ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Trans Fat: Chất béo có hại nhất cho sức khỏe tim mạch

Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới: Chất béo trans là chất béo có hại nhất cho sức khỏe. Chế độ ăn nhiều chất béo này đã được phát hiện làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch lên đến 30%.

Trans Fat: Chất béo có hại nhất cho sức khỏe tim mạch

11/03/2021 10:07:42 SA

CHẤT BÉO TRANS LÀ GÌ?

Có hai loại chất béo điển hình là chất béo tốt và chất béo xấu. Trans fat là chất béo thuộc nhóm chất béo xấu gây nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Chúng hình thành trong quá trình chế biến thực phẩm, bằng phương pháp hydro hóa dầu ăn, nhằm giúp thực phẩm được bảo quản lâu hơn, hấp dẫn người tiêu dùng.
 

TRANS FAT CÓ TRONG THỰC PHẨM NÀO?

Chất béo trans tồn tại trong nhiều loại thực phẩm tự nhiên, và cả trong thực phẩm công nghiệp. Từ thịt … đến bánh ngọt, bánh quy, bánh nướng. Cụ thể, Trans fat có thể được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm như:
🍩 Bánh các loại: bánh cracker, cookies, bánh ngọt, bánh gato, bánh nướng và các thực phẩm nướng khác...
🍗 Đồ ăn nhanh: gà rán, pizza, khoai tây chiên...
🍔 Đồ ăn chiên rán nhiều dầu: bánh khoai, bánh chuối, bánh rán...
🍟 Đồ ăn chế biến sẵn: bắp rang bơ, snack, mì ăn liền...
🥩 Shortening và margarine: bơ thực vật các dạng (dạng thỏi và dạng chứa trong chai)...
 

TÁC HẠI CỦA CHẤT BÉO TRANS ĐẾN SỨC KHỎE TIM MẠCH

Khi xâm nhập vào cơ thể, trans fat sẽ tích lũy dưới dạng mỡ trên thành mạch máu. Lâu ngày, lớp mỡ tích tụ dày hơn sẽ bịt kín khiến máu không thể lưu thông, gây ra hiện tượng nghẽn mạch máu dẫn đến nguy cơ đột quỵ.
 
Bên cạnh đó, chúng khiến cholesterol tăng dẫn đến tỉ lệ mắc các bệnh tim mạch cao hơn. Chất béo trans còn ức chế enzym trong quá trình chuyển hoá, hình thành nên các cục máu đông và gia tăng nguy cơ đột quỵ.
 

CHỦ ĐỘNG NGĂN NGỪA NGUY CƠ ĐỘT QUỴ BẰNG CÁCH GIẢM HÀM LƯỢNG CHẤT BÉO TRANS

Hãy giảm lượng thực phẩm có nhiều chất béo trans. Cố gắng kết hợp các loại thực phẩm có chứa chất béo tốt. Chế độ dinh dưỡng lành mạnh sẽ giúp bạn có một trái tim khỏe mạnh và cải thiện chất lượng cuộc sống.
 
𝑁𝑔𝑢𝑜̂̀𝑛 𝑡ℎ𝑎𝑚 𝑘ℎ𝑎̉𝑜: 𝑊𝑜𝑟𝑙𝑑 𝐻𝑒𝑎𝑙𝑡ℎ 𝑂𝑟𝑔𝑎𝑛𝑖𝑧𝑎𝑡𝑖𝑜𝑛 - 𝑇𝑜̂̉ 𝑐ℎ𝑢̛́𝑐 𝑌 𝑡𝑒̂́ 𝑇ℎ𝑒̂́ 𝑔𝑖𝑜̛́𝑖 (𝑊.𝐻.𝑂)
 

 

 

Bài viết liên quan

Tìm hiểu tầm soát tiểu đường và biến chứng tiểu đường
Tầm soát tiểu đường và tầm soát biến chứng tiểu đường khi đã mắc bệnh rất cần thiết trong việc hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Tiểu đường: căn bệnh âm thầm nhưng nhiều biến chứng khôn lường
Tiểu đường là bệnh lý rối loạn chuyển hóa xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhất là người cao tuổi, ăn nhiều chất ngọt, béo phì. Theo thống kê của Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam, số người mắc đái tháo đường ở Việt Nam chiếm khoảng 5.4% dân số (5 triệu người), xếp hàng đầu thế giới. Nếu tầm soát và điều trị không kịp thời, bệnh dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Vậy bệnh tiểu tháo đường là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị như thế nào?

Đột quỵ là gì? Dấu hiệu sớm nhất, nguyên nhân và cách phòng tránh
Đột quỵ là bệnh lý cấp tính nguy hiểm, thường xảy ra đột ngột, có tỉ lệ tử vong cao nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Mỗi năm ở Việt Nam có hơn 200.000 người bị đột quỵ, hơn 50% trong số đó tử vong và chỉ có 10% sống sót là có bình phục hoàn toàn. Đáng lo ngại, đột quỵ đang có dấu hiệu ngày càng trẻ hóa, gia tăng mạnh từ 40 – 45 tuổi hay thậm chí xuất hiện cả ở tuổi 20.

Phân biệt đột quỵ và nhồi máu cơ tim? Cách phòng tránh bệnh hiệu quả
Cách phân biệt đột quỵ và nhồi máu cơ tim - hai căn bệnh nguy hiểm, xảy ra đột ngột và gây tử vong cao nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời.

Bài viết gần đây/mới

CHẢY MÁU CAM: NGUYÊN NHÂN, SƠ CỨU VÀ PHÒNG NGỪA
Chảy máu cam một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhất là trẻ mầm non có thể bị ít nhất một lần, thường không nguy hiểm nhưng thường làm các ba mẹ rất lo lắng. Hãy cùng BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng - Chuyên khoa Nhi - Hệ thống phòng khám CarePlus tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân cũng như xử lý khi bị chảy máu cam đúng cách nhé!

By BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng

HIỂU THÊM VỀ NỔI MÀY ĐAY VÀ PHÙ MẠCH
Nổi mày đay và phù mạch là những phản ứng của da thường gặp, gây ra sự khó chịu và đôi khi lo lắng cho người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về hai tình trạng này, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và các biện pháp phòng ngừa.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

BÉO PHÌ DÙ CÂN NẶNG BÌNH THƯỜNG - MỐI NGUY TIỀM ẨN MÀ BẠN KHÔNG NGỜ TỚI
Béo phì cân nặng bình thường (NWO) là tình trạng phức tạp với nhiều nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn. Tìm hiểu cách nhận biết và phòng ngừa béo phì cân nặng bình thường để bảo vệ sức khỏe toàn diện!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỪNG XEM NHẸ TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở TRẺ EM
Thiếu máu thiếu sắt được xem là vấn đề y tế xã hội, là mối quan tâm của y tế toàn cầu. Theo viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam, trong giai đoạn năm 2015 - 2016, trẻ em dưới 5 tuổi có tỉ lệ thiếu máu là 27,8%, thiếu máu do thiếu sắt chiếm tới 63,6%.

By BS. CK1. Lê Ngọc Tuyết Sương

SUY MÒN CƠ Ở NGƯỜI CAO TUỔI - DIỄN TIẾN ÂM THẦM NHƯNG ẢNH HƯỞNG NGHIÊM TRỌNG
Suy mòn cơ (thiểu cơ/ Sarcopenia) ở người cao tuổi là vấn đề có diễn tiến âm thầm nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên về chế độ dinh dưỡng và vận động giúp phòng ngừa suy mòn cơ từ chuyên gia CarePlus.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

Các sản phẩm liên quan

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}