ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

THỰC TRẠNG THỪA CÂN - BÉO PHÌ TRONG GIỚI VĂN PHÒNG

Ngồi làm việc bên máy tính 8 tiếng/ngày; ít vận động, khung giờ ăn uống và nghỉ ngơi thất thường,... là chuyện thường gặp ở giới văn phòng. Dường như chúng ta đều ý thức được những thói quen này không tốt, nhưng vẫn để nó tiếp diễn suốt thời gian dài, và hậu quả là rất nhiều người đã thừa cân - béo phì... Tình trạng này không chỉ làm xuống cấp ngoại hình mà còn dẫn đến nhiều bệnh rối loạn chuyển hóa như thừa cân - béo phì, rối loạn lipid máu, gan nhiễm mỡ, tăng men gan, tăng acid uric,...

THỰC TRẠNG THỪA CÂN - BÉO PHÌ TRONG GIỚI VĂN PHÒNG

17/08/2023 2:30:48 CH

  1. Số liệu thực tế về tình trạng thừa cân - béo phì trong giới văn phòng

Theo thống kê nội bộ, trong quý II/2023, tỷ lệ nhân sự của các doanh nghiệp khám sức khỏe định kỳ tại CarePlus mắc các vấn đề sức khỏe liên quan đến chuyển hóa chiếm tỉ lệ cao trên tổng số 14.000 người tham gia, bao gồm: thừa cân - béo phì (chiếm 44%), rối loạn lipid máu (chiếm 44%), gan nhiễm mỡ (chiếm 28%), tăng men gan (chiếm 18%), tăng acid uric (chiếm 10%).

Dễ dàng nhận thấy gần ½ số người làm việc trong môi trường văn phòng bị dư thừa cân nặng. Bên cạnh đó, một số người mặc dù cân nặng của họ tính theo BMI vẫn nằm trong giới hạn chuẩn nhưng lại có tình trạng tích tụ mỡ ở vùng bụng, hoặc gặp vấn đề nặng hơn liên quan đến bệnh rối loạn chuyển hóa, là tích tụ mỡ ở cơ quan nội tạng. 

Bạn có thể kiểm tra nhanh xem mình có đang thừa cân không nhờ tính chỉ số BMI theo công thức:

BMI = cân nặng (kg) / chiều cao² (m)

Nếu kết quả 18.5 ≤ BMI <25 thì cân nặng của bạn đang ở mức bình thường. Nếu >25 thì cân nặng của bạn đang ở mức dư thừa, hãy xem xét điều chỉnh chế độ ăn uống - vận động của mình nhé. 

  1. Vì sao thừa cân - béo phì ngày càng phổ biến ở dân văn phòng?

Những đặc trưng nghề nghiệp lại là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến dư thừa cân nặng và tích tụ mỡ. 

- Thói quen ngồi nhiều: Ngồi làm việc bên máy tính suốt 8 tiếng/ngày và ít di chuyển khiến lượng calo không được tiêu hao nhiều nên mỡ dần tích tụ, đặc biệt là tại vùng eo, gây béo bụng.

- Khung giờ ăn uống thay đổi thất thường theo deadline công việc; đồng thời anh chị em dân văn phòng lại ưa thích thức ăn nhanh, ăn vặt vì tiện lợi, nhanh chóng và dễ ăn. 

- Stress vì áp lực công việc dẫn đến cảm giác thèm ăn, thèm được nạp năng lượng từ những món ăn giàu chất bột đường, chất béo như bánh kẹo, snack, trà sữa,...

- Ít có thời gian rảnh để vận động, lười vận động, chọn nghỉ ngơi thay vì đi lại - chơi thể thao - tập luyện để nâng cao sức bền,...

