ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Cần làm gì để bảo đảm an toàn cho cả 2 trước lần đầu "yêu"?

Cần làm gì để bảo đảm an toàn cho cả 2 trước lần đầu "yêu"?

Hỏi: Có nên xét nghiệm HIV và viêm gan B trước khi quan hệ tình dục?

Bác sĩ trả lời:

Câu trả lời là có. Không những HIV, viêm gan B mà những bệnh lây truyền qua đường tình dục (LTQĐTD) khác cũng cần được tầm soát trước khi một cặp đôi quyết định quan hệ tình dục.

Đối với vấn đề này, các hiệp hội Y tế, tổ chức Y tế cũng như là bộ Y tế chưa có khuyến cáo chính thức. Tuy vậy về mặt lý thuyết, đây là một trong những cách tốt để bảo vệ mình khỏi lây nhiễm bệnh LTQĐTD.

Một cặp đôi trước khi quyết định quan hệ tình dục với nhau thì nên đi làm những xét nghiệm này. Để đảm bảo là mình không có bệnh hoặc biết là mình có bệnh gì. Những bệnh đó có điều trị được không? Nếu những bệnh chữa được thì mình chữa khỏi trước khi quan hệ tình dục.

 

Hỏi: Vì sao phải xét nghiệm bệnh Lậu, Giang mai, Mụn cóc, … trước khi quan hệ tình dục?

Bác sĩ trả lời:

Với một bạn tình mới, mình nên xét nghiệm vì lí do thứ nhất đây là những bệnh LTQĐTD nên có khả năng lây. Mình không biết tình trạng bệnh của bạn tình như thế nào thì nên xét nghiệm cho cả hai tránh lây nhiễm từ người này sang người kia.

Thứ hai, đây cũng là dịp để biết rằng mình có nhiễm những bệnh đó không? Nếu mình có nhiễm thì mình nên đi điều trị sớm vì đây là những bệnh có khả năng để lại biến chứng cho người mang bệnh và đứa bé nếu người nhiễm bệnh là phụ nữ có em bé. Một người phụ nữ mang thai mà không biết mình bị Chlamydia, có khả năng sẽ truyền sang con. Giang mai cũng tương tự, nếu truyền giang mai cho con sẽ sinh ra một đứa bé mắc Giang mai bẩm sinh để lại nhiều hậu quả lên đứa bé mắc bệnh.

 

Hỏi: Làm sao để khuyên người yêu đi khám trước khi quan hệ tình dục?

Bác sĩ trả lời:

Ở xã hội châu Á nói chung, đây không phải là một vấn đề dễ đề cập và dễ tạo cảm giác cho người còn lại nghĩ là người kia không tin tưởng mình.

Ghi nhớ đây là chuyện tầm soát bệnh lý qua đường tình dục trước khi bắt đầu một mối quan hệ tình dục. Là một trong những cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh LTQĐTD. Mình nên đề cập một cách thẳng thắn với người yêu. Đây là vấn đề sức khỏe và mình cảm thấy lo lắng cho sức khỏe của cả hai.

Hoặc có cách hay hơn là người quan tâm đến vấn đề này nên chủ động đi làm trước. Khi có kết quả rồi, mình chủ động đưa cho người yêu mình xem. Và có thể nói với anh hoặc chị đó là mình đã làm rồi vì mình cảm thấy lo lắng cho sức khỏe của cả hai. Cả hai cùng đảm bảo không mắc bệnh gì cả trước khi mình bắt đầu mối quan hệ này.

Hoặc thậm chí mắc bệnh cũng không sao, có thể công khai nếu muốn. Mình đã có bệnh rồi nhưng đã có điều trị rồi. Trong những trường hợp không may hơn, mắc những bệnh không điều trị khỏi được cũng sẽ phải thông báo với người kia. Đây là những bệnh không chữa khỏi được, ức chế không lây truyền hoặc có thể có cách nào khác để vẫn duy trì được mối quan hệ nhưng hạn chế lây nhiễm những bệnh này.

 

Hỏi: Nên thực hiện các xét nghiệm trước khi quan hệ tình dục bao lâu?

Bác sĩ trả lời:

Câu trả lời này sẽ tùy thuộc vào từng loại bệnh khác nhau và tùy thuộc vào thời gian cửa sổ. Thời gian cửa sổ là khoảng thời gian từ lúc mang mầm bệnh đến khi có thể phát hiện bệnh qua xét nghiệm.

Lấy ví dụ là bệnh viêm gan B, khi người nhiễm ở giai đoạn đầu hầu như không có triệu chứng nào đặc hiệu dễ phát hiện. Thời gian cửa sổ