ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Ba mẹ cần chuẩn bị gì cho trẻ khi quay trở lại trường học?

Từ ngày 14-2, học sinh mầm non, tiểu học các cấp ở TP.HCM sẽ trở lại trường học trực tiếp sau thời gian dài học trực tuyến vì dịch bệnh COVID-19. Để trở lại trường học an toàn cũng như nhanh chóng hòa nhập với việc học tập trực tiếp, phụ huynh cần đồng hành cùng trẻ trong việc chuẩn bị từ thể chất đến tinh thần.

Ba mẹ cần chuẩn bị gì cho trẻ khi quay trở lại trường học?

08/02/2022 2:09:28 CH

1. Tập dần thói quen thường ngày của một học sinh bình thường

Đó là thói quen đi ngủ sớm và dậy sớm, thói quen ăn uống sinh hoạt đúng giờ, thói quen học bài... Ngoài ra, thời điểm này học sinh cần được tách dần khỏi thiết bị điện tử - là thứ quen thuộc nhưng lại dễ gây nghiện trong thời gian học tập trực tuyến vừa qua. Phụ huynh nên dành thời gian cho con ra ngoài tiếp xúc với bạn bè, người thân, cách ly khỏi thiết bị điện tử để chuẩn bị tâm thế cho con đi học trực tiếp trở lại. 

2. Chuẩn bị tâm lý

Việc học online ở nhà, thời gian nghỉ tết kéo dài có thể khiến cho các em mất tập trung trong việc học hành, khó quay lại học tập một cách tốt nhất. Trẻ có thể cảm thấy lo lắng khi phải chuẩn bị đến trường. Phụ huynh cần trò chuyện với con, cùng con lập thời gian biểu sinh hoạt, sắp xếp sách vở và kế hoạch học tập. Nếu con không chịu quay lại trường lớp, hãy giúp con tìm lại hứng khởi từ những câu chuyện vui ở trường học, về những kiến thức hay và cả những người bạn thân của con ở trường, để trẻ chờ đợi những ngày đi học trực tiếp sắp tới chứ không phải là sự ép buộc. 

3. Tốt nhất vẫn thực hiện 5K

Để trẻ an toàn khi đến trường, cách tốt nhất vẫn là thực hiện 5K. "Một số quốc gia có quy định cho trẻ từ 2 tuổi trở lên ở trong phòng kín thì nên đeo khẩu trang. Vì thế, để chuẩn bị cho trẻ đến trường an toàn, phụ huynh nên tập cho trẻ thói quen này ở nhà, ngay cả với những trẻ 2 tuổi. Nên sử dụng khẩu trang có độ dày nhất định để vừa giúp trẻ dễ thở, vừa có khả năng bảo vệ tốt.

Rửa tay sạch sẽ trước và sau khi ăn hoặc chạm vào thức ăn, sau khi đi chơi ở bên ngoài, sau khi hắt hơi hoặc ho, sau khi đi vệ sinh… bằng xà phòng. Trang bị những lọ rửa tay khô để trong balo cho trẻ. Bố mẹ cũng có thể dùng những lọ nước rửa tay có mùi thơm dịu để giúp trẻ thấy hứng thú trong việc rửa tay.

Dặn dò trẻ hạn chế tập trung ở những nơi đông người, sân trường. Hướng dẫn trẻ bỏ rác đúng nơi quy định.

Chuẩn bị cho trẻ bình đựng nước, khăn mặt, khăn tay riêng để sử dụng nếu lớp học không có vật dụng riêng cho từng trẻ. Cần dạy trẻ không chia sẻ đồ dùng và ăn uống cùng bạn bè. Bởi virus và vi khuẩn có thể dễ dàng lây truyền qua đường nước bọt thông qua các vật dụng. Đặc biệt là trong mùa dịch cúm và các dịch bệnh đường hô hấp khác

Trước khi đi học, gia đình cần kiểm tra thân nhiệt của con. Nếu con trẻ có biểu hiện của ốm, sốt, ho, khó thở thì phải nghỉ ở nhà, thông tin cho nhà trường được biết và liên hệ với các cơ sở y tế. Có thể, đây chỉ là biểu hiện của cảm cúm thông thường, nhưng bệnh cũng có thể lây lan cho các bạn học khác. Khi trẻ đã tiếp xúc với người nhiễm COVID-19, phụ huynh cần giữ con ở nhà và theo khuyến cáo của y tế địa phương về việc tự cách ly. 


Khám tổng quát cho trẻ trước khi quay trở lại trường sau kỳ nghỉ Tết dài 

Nếu bạn cùng lớp hoặc giáo viên của trẻ có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19, phụ huynh hãy theo dõi các triệu chứng của con và thực hiện theo các khuyến cáo tự cách ly của y tế địa phương. 

Nếu nghi ngờ trẻ bị nhiễm COVID-19 thì nên xét nghiệm nhanh cho trẻ. Nếu trẻ dương tính, cần cách ly trẻ đó với những người chưa tiêm vắc xin trong gia đình. 

