ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Quy trình 5 bước xử lý khi có F0 tại doanh nghiệp

Tính đến cuối tháng 10/2021, tỷ lệ người lao động quay trở lại làm việc tăng lên rất nhanh; có nơi, số người quay trở lại làm việc đạt gần 90%. Để vừa đảm bảo hiệu suất công việc nhưng đồng thời cũng đảm bảo an toàn cho người lao động, Sở Y tế đã có hướng dẫn mới nhất các bước xử lý khi có F0 tại doanh nghiệp

Quy trình 5 bước xử lý khi có F0 tại doanh nghiệp

Quy trình 5 bước xử lý khi có F0 tại doanh nghiệp

  • Bước 1: Tạm thời cách ly F0 tại khu vực cách ly. Báo cơ quan y tế địa phương hỗ trợ.
  • Bước 2: Tạm ngưng hoạt động khu vực xảy ra F0 để vệ sinh khử khuẩn, xét nghiệm cho tất cả F1.
  • Bước 3: Xác định quy mô cách ly: dây chuyền, bộ phận, phân xưởng,...
  • Bước 4: Xác định đúng F1 “tiếp xúc gần”
  • Bước 5: Trường hợp cơ sở sản xuất có trên 80% người lao động tiêm chủng đầy đủ thì tất cả F1 được tiếp tục lao động, xét nghiệm lại vào ngày 3, 7 và tiếp tục mỗi 7 ngày cho đến khi không còn phát hiện F0. Hạn chế tối đa giao tiếp với bên ngoài cho đến khi kết thúc thời gian theo dõi.

Hiểu đúng thế nào là “tiếp xúc gần”?

  • Tiếp xúc với người bệnh trong khoảng cách 2 mét. Tổng thời gian tiếp xúc > 15 phút (có thể tiếp xúc nhiều lần, ví dụ 3 lần, mỗi lần 5 phút, vẫn tính là tiếp xúc gần)
  • Tiếp xúc với người bệnh trong khoảng cách dưới 1 mét được xem là nguy cơ cao (bất kể thời gian tiếp xúc)
  • Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh (ví dụ ôm, khoác vai, bắt tay)
  • Tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết đường hô hấp của người bệnh (ho, hắt hơi, khăn giấy có dịch tiết, sử dụng chung ly tách, khăn mặt hoặc các vật dụng vệ sinh cá nhân khác)
  • Sống cùng nhà với người bệnh
  • Cùng nhóm làm việc / cùng phòng làm việc với người bệnh
  • Cùng nhóm du lịch, công tác, hội họp, vui chơi với người bệnh
  • Ngồi trong phạm vi cùng hàng ghế hoặc trước/sau 2 hàng ghế với ca bệnh trên phương tiện giao thông

>> Xem thêm video dướng dẫn các biện pháp an bảo vệ an toàn cho người lao động khi quay trở lại làm việc của ThS. Bs. Phùng Ngọc Minh Tấn TẠI ĐÂY 

 

 

Bài viết liên quan

4 sự thật về Covid-19 gây ảnh hưởng đến trái tim nặng nề như thế nào?
Khi nghe đến một ca nhiễm Covid-19 trở nặng, thậm chí tử vong, chúng ta thường nghe nói và quan tâm tới bệnh nền của người đó, nhất là bệnh tim. Thực ra, bệnh tim mạch KHÔNG làm người ta dễ mắc Covid-19 hơn. Cái nguy hiểm là bệnh tim mạch có sẵn làm cho Covid DỄ TRỞ NẶNG HƠN: nguy cơ nhập viện, phải thở máy nhiều hơn. Đặc biệt là nguy cơ tử vong khi mắc Covid-19 tăng gấp 2-4 lần nếu có bệnh nền tim mạch như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, béo phì.

Bài viết được tư vấn bởi THS. BS. Phùng Ngọc Minh Tấn

Bài tập phục hồi chức năng PHỔI cho người nhiễm COVID-19
Phục hồi chức năng phổi rất cần thiết ở người sau điều trị COVID-19. Bài tập này cũng có thể sử dụng trong trường hợp mệt mỏi do làm việc liên tục kéo dài, suy giảm chức năng hô hấp mạn tính, giúp làm giảm các triệu chứng khó thở, lo lắng và trầm cảm, cải thiện thể chất và chất lượng cuộc sống. Đây giống như bài thể dục nên mỗi ngày có thể tập một vài lần, mỗi động tác khoảng 8-10 lần.

5 nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh nhân COVID-19 cách ly tại nhà
Nếu bạn đang phải cách ly tại nhà theo diện F0, F1, đừng quên dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn có thêm cơ hội vượt qua căn bệnh này. Dinh dưỡng giúp hỗ trợ và cải thiện “hàng rào” bảo vệ cơ thể như tế bào miễn dịch, các kháng thể, da, niêm mạc hô hấp, niêm mạc dạ dày,…

Bão Cytokine nguy hiểm ra sao với người mắc Covid-19?
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy hô hấp nặng và tử vong nhanh chóng ở bệnh nhân COVID-19 là do hiện tượng cơn bão Cytokine (Cytokine storm).

Bài viết gần đây/mới

ĐIỀU TRỊ TỦY RĂNG KỊP THỜI - RĂNG KHỎE ĐÓN TẾT AN VUI
Điều trị tủy răng ngay khi nhận thấy cơn đau răng dai dẳng là cách tốt nhất để bảo tồn răng thật và hạn chế các biến chứng nguy hiểm. Tìm hiểu về phương pháp điều trị tủy răng tại CarePlus trong bài viết dưới đây!

By BS. CKI. BÙI XUÂN ĐẠT

TIÊM VẮC XIN LÀ CÁCH TỐT NHẤT ĐỂ BẢO VỆ TRẺ KHỎI BỆNH SỞI
Hiện nay, đối phó với bệnh Sởi chỉ mới tập trung vào hậu quả do bệnh sởi gây ra chứ chưa thể tiêu diệt được virus gây bệnh. Mùa lễ hội đông đúc dịp cuối năm và kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 sắp tới, cùng với thời tiết cuối năm ở miền Nam là những điều kiện lý tưởng để bệnh sởi lây lan. Một người mắc sởi có thể đã nhiễm từ 3 - 4 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng, khiến việc lây bệnh cho gia đình và cộng đồng trở nên khó kiểm soát. Trong tình hình hiện nay, nếu không có các biện pháp kiểm soát tốt, nguy cơ bùng phát dịch sởi trong thời gian tới là rất lớn.

By ThS. BS. Sử Thị Như Ngọc

CHẢY MÁU CAM: NGUYÊN NHÂN, SƠ CỨU VÀ PHÒNG NGỪA
Chảy máu cam một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhất là trẻ mầm non có thể bị ít nhất một lần, thường không nguy hiểm nhưng thường làm các ba mẹ rất lo lắng. Hãy cùng BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng - Chuyên khoa Nhi - Hệ thống phòng khám CarePlus tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân cũng như xử lý khi bị chảy máu cam đúng cách nhé!

By BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng

HIỂU THÊM VỀ NỔI MÀY ĐAY VÀ PHÙ MẠCH
Nổi mày đay và phù mạch là những phản ứng của da thường gặp, gây ra sự khó chịu và đôi khi lo lắng cho người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về hai tình trạng này, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và các biện pháp phòng ngừa.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

BÉO PHÌ DÙ CÂN NẶNG BÌNH THƯỜNG - MỐI NGUY TIỀM ẨN MÀ BẠN KHÔNG NGỜ TỚI
Béo phì cân nặng bình thường (NWO) là tình trạng phức tạp với nhiều nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn. Tìm hiểu cách nhận biết và phòng ngừa béo phì cân nặng bình thường để bảo vệ sức khỏe toàn diện!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}