  1. Nguy cơ bệnh tật từ thừa cân - béo phì

Nhiều người vẫn quan niệm rằng dư thừa cân nặng một chút cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, như đã nhắc ở trên, đôi khi cân nặng không phản ánh chính xác lượng mỡ, vì có người dư mỡ dưới da (tay, chân, bụng,...) nhưng cũng có người dư mỡ nội tạng. Nên việc thăm khám định kỳ để xác định tình trạng cơ thể rất cần thiết. 

Béo phì là nguyên nhân dẫn đến các bệnh mạn tính như:

So với những người có cân nặng ở mức bình thường, thì những người thừa cân hoặc béo phì thường dễ mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường, tim mạch, huyết áp cao, rối loạn mỡ máu, gan nhiễm mỡ,... cao hơn. Nguy hiểm hơn nữa là họ còn có nguy cơ bị đột quỵ hoặc ung thư.

  1. Cải thiện thừa cân - béo phì với Gói khám Dinh dưỡng tại CarePlus 

Đối với các vấn đề liên quan đến bệnh rối loạn chuyển hóa, việc kiểm tra định kỳ và khám bác sĩ sẽ giúp phát hiện các vấn đề từ sớm, nhằm có phương pháp điều trị kịp thời và hiệu quả.

Thấu hiểu điều đó, CarePlus phát triển Gói Khám Dinh Dưỡng Thừa Cân - Béo Phì chuyên sâu giúp bạn hiểu đúng nhất về tình trạng sức khỏe và chế độ dinh dưỡng hiện tại. Gói khám sẽ giúp khắc họa rõ nét nhất những khiếm khuyết trong chế độ ăn của bạn, từ đó tìm ra được đúng nguyên nhân cho những vấn đề dinh dưỡng. Đồng thời các bác sĩ sẽ có cơ sở để đánh giá và đưa ra quy trình giảm cân chuẩn y khoa, sớm ngăn ngừa các biến chứng bệnh lý nguy hiểm. 

Các bước khám Dinh dưỡng Thừa cân - Béo phì tại CarePlus

  • Bước 1: Thực hiện xét nghiệm sinh hóa, chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng 

  • Bước 2: Đánh giá nhân trắc để xác định khối lượng của khối cơ và khối mỡ theo từng vùng của cơ thể.  

  • Bước 3:  Đánh giá khẩu phần để ước lượng tổng năng lượng và chất dinh dưỡng được nạp vào mỗi ngày, đồng thời xem xét thói quen ăn uống của khách hàng

  • Bước 4: Tư vấn dinh dưỡng, gồm tư vấn chế độ ăn, chế độ tập luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại và sử dụng thuốc giảm cân (nếu cần). 

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể phòng ngừa thừa cân - béo phì bằng chế độ ăn uống - vận động phù hợp.Tùy thuộc vào điều kiện sống, tuổi tác và thể chất, anh chị em giới văn phòng có thể lựa chọn các môn vận động như đi bộ, chạy bộ, cầu lông, bơi lội, bóng đá, v.v để cơ thể tăng cường sức bền cho cơ thể và nâng cao sức khỏe.

Tóm lại, để phòng ngừa những căn bệnh nguy hại sinh ra từ đặc thù "ngồi nhiều" của dân công sở, hãy hoạt động và tập luyện nhiều hơn. Song song với đó là có ý thức tầm soát sức khỏe định kỳ để đánh giá tình trạng sức khỏe của bản thân, phát hiện bệnh từ sớm (nếu có) và điều trị kịp thời.

Để được tư vấn về chi tiết gói khám cũng như cách đặt lịch hẹn, khách hàng vui lòng liên hệ:

  • Hotline: 1800 6116

  • Email: info@careplusvn.com

  • Fanpage: CarePlus Clinic Vietnam

Bài viết liên quan

Bệnh xơ vữa động mạch và TOP 6 điều cần biết
Xơ vữa động mạch là bệnh lý vô cùng nguy hiểm bởi người mắc bệnh hầu như không có biểu hiện gì cho đến khi bệnh đã trở nặng. Tuy nhiên, chính sự diễn biến âm thầm này là nguyên nhân khiến nhiều người đứng trước nguy cơ bị đau tim, đột quỵ, cắt cụt chân, tàn tật và thậm chí tử vong.