Điều quan trọng không kém là người lớn trong gia đình cần tuân thủ 5K, tiêm vắc xin đầy đủ để giảm thiểu sự lây lan dịch cho trẻ và phụ huynh cũng cần tuân theo biện pháp phòng chống dịch của nhà trường. Phụ huynh cũng không nên có cảm giác lo sợ về dịch khiến tâm lý bất an mà hãy tập trung chăm sóc, bảo vệ trẻ thật tốt.

4. Tăng cường sức đề kháng cho trẻ

Không chỉ dạy trẻ những kiến thức, kỹ năng và thói quen lành mạnh, gia đình cần đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ thật tốt. Bởi một hệ miễn dịch khỏe mạnh giúp con phát triển tốt nhất, chống lại cảm lạnh, cúm và cách bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp khác.

Trẻ nên ăn nhiều thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng như trái cây, rau củ quả, thịt, cá, trứng, sữa… đủ 4 nhóm (bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và chất khoáng). Ăn chín uống sôi.

Không nên cho trẻ dùng nhiều các loại thực phẩm như nước ngọt, nước có gas, bánh kẹo ngọt, thức ăn nhanh…

Trẻ cần uống đủ nước, từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.

Cho trẻ ngủ đủ giấc, ngủ trước 10h tối.  

Giữ ấm cơ thể cho trẻ khi đến trường.

Dạy trẻ thói quen tập thể dục thường xuyên như chạy bộ, đạp xe, nhảy cao, đá bóng… Hạn chế cho trẻ xem tivi, điện thoại hay ngồi nhiều.

Bố mẹ cần cho trẻ súc miệng, họng bằng nước muối.

Hạn chế tiếp xúc với các động vật hoang dã.

5. Khám tổng quát cho trẻ 

Trước khi trở lại trường học sau kỳ nghỉ Tết dài, cha mẹ nên đưa trẻ đến khám tổng quát để nắm bắt được tình hình phát triển thể chất của trẻ như: cân nặng, chiều cao, tiêu hóa, hô hấp, thị lực, trí não,.... Ngoài ra, việc khám tổng quát giúp phát hiện sớm các bệnh lý nguy hiểm như tiêu hóa, hô hấp, về máu,... nhờ đó có thể tầm soát bệnh kịp thời, điều trị nhằm phòng tránh những di chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. Bên cạnh đó, khi khám tổng quát, cha mẹ sẽ được bác sĩ tư vấn về cách chăm sóc cho bé, tạo dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý để trẻ luôn khỏe mạnh.

COVID- 19 đã tác động không nhỏ tới nền giáo dục của Việt Nam và tất cả các quốc gia trên thế giới. Vì vậy, bố mẹ hãy luôn quan tâm đến con trẻ nhiều hơn để có những phương pháp hỗ trợ cho trẻ kịp thời và đúng cách nhất. Luôn khuyến khích con học tập, trở thành bạn thân thiết của con để chia sẻ những vướng mắc, khó khăn trong học tập. Bởi học là một quá trình dài, bố mẹ không nên quá áp đặt hay trách mắng trẻ. Hãy học cùng con, chơi cùng con và giúp con quay lại trường lớp sau dịch bệnh một cách thoải mái, an toàn và khỏe mạnh nhất.

Bài viết gần đây/mới

KHÔNG CHỦ QUAN VỚI DẤU HIỆU VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH THỦY ĐẬU
Các biểu hiện lâm sàng của thủy đậu ở trẻ thường phát triển trong vòng 15 ngày sau khi tiếp xúc và thường bao gồm các triệu chứng sốt, mệt mỏi , đau họng, chán ăn, sau đó là phát ban mụn nước toàn thân, thường xảy ra trong vòng 24 giờ.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

5 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI CHÍCH NGỪA HPV PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã đưa ra những khuyến nghị về việc tiêm ngừa vacxin HPV đối với tất cả trẻ em (cả nam lẫn nữ) nên được tiêm vacxin HPV vào khoảng 11-12 tuổi, thậm chí có thể tiêm sớm nhất là lúc 9 tuổi và việc chủng ngừa được khuyến khích cho tất cả mọi người đến 26 tuổi.

ĐAU VAI DO VIÊM GÂN - CHUYỆN THƯỜNG THẤY Ở DÂN VĂN PHÒNG
Với đặc thù công việc là làm việc bên máy tính 8 tiếng/ngày, cùng tư thế ngồi chưa đúng, dân văn phòng dễ gặp tình trạng viêm gân cơ vai. ThS. BS. CKI. Nguyễn Văn Hoàng Tâm - Chuyên khoa Cơ xương khớp tại CarePlus có những chia sẻ hữu ích về chủ đề này.

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP (QUÝ I/2024)
Trong quý I/2024, CarePlus ghi nhận tỷ lệ nhân sự của các doanh nghiệp khám sức khỏe định kỳ mắc các bệnh lý răng hàm mặt, vấn đề về mắt và rối loạn mỡ máu... ở mức cao (48 - 84%).

Các sản phẩm liên quan

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}