ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Có nên uống dầu cá Omega-3?

Omega-3 là một loại chất béo "tốt" cho tim mạch nhưng cơ thể người không tự tổng hợp được mà phải bổ sung qua thực phẩm. Tuy vậy, cho đến hiện tại, các nghiên cứu lớn chưa cho thấy hiệu quả của viên uống thực phẩm chức năng Omega-3 trong giảm biến cố tim mạch cũng như đột quỵ ở người khoẻ mạnh bình thường cũng như người có nhiều nguy cơ cao (tiểu đường, mỡ máu cao,v.v.).

Có nên uống dầu cá Omega-3?

Omega-3 là một loại chất béo "tốt" cho tim mạch nhưng cơ thể người không tự tổng hợp được mà phải bổ sung qua thực phẩm.

Omega-3 có nhiều trong loại cá, nhất là cá nhiều dầu như: cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá cơm, khuyến cáo mỗi tuần nên ăn các loại cá này ít nhất 400gram. Các thực phẩm chức năng Omega-3 được nhiều người quan tâm vì thuận tiện dễ sử dụng, nhất là những người ngại nấu nướng hay ngại ăn cá.

Tuy vậy, cho đến hiện tại, các nghiên cứu lớn chưa cho thấy hiệu quả của thực phẩm chức năng (TPCN) Omega-3 trong giảm biến cố tim mạch cũng như đột quỵ ở người khoẻ mạnh bình thường cũng như người có nhiều nguy cơ cao (tiểu đường, mỡ máu cao,v.v.). Ngoài ra, một số nghiên cứu ghi nhận sử dụng liều cao (>4g/ngày) có thể tăng nguy cơ loạn nhịp tim do rung nhĩ và xuất huyết.

Vấn đề có lẽ là viên uống TPCN chỉ giúp bổ sung chất béo "tốt" nhưng không cung cấp protein, do vậy không thay đổi khẩu phần ăn từ thực phẩm ko có lợi như thịt bò sang cá. Thay đổi khẩu phần ăn sang chế độ lành mạnh là điều cốt yếu giảm nguy cơ tim mạch, điều mà không viên thuốc nào đơn độc có thể làm được!

Do đó, tại thời điểm hiện tại, khi bệnh nhân hỏi về Omega-3, có lẽ nên khuyên họ ăn ít nhất 400g cá nhiều dầu mỗi tuần thì tốt hơn. Đối với người không ăn được/dị ứng cá, có thể xem xét cho dùng, nhưng phải điều chỉnh khẩu phần ăn phù hợp và cân nhắc nguy cơ đối với từng bệnh nhân. Đối với người ăn chay, có thể xem xét cho họ bổ sung TPCN Omega-3 từ tảo biển (đảm bảo vụ "chay").

Bài chia sẻ của ThS. BS. Phùng Ngọc Minh Tấn 
Chuyên khoa Tim mạch Phòng khám Quốc tế CarePlus

Bài viết gần đây/mới

KHÔNG CHỦ QUAN VỚI DẤU HIỆU VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH THỦY ĐẬU
Các biểu hiện lâm sàng của thủy đậu ở trẻ thường phát triển trong vòng 15 ngày sau khi tiếp xúc và thường bao gồm các triệu chứng sốt, mệt mỏi , đau họng, chán ăn, sau đó là phát ban mụn nước toàn thân, thường xảy ra trong vòng 24 giờ.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

5 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI CHÍCH NGỪA HPV PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã đưa ra những khuyến nghị về việc tiêm ngừa vacxin HPV đối với tất cả trẻ em (cả nam lẫn nữ) nên được tiêm vacxin HPV vào khoảng 11-12 tuổi, thậm chí có thể tiêm sớm nhất là lúc 9 tuổi và việc chủng ngừa được khuyến khích cho tất cả mọi người đến 26 tuổi.

ĐAU VAI DO VIÊM GÂN - CHUYỆN THƯỜNG THẤY Ở DÂN VĂN PHÒNG
Với đặc thù công việc là làm việc bên máy tính 8 tiếng/ngày, cùng tư thế ngồi chưa đúng, dân văn phòng dễ gặp tình trạng viêm gân cơ vai. ThS. BS. CKI. Nguyễn Văn Hoàng Tâm - Chuyên khoa Cơ xương khớp tại CarePlus có những chia sẻ hữu ích về chủ đề này.

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP (QUÝ I/2024)
Trong quý I/2024, CarePlus ghi nhận tỷ lệ nhân sự của các doanh nghiệp khám sức khỏe định kỳ mắc các bệnh lý răng hàm mặt, vấn đề về mắt và rối loạn mỡ máu... ở mức cao (48 - 84%).

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}