ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

5 lý do nên tập thể dục hơn là làm việc nặng

Có một thực tế phổ biến là nhiều người bị mỡ máu cao, huyết áp cao, và các bệnh lý tim mạch khác, khi được bác sĩ khám và tư vấn nên vận động nhiều và tập thể dục thể thao, thì đều phản ứng là: “Trời ơi, ngày tui làm đi bộ nhiều, khuân vác nhiều lắm bác sĩ, tui làm việc dữ lắm chứ không phải ít vận động đâu!”.

5 lý do nên tập thể dục hơn là làm việc nặng

24/05/2021 10:56:40 SA

Thật ra, hoạt động thể chất khi tập thể dục thể thao và khi làm việc có tác động khác nhau lên sức khoẻ tim mạch. Đó là một nghịch lý nổi tiếng: tập thể dục hợp lý thì rất tốt, nhưng tập quá nhiều hoặc làm việc quá sức thì sẽ có hại cho tim mạch.

Có thể giải thích bởi 5 lý do sau đây:

1️⃣ Công việc thường có cường độ vận động thấp hoặc thời gian kéo dài. Để tăng cường thể lực tốt cho tim mạch thì cần vận động với cường độ cao (60-70% mức gắng sức tối đa), trong khoảng thời gian ngắn (60 phút). Trong khi các công việc thường kéo dài hoặc cường độ thấp (30-35%).

2️⃣ Công việc thường làm tăng nhịp tim trong một thời gian dài do căng thẳng, áp lực thời gian, không nghỉ ngơi đầy đủ và hợp lý. Trong khi tập thể thao, nhịp tim sẽ tăng trong lúc tập và thường trở về bình thường nhanh sau khi nghỉ tập.

3️⃣ Các công việc phải khuân vác vật nặng nhiều hoặc công việc ngồi một chỗ nhiều sẽ làm tăng huyết áp trung bình trong 24 giờ. Tập thể hình nâng tạ sẽ tăng huyết áp khi tập nhưng sẽ về bình thường rất nhanh khi nghỉ.

4️⃣ Công việc kèm theo thời gian nghỉ ngơi bất hợp lý hoặc tập thể thao quá nặng. Điểm khác biệt giúp tăng cường sức khoẻ tim mạch là thời gian nghỉ ngơi khi tập, giúp tăng cường trao đổi chất, gia tăng khối cơ bắp, sửa chữa các vi chấn thương. Làm việc hoặc luyện tập không nghỉ ngơi sẽ đưa cơ thể vào trạng thái tổn thương nghiêm trọng mà không phục hồi kịp.

5️⃣ Môi trường làm việc thường có nhiều tác nhân bất lợi cho sức khoẻ như không khí ngột ngạt trong văn phòng, làm ngoài trời nắng, ô nhiễm khói bụi, mất nước qua mồ hôi, tiếng ồn v.v. Hoàn toàn khác với không khí trong lành, dụng cụ hỗ trợ tập luyện, không khí thư giãn vui vẻ khi tập thể dục.

Do vậy, vấn đề không phải là bạn ít vận động, mà là kiểu vận động và môi trường vận động không hợp lý khiến cho nguy cơ tim mạch của bạn rất cao, dù ngày nào bạn cũng làm việc mệt nhoài.

Hãy bắt đầu tập thể dục nâng cao sức khoẻ bạn nhé!

TẬP THỂ DỤC NHƯ THẾ NÀO THÌ TỐT CHO TIM MẠCH?

- Nếu không bị hạn chế vì vấn đề tim mạch hay xương khớp, có thể tập các môn như đi bộ, xe đạp...

- Khi có vấn đề xương khớp, có thể chọn các môn thể thao dưới nước. Hoạt động dưới nước làm giảm khoảng một nửa gánh nặng cơ thể lên các khớp. Bơi lội, đi bộ dưới nước, thể dục dưới nước là các lựa chọn thay thế rất tốt cho các môn thể thao trên cạn.

- Không quên các môn thể thao rèn luyện cơ bắp và sự linh hoạt như: yoga, tập thể hình nhẹ. Yoga giúp đảm bảo các khớp linh hoạt và tập luyện các nhóm cơ. Tập kháng lực với tạ nhẹ (1kg) có thể giúp cơ bắp được hoạt động thường xuyên, tránh teo cơ, mất cơ.

 

Bài viết liên quan

Bệnh động mạch vành là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh động mạch vành (bệnh mạch vành) là bệnh lý tim mạch nguy hiểm, có xu hướng gia tăng mạnh ở Việt Nam, gây tử vong cao nếu không phát hiện sớm.

7 bệnh tim mạch thường gặp và các triệu chứng điển hình
Bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim, phình động mạch chủ, suy tim… là các bệnh tim mạch thường gặp, nguy hiểm đến sức khỏe nếu không kịp thời điều trị.

5 nguyên tắc tự theo dõi huyết áp tại nhà cho bệnh nhân tim mạch đơn giản & chính xác
Thực tế việc tự theo dõi huyết áp tại nhà đã được chứng minh là đáng tin cậy, giúp cải thiện việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân, tăng khả năng kiểm soát huyết áp, giúp bệnh nhân hiểu biết rõ hơn về căn bệnh của mình. Do vậy, thay vì hồi hộp chờ "bài kiểm tra định kỳ", mọi người hãy chủ động theo dõi huyết áp của mình nhé!

Bài viết được tư vấn bởi THS. BS. Phùng Ngọc Minh Tấn

Bác sĩ tư vấn cách phòng ngừa đột quỵ - đột tử nhờ theo dõi nhịp tim bằng Holter điện tim thế hệ mới
Holter điện tim (ghi lại nhịp tim liên tục trong nhiều ngày) nhằm mục đích phát hiện những rối loạn nhịp tim bất thường có thể bị bỏ sót nếu chỉ đo điện tim thông thường. Các rối loạn nhịp tim quan trọng có thể bị bỏ sót khi đo điện tim một thời điểm là: rung nhĩ kịch phát (nguyên nhân gây ra đột quỵ), các ngoại tâm thu thất, nhanh thất nguy hiểm (tăng nguy cơ ngưng tim, đột tử), các trường hợp co thắt động mạch vành…

Bài viết được tư vấn bởi Ths. BS. Hoàng Công Đương

Bài viết gần đây/mới

DINH DƯỠNG KHOA HỌC NGÀY TẾT CHO NGƯỜI BỆNH MẠN TÍNH
Chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học trong những ngày Tết có thể khiến bệnh mạn tính trở nên khó kiểm soát, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh. Tham khảo lưu ý dinh dưỡng từ Bác sĩ CarePlus ngay!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỀ PHÒNG CÁC BỆNH LÝ HÔ HẤP Ở TRẺ VÀO MÙA TẾT
Dưới đây là các bệnh lý đường hô hấp hay gặp ở trẻ trong dịp lễ Tết. Tùy theo vị trí, tác nhân gây bệnh, lứa tuổi và cơ địa của trẻ mà trẻ có thể mắc những bệnh lý viêm đường hô hấp cấp tính.

LIỀU VÀ LỊCH TIÊM VẮC-XIN UNG THƯ CỔ TỬ CUNG CHÍNH XÁC
Từ ngày 10/5/2024, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho phép mở rộng độ tuổi chỉ định tiêm vaccine Gardasil 9 ngừa HPV dành cho người từ 27 đến 45 tuổi đã có thể tiêm vaccine HPV, không bắt buộc phải có sự tham vấn y khoa. Với nữ giới dưới 40 tuổi, đã có quan hệ tình dục và có con vẫn có thể tiêm phòng HPV. Nhưng hiệu quả của vắc-xin sẽ không đạt được như mong muốn.

ĐIỂM DANH 5 THÓI QUEN NGÀY TẾT GÂY ĐAU CƠ XƯƠNG KHỚP
Đau cơ xương khớp sau dịp nghỉ Tết là vấn đề ngày càng phổ biến, ở người lớn tuổi lẫn người trẻ. Nguyên nhân do các thói quen sai tư thế, sinh hoạt không khoa học, lười vận động,... Để phòng ngừa, mời bạn cùng Bác sĩ CarePlus tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

By ThS. BS. CKI NGUYỄN VĂN HOÀNG TÂM

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP QUÝ IV – 2024
Tham khảo thống kê sức khỏe nhân sự doanh nghiệp Q4/2024 từ CarePlus và giải pháp chăm sóc thể chất - tinh thần cho đội ngũ nhân lực nhằm nâng cao năng suất lao động, xây dựng đội ngũ mạnh mẽ, gắn kết lâu dài.

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}