Suy mòn cơ (thiểu cơ/ Sarcopenia) ở người cao tuổi là vấn đề có diễn tiến âm thầm nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên về chế độ dinh dưỡng và vận động giúp phòng ngừa suy mòn cơ từ chuyên gia CarePlus.
02/12/2024 2:27:04 CH
⌛Khi bước qua ngưỡng cửa tuổi 60, sức khỏe của ông bà và cha mẹ dần suy giảm với những nguy cơ tiềm ẩn. Trong số đó, suy mòn cơ - hay còn gọi là thiểu cơ hoặc Sarcopenia - là vấn đề đáng lo ngại. Bởi nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời, bệnh có thể gây khó khăn trong các hoạt động hàng ngày như đứng dậy từ ghế, đi bộ, vặn nắp lọ hoặc xách đồ tạp hóa, tăng nguy cơ té ngã và thậm chí đẩy người cao tuổi vào tình trạng mất tự chủ trong sinh hoạt.
👉 Vậy suy mòn cơ là gì, và làm sao để phòng ngừa tình trạng này cho người thân? Hãy tham khảo lời khuyên từ ThS. BS. Nguyễn Phương Anh - Chuyên khoa Dinh dưỡng tại Hệ thống Phòng khám CarePlus.
1/ Suy mòn cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người cao tuổi như thế nào?
↘️ Suy mòn cơ là tình trạng sụt giảm đồng thời khối lượng và chức năng cơ bắp, liên quan đến tuổi. Theo nghiên cứu, từ năm 40 đến 70 tuổi, cơ thể mất trung bình 8% khối lượng cơ mỗi 10 năm, và con số này tăng lên 15% sau tuổi 70. Một nghiên cứu thực hiện tại Singapore vào năm 2021 cho thấy cứ mỗi 3 người trên 60 tuổi thì có 1 người gặp phải tình trạng này.
Khi cơ yếu đi, người cao tuổi dễ mất thăng bằng, tăng nguy cơ té ngã và chấn thương, từ đó làm suy giảm khả năng tự chăm sóc, làm việc và sinh hoạt hàng ngày. Hơn nữa, suy mòn cơ có thể làm chậm quá trình phục hồi sau bệnh tật và phẫu thuật, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường và bệnh tim mạch. Vì vậy, việc phòng ngừa suy mòn cơ bằng chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể chất phù hợp là vô cùng quan trọng để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lớn tuổi.
2/ Các nguyên tắc chính trong dinh dưỡng và tập luyện để phòng ngừa suy mòn cơ
✅ Duy trì cân nặng hợp lý: Cả suy dinh dưỡng và béo phì đều làm tăng nguy cơ suy mòn cơ theo các cơ chế khác nhau. Thiếu hụt các chất dinh dưỡng khiến cơ thể phân giải cơ để tạo năng lượng, còn béo phì dẫn đến tích mỡ thừa gây nặng nề khi vận động, đồng thời tiết ra các chất gây viêm, làm giảm khả năng duy trì và phục hồi khối cơ.
✅ Cung cấp đủ chất đạm (protein) trong chế độ ăn hàng ngày, đặc biệt chú trọng Leucin (có trong trứng, thịt bò, thịt gà, hạt mè, đậu phộng,..) hay HMB.
✅ Kiểm soát các bệnh mạn tính như tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh viêm khớp... Các bệnh này thường đi kèm với tình trạng viêm mạn tính, làm tăng tốc độ phân hủy cơ và giảm khả năng phục hồi.
✅ Vận động thể lực: Các bài tập giúp tăng cường sức mạnh của khối cơ như nâng tạ nhẹ, tập với dây kháng lực… giúp duy trì khối cơ. Tuy nhiên, đối với người cao tuổi, cần lưu ý lựa chọn các bài tập phù hợp với độ tuổi và tình trạng bệnh lý.
↘️ Theo thời gian, khối lượng và sức mạnh cơ bắp giảm đi mà không có dấu hiệu rõ ràng, khiến người cao tuổi và gia đình thường không nhận ra cho đến khi trở thành bệnh suy mòn cơ phức tạp.
Nếu bạn nhận thấy ông bà, cha mẹ đang có biểu hiện suy mòn cơ, đừng ngần ngại liên hệ CarePlus để được đội ngũ Bác sĩ Dinh dưỡng giàu kinh nghiệm chẩn đoán chính xác và tư vấn chế độ dinh dưỡng - vận động phù hợp.
👉 Để đặt lịch khám, quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline miễn phí 1800 6116.
HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ CAREPLUS
Thành viên của Singapore Medical Group
Hotline: 1800 6116
Email: info@careplusvn.com
Fanpage: CarePlus Clinic Vietnam
Bài viết được tư vấn bởi ThS. BS. Nguyễn Phương Anh
Bài viết được tư vấn bởi ThS. BS. Nguyễn Phương Anh
Bài viết được tư vấn bởi ThS. BS. Nguyễn Phương Anh