ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Tầm quan trọng của việc thả lỏng trước khi dừng hẳn tập luyện

Một điểm mà người tập luyện thể dục thể thao thường bỏ qua là giai đoạn thả lỏng trước khi dừng tập. Theo cơ chế sinh lý, khi vận động thể lực, cơ thể sẽ co mạch toàn bộ, trừ não, tim và các cơ bắp đang vận động.

Tầm quan trọng của việc thả lỏng trước khi dừng hẳn tập luyện

Khi dừng lại đột ngột, lúc này nhịp tim và huyết áp đang tăng cao, các mạch máu ở chân đang giãn nhiều sẽ tạo thành các "hồ máu" trữ lượng máu lớn. Cung cấp máu cho não và tim được điều chỉnh nhanh hơn (cơ chế ưu tiên). 

Tuy nhiên, vì có một lượng lớn máu đang bị "nhốt" ở các chân nên việc cung cấp máu lên não, tim có thể bị sụt giảm, kèm theo đó là nhịp tim còn nhanh làm giảm thêm thời gian tưới máu cho tim. Hiện tượng này có thể càng rõ rệt ở người có bệnh lý tim mạch từ trước, gây ra các triệu chứng chóng mặt, choáng váng, cảm giác đau thắt ngực, hụt hơi, v.v.

CÁCH THẢ LỎNG HỢP LÝ:

- Luôn dành 5-10 phút cuối để giảm từ từ cường độ vận động. Ví dụ đang chạy bộ chuyển từ từ sang đi bộ rồi dừng hẳn.

- Khi dừng lại hẳn, dành thêm 5 phút để thực hiện căng cơ. Luôn luôn hít thở đều khi căng cơ, việc này giúp cơ bắp có đủ oxy, tránh tạo ra acid lactic gây mỏi cơ, chuột rút. 

- Ngồi trên một ghế có lưng tựa để nghỉ ngơi, có thể bắt đầu dùng nước để giải tỏa cơn khát.

Bài viết liên quan

Siêu âm tim: Vai trò, phân loại và lưu ý
Siêu âm tim là xét nghiệm cần thiết khi kiểm tra sức khỏe tổng quát, tầm soát các bệnh tim mạch hoặc tầm soát các biến chứng tim mạch của các bệnh lý khác như đái tháo đường, bệnh thận mạn,… Vậy xét nghiệm này có vai trò gì? Hãy cùng khám phá những điều cần biết về siêu âm tim trong bài viết dưới đây.

5 nguyên tắc tự theo dõi huyết áp tại nhà cho bệnh nhân tim mạch đơn giản & chính xác
Thực tế việc tự theo dõi huyết áp tại nhà đã được chứng minh là đáng tin cậy, giúp cải thiện việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân, tăng khả năng kiểm soát huyết áp, giúp bệnh nhân hiểu biết rõ hơn về căn bệnh của mình. Do vậy, thay vì hồi hộp chờ "bài kiểm tra định kỳ", mọi người hãy chủ động theo dõi huyết áp của mình nhé!

Bài viết được tư vấn bởi THS. BS. Phùng Ngọc Minh Tấn

5 lý do nên tập thể dục hơn là làm việc nặng
Có một thực tế phổ biến là nhiều người bị mỡ máu cao, huyết áp cao, và các bệnh lý tim mạch khác, khi được bác sĩ khám và tư vấn nên vận động nhiều và tập thể dục thể thao, thì đều phản ứng là: “Trời ơi, ngày tui làm đi bộ nhiều, khuân vác nhiều lắm bác sĩ, tui làm việc dữ lắm chứ không phải ít vận động đâu!”.

Bài viết được tư vấn bởi Ths. BS. Hoàng Công Đương

Hạ huyết áp sau ăn - triệu chứng chóng mặt dễ nhầm với đột quỵ ở người mắc bệnh tim mạch
Bác N.M.K (ngụ tại quận 3, TP.HCM) năm nay 67 tuổi, bị huyết áp cao lâu năm. Gần đây, bác thường có cảm giác chóng mặt. Bác K. đã đi khám ở một bệnh viện chuyên khoa và được chẩn đoán là hạ huyết áp tư thế.

Bài viết được tư vấn bởi THS. BS. Phùng Ngọc Minh Tấn

Bài viết gần đây/mới

1 PHÚT HIỂU NGAY VAI TRÒ CỦA CHỤP CT VÀ CHỤP MRI TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ VÀ CHẤN THƯƠNG CƠ XƯƠNG KHỚP
Chụp CT và chụp MRI cơ xương khớp cho phép bác sĩ chuyên khoa khai thác những đặc tính của mô và tổn thương theo nhiều góc độ, từ đó, đưa ra chẩn đoán chính xác và hướng dẫn phương pháp điều trị phù hợp cho khách hàng.

By ThS. BS. CKI NGUYỄN VĂN HOÀNG TÂM

ĐỪNG CHỦ QUAN VỚI CƠN ĐAU KHỚP GỐI - TẦM SOÁT SỚM ĐỂ ĐIỀU TRỊ KỊP THỜI
Đau khớp gối có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý như thoái hóa khớp, viêm gân hoặc viêm túi hoạt dịch. Chủ động tầm soát toàn diện bằng Chụp MRI khớp gối ngay hôm nay để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý và đánh giá mức độ tổn thương, thậm chí phát hiện khối u hoặc tổn thương xương nếu có.

By ThS. BS. CKI NGUYỄN VĂN HOÀNG TÂM

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}