ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

VÌ SAO NGƯỜI BÉO PHÌ DỄ BỊ UNG THƯ?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư, nhưng bạn sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng thừa cân - béo phì là một trong những yếu tố chiếm tỷ lệ cao. Vì sao béo phì làm tăng nguy cơ ung thư? Cùng tìm hiểu với chuyên gia tại CarePlus nhé!

VÌ SAO NGƯỜI BÉO PHÌ DỄ BỊ UNG THƯ?

🤔 Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng béo phì làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.  Số liệu thống kê của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ chỉ ra hơn 40% trường hợp ung thư hằng năm tại nước này được xem là có liên quan đến béo phì.  

👉 Vậy, vì sao béo phì làm tăng nguy cơ ung thư? Cùng tìm hiểu với Th.S BS. Nguyễn Phương Anh - Chuyên khoa Dinh dưỡng tại Hệ thống Phòng khám CarePlus nhé! 

❗ Béo phì là tình trạng cơ thể tích lũy quá mức khối mỡ, và chính tình trạng dư thừa khối mỡ gây ra những thay đổi trong cơ thể bao gồm tình trạng viêm kéo dài, nồng độ của insulin, yếu tố tăng trưởng giống insulin và hormone giới tính cao hơn bình thường. Những thay đổi này có thể dẫn đến ung thư. Béo phì càng nặng, và thời gian béo phì càng lâu thì nguy cơ mắc bệnh ung thư càng lớn. 

1/ Làm sao để xác định tình trạng béo phì? 

Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index – BMI) là chỉ số thường được sử dụng để đánh giá tình trạng béo phì. Ngưỡng BMI để xác định tình trạng béo phì là từ 25 kg/m2 trở lên, tuy nhiên, đối với người châu Á là từ 23 kg/m2 trở lên 

👉 Tuy nhiên, nhược điểm của BMI là không biệt được khối cơ và khối mỡ, trong khi béo phì là tình trạng dư thừa khối mỡ. Do vậy, cách tốt nhất để xác định tình trạng béo phì hiện nay là phân tích thành phần cơ thể bằng cân trở kháng sinh học. Nếu tỉ lệ mỡ cơ thể trên 25% ở nam và trên 30% ở nữ thì được xem là béo phì. Tại hệ thống phòng khám CarePlus, chúng tôi trang bị máy Inbody 270, chỉ với 60 giây, sẽ giúp bạn đo chính xác lượng mỡ - cơ bắp và nước, từ đó, xác định tình trạng cơ thể để lên kế hoạch ăn uống - tập luyện phù hợp. 

2/ Những bệnh ung thư nào có liên quan đến béo phì? 

Theo CDC Hoa Kỳ, béo phì liên quan đến 13 loại ung thư sau: tuyến giáp, thực quản, vú (đối với phụ nữ đã mãn kinh), thân trên dạ dày, gan, túi mật, tuyến tụy, đại trực tràng, tử cung, buồng trứng, thận, u màng não và đa u tủy. 

Cần lưu ý là không phải ai đang thừa cân - béo phì cũng mắc ung thư. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ khiến bạn có nguy cơ mắc ung thư cao hơn, so với người có cân nặng ở mức bình thường. 

👉 Do vậy cách tốt nhất để phòng ngừa ung thư là giữ cho cân nặng, hay chính xác hơn là tỉ lệ mỡ trong cơ thể ở ngưỡng bình thường; bằng lối sống lành mạnh, tích cực, ăn sạch uống khỏe, cũng như chăm chỉ vận động, tập thể dục thể thao. 

Nếu bạn muốn cải thiện cân nặng theo phương pháp khoa học và bền vững; đừng ngần ngại đến CarePlus để được đội ngũ Bác sĩ Dinh dưỡng giàu kinh nghiệm tư vấn và hỗ trợ. 

✅ Gói khám Dinh dưỡng tại CarePlus được thiết kế đầy đủ các hạng mục giúp đánh giá chính xác tình trạng cơ thể. Thông qua đánh giá Nhân trắc, Khẩu phần và lâm sàng, Bác sĩ sẽ tư vấn dinh dưỡng cá thể hóa, cũng như chế độ vận động phù hợp cho từng khách hàng. 


HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ CAREPLUS

Thành viên của Singapore Medical Group

Hotline: 1800 6116    

Email: info@careplusvn.com    

Bài viết liên quan

KHÁM DINH DƯỠNG NGƯỜI LỚN LÀ GÌ? NHỮNG AI NÊN KHÁM?
Dinh dưỡng là điều vô cùng quan trọng mà bạn không nên bỏ qua. Không chỉ dừng lại ở việc cải thiện vóc dáng mà còn giúp bạn làm chủ cuộc sống khỏe mạnh, tốt đẹp hơn bằng cách thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để “kéo dài tuổi thọ”.

Bài viết được tư vấn bởi ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

KHI NÀO BẠN CẦN ĐI KHÁM DINH DƯỠNG?
Chế độ ăn âm thầm tác động vào sức khỏe của bạn từ ngày này qua ngày khác. Do vậy, bất kì độ tuổi nào cũng nên được khám dinh dưỡng ít nhất 1 lần trong năm, đặc biệt là các thời điểm sau đây

Bài viết được tư vấn bởi ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

CẢNH BÁO SUY DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
20% người bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính bị sụt cân, thiếu hụt vitamin và protein, thậm chí suy dinh dưỡng. Đây là tình trạng đáng lưu ý, vì có thể dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch và thúc đẩy bệnh trở nặng.

Bài viết gần đây/mới

“BỎ TÚI” LỜI KHUYÊN CHO MẸ: DINH DƯỠNG GIAI ĐOẠN CHO CON BÚ
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh đặc biệt là trong 6 tháng đầu đời. Chế độ ăn của người mẹ liên quan đến lượng và chất của sữa mẹ để đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ. Vậy chế độ dinh dưỡng như thế nào là phù hợp cho các mẹ sau sinh, đặc biệt là các mẹ đang cho con bú? Hãy tham khảo lời khuyên sau đây của bác sĩ nhé!

By Ths. BS. Lê Thị Kim Dung

BA MẸ ĐỪNG XEM THƯỜNG TÌNH TRẠNG TÁO BÓN KÉO DÀI Ở TRẺ!
Ba mẹ đang đau đầu vì con bị táo bón kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe, tăng trưởng và chất lượng cuộc sống của con, đã làm đủ cách nhưng con vẫn ko hết táo bón? Hãy cùng BS. CK1. Trần Thị Hoàng Oanh - Chuyên Khoa Nhi - Hệ thống Phòng khám CarePlus tìm hiểu thêm về bệnh táo bón kéo dài và lưu ý khi điều trị nhé!

By BS. CK1. Trần Thị Hoàng Oanh

ĐIỂM DANH 6 LOẠI VIÊM KHỚP GÂY ĐAU ĐẦU GỐI THƯỜNG GẶP
Viêm khớp là tình trạng sụn khớp bị bào mòn khiến khớp xương ma sát nhiều với nhau, gây sưng và đau khớp dữ dội. Tìm hiểu ngay 6 loại viêm khớp gây đau đầu gối thường gặp để biết cách phòng tránh và cải thiện bệnh hiệu quả.

TIÊU CHẢY 'GHÉ THĂM' KHI BÉ ĐI HỌC: MẸ ƠI PHẢI LÀM SAO?
Sau những ngày hè vui chơi thỏa thích, các bé hào hứng trở lại trường lớp. Nhưng thời tiết thay đổi và việc chưa quen với nếp sinh hoạt mới khiến sức đề kháng của bé giảm, dễ mắc phải các bệnh như tiêu chảy do virus hoặc vi khuẩn. Đây là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ khi đi học, khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng. Đừng lo, mẹ chỉ cần nắm rõ cách xử lý đúng khi bé bị tiêu chảy để giảm thiểu rủi ro sức khỏe cho con nhé!

By ThS. BS. Sử Thị Như Ngọc

Các sản phẩm liên quan

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}