma. These conditions can be triggered not only by sudden weather changes and an underdeveloped immune system but also by preventable factors. Here are ways to support your child's respiratory health:

By Dr. Pham Thi Thuy Trang

ALARMING FIGURES ON WORKPLACE MUSCULOSKELETAL HEALTH IN 2024
Musculoskeletal health is always a priority in the workplace. Reports indicate that up to 47% of employees experience reduced productivity due to muscle pain and joint aches. Discover preventive measures and improvement strategies in the article below!

ASTHMA IN CHILDREN – Early Detection and Treatment is Key!
Asthma symptoms include wheezing, coughing, chest tightness, and difficulty breathing. These symptoms can come and go, varying with the extent of airway narrowing.

By DR. DANG NGOC VAN ANH

MASKED HYPERTENSION
Masked hypertension refers to a condition where a patient’s blood pressure (BP) appears normal (below 140/90 mmHg) when measured in a clinical setting but exceeds the threshold of 135/85 mmHg when measured outside the clinic, such as at home or with ambulatory blood pressure monitoring (ABPM) over 24 hours. The concern with masked hypertension is that it often goes unnoticed, yet it poses significant health risks. If left untreated, it can lead to severe complications such as kidney failure, vision loss, heart failure, and an increased risk of stroke.

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Register name') }}
*{{ errors.first('form-1.Phone') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Patient info:
*{{ errors.first('form-1.Patient name') }}