5 nguyên nhân giải thích tại sao ăn chay mà vẫn tăng lipid máu?
Những người ăn chay thường rất ngạc nhiên khi được bác sĩ thông báo mình bị tăng lipid máu. Đó là vì quan niệm ăn chay không có dùng thịt, mỡ thì làm sao mà tăng mỡ máu cho được. Tuy vậy, điều này có thể lý giải dựa trên các nguyên nhân sau:

Bài viết được tư vấn bởi THS. BS. Phùng Ngọc Minh Tấn

Dân văn phòng dễ bị "gan nhiễm mỡ" tấn công
Nhân viên văn phòng là nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị gan nhiễm mỡ do đặc thù công việc thường phải ngồi liên tục trong nhiều giờ liền và không có thời gian vận động, khiến cơ thể bị tích tụ mỡ thừa tại nhiều nơi, trong đó có gan.

Bài viết được tư vấn bởi BS. CK2. Hồ Thị Vân Hằng

Bài viết gần đây/mới

ĐỪNG CHỦ QUAN VỚI HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY - MỐI ĐE DỌA ÂM THẦM ĐẾN SỨC KHỎE VÀ CUỘC SỐNG
Hội chứng ống cổ tay là loại bệnh lý thần kinh bị chèn ép phổ biến nhất và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển thành suy yếu lực tay, teo cơ, thậm chí mất khả năng lao động.

By ThS. BS. CKI NGUYỄN VĂN HOÀNG TÂM

NHẬN BIẾT VÀ XỬ LÝ SỐT PHÁT BAN Ở TRẺ (ROSEOLA)
Chắc hẳn là các ba mẹ và các bé đều đã từng trải qua tình trạng Sốt phát ban ít nhất một lần trong đời! Vậy để hiểu đúng và đầy đủ hơn về tình trạng này, chúng ta cùng tìm hiểu về Sốt phát ban là gì nhé!

By BS.CKII. PHẠM QUANG VINH

SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM KHÔNG ĐƠN GIẢN NHƯ MỌI NGƯỜI LẦM TƯỞNG
Suy dinh dưỡng là một trong nguyên nhân gây tử vong đối với trẻ dưới 5 tuổi và gây ra các hệ quả như: chậm phát triển, trí nhớ kém, rối loạn tiêu hóa...

By Ths. BS. Lê Thị Kim Dung

8 LƯU Ý GIÚP BẢO VỆ TRẺ KHỎI CÁC BỆNH HÔ HẤP THƯỜNG GẶP KHI GIAO MÙA
Vào thời điểm giao mùa, trẻ em dễ mắc các bệnh hô hấp như viêm hô hấp trên, viêm thanh quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, và suyễn. Nguyên nhân không chỉ do sự thay đổi đột ngột của thời tiết hay hệ miễn dịch chưa hoàn thiện mà còn từ những yếu tố có thể phòng tránh được. Dưới đây là lời khuyên đến từ BS.CKI. Trần Thị Thùy Trang - Chuyên khoa Nhi - Hệ Thống Phòng khám CarePlus để giúp bé có hệ hô hấp khỏe mạnh:

By BS. CK1. Phạm Thị Thùy Trang

NHỮNG CON SỐ “BÁO ĐỘNG” VỀ TÌNH HÌNH SỨC KHỎE CƠ XƯƠNG KHỚP NƠI LÀM VIỆC 2024
Sức khỏe cơ xương khớp luôn là một trong những vấn đề được quan tâm tại môi trường làm việc. Báo cáo chỉ ra có đến 47% người lao động xác nhận giảm năng suất làm việc do đau cơ, nhức khớp. Tìm hiểu cách phòng ngừa và cải thiện trong bài viết dưới đây!

Các sản phẩm liên quan

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}