ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

5 nguyên nhân giải thích tại sao ăn chay mà vẫn tăng lipid máu?

Những người ăn chay thường rất ngạc nhiên khi được bác sĩ thông báo mình bị tăng lipid máu. Đó là vì quan niệm ăn chay không có dùng thịt, mỡ thì làm sao mà tăng mỡ máu cho được. Tuy vậy, điều này có thể lý giải dựa trên các nguyên nhân sau:

5 nguyên nhân giải thích tại sao ăn chay mà vẫn tăng lipid máu?

1. Tuổi tác

- Khi chúng ta lớn tuổi hơn, nồng độ cholesterol dễ tăng  là điều không tránh được. Phụ nữ sau mãn kinh có tỉ lệ tăng lipid máu cao hơn so với trước mãn kinh.

2. Di truyền

- Đây là một bệnh lý do gen, không liên quan đến chế độ ăn. Tỷ lệ bệnh ước tính cứ 200-300 người có 1 người mang bệnh này.

3. Các bệnh lý khác gây ra

- Đái tháo đường là nguyên nhân cần chú ý. Nhất là ở người ăn chay có sử dụng thức ăn nhiều tinh bột hoặc nhiều đường. Ngoài ra, còn có các bệnh lý khác như suy giáp, bệnh gan mạn tính: xơ gan, gan thoái hoá mỡ, bệnh  lý thận,...

4. Thuốc

- Một số thuốc có thể liên quan đến tăng lipid máu như: lợi tiểu thiazid, ức chế beta, thuốc tránh thai, corticoid.

5. Chế độ ăn

- Người ăn chay không ăn thịt động vật, tuy nhiên các thức ăn như bơ thực vật, phô mai, dầu dừa, dầu cọ có chứa chất béo bão hoà. Ngoài ra, các thức ăn vặt như: bánh quy, bánh ngọt, bánh kem, khoai tây chiên, bánh mì có chứa chất béo chuyển hóa (trans fat) - chất này vừa tăng Cholesterol xấu, vừa giảm Cholesterol có lợi. Đặc biệt cần lưu ý là cách chế biến đồ ăn chay theo kiểu chiên xào ngập dầu, chiên giòn sẽ làm tăng đáng kể trans fat. Người ăn chay còn thiếu Omega-3, chất béo có lợi cho tim mạch nhiều trong cá.

Tóm lại, có những yếu tố ngoài chế độ ăn gây ra tăng lipid máu cần lưu tâm ở người ăn chay. Ngoài ra, chế độ ăn chay cần tránh các loại thức ăn nhiều chất béo xấu kể trên, không ăn quá nhiều tinh bột và đường. Có thể xem xét bổ sung Omega-3 từ tảo biển hoặc viên uống, có tham khảo ý kiến của bác sĩ tim mạch.

Bài viết liên quan

5 nguyên tắc tự theo dõi huyết áp tại nhà cho bệnh nhân tim mạch đơn giản & chính xác
Thực tế việc tự theo dõi huyết áp tại nhà đã được chứng minh là đáng tin cậy, giúp cải thiện việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân, tăng khả năng kiểm soát huyết áp, giúp bệnh nhân hiểu biết rõ hơn về căn bệnh của mình. Do vậy, thay vì hồi hộp chờ "bài kiểm tra định kỳ", mọi người hãy chủ động theo dõi huyết áp của mình nhé!

Bài viết được tư vấn bởi THS. BS. Phùng Ngọc Minh Tấn

5 lý do nên tập thể dục hơn là làm việc nặng
Có một thực tế phổ biến là nhiều người bị mỡ máu cao, huyết áp cao, và các bệnh lý tim mạch khác, khi được bác sĩ khám và tư vấn nên vận động nhiều và tập thể dục thể thao, thì đều phản ứng là: “Trời ơi, ngày tui làm đi bộ nhiều, khuân vác nhiều lắm bác sĩ, tui làm việc dữ lắm chứ không phải ít vận động đâu!”.

Bài viết được tư vấn bởi Ths. BS. Hoàng Công Đương

8 dấu hiệu cảnh báo bạn đang ăn nhiều muối
Lượng Natri Clorua trong chế độ ăn nên dưới 6 gam / ngày tương đương với một thìa cà phê muối ăn được dùng để nêm vào tất cả các loại thực phẩm trong ngày. Tuy nhiên, thực tế hầu hết chúng ta ăn nhiều muối hơn mức quy định.

Bài viết được tư vấn bởi Ths. BS. Hoàng Công Đương

5 ý tưởng tập thể dục hiệu quả thời giãn cách cho người mắc bệnh tim
Hai tuần giãn cách xã hội bị hạn chế ra ngoài chạy bộ hay đi xe đạp; hồ bơi, phòng gym đóng cửa; lại cộng thêm Sài Gòn đang vào mùa mưa, thời tiết không hề ủng hộ các hoạt động rèn luyện khác. Đối với những người vốn có thói quen tập thể dục đều đặn thì đây quả là một thời gian khó khăn.

Bài viết được tư vấn bởi THS. BS. Phùng Ngọc Minh Tấn

Ăn cá và chuyện tiêu thụ Omega-3 thế nào cho đúng?
Ths-Bs Phùng Ngọc Minh Tấn, khoa Tim mạch Hệ thống Phòng khám Quốc tế CarePlus, tư vấn về chế độ ăn cho người có bệnh tim mạch cũng như chuyện ăn cá và Omega 3-6-9.

Bài viết được tư vấn bởi THS. BS. Phùng Ngọc Minh Tấn

Bài viết gần đây/mới

KHÔNG CHỦ QUAN VỚI DẤU HIỆU VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH THỦY ĐẬU
Các biểu hiện lâm sàng của thủy đậu ở trẻ thường phát triển trong vòng 15 ngày sau khi tiếp xúc và thường bao gồm các triệu chứng sốt, mệt mỏi , đau họng, chán ăn, sau đó là phát ban mụn nước toàn thân, thường xảy ra trong vòng 24 giờ.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

5 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI CHÍCH NGỪA HPV PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã đưa ra những khuyến nghị về việc tiêm ngừa vacxin HPV đối với tất cả trẻ em (cả nam lẫn nữ) nên được tiêm vacxin HPV vào khoảng 11-12 tuổi, thậm chí có thể tiêm sớm nhất là lúc 9 tuổi và việc chủng ngừa được khuyến khích cho tất cả mọi người đến 26 tuổi.

ĐAU VAI DO VIÊM GÂN - CHUYỆN THƯỜNG THẤY Ở DÂN VĂN PHÒNG
Với đặc thù công việc là làm việc bên máy tính 8 tiếng/ngày, cùng tư thế ngồi chưa đúng, dân văn phòng dễ gặp tình trạng viêm gân cơ vai. ThS. BS. CKI. Nguyễn Văn Hoàng Tâm - Chuyên khoa Cơ xương khớp tại CarePlus có những chia sẻ hữu ích về chủ đề này.

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP (QUÝ I/2024)
Trong quý I/2024, CarePlus ghi nhận tỷ lệ nhân sự của các doanh nghiệp khám sức khỏe định kỳ mắc các bệnh lý răng hàm mặt, vấn đề về mắt và rối loạn mỡ máu... ở mức cao (48 - 84%).

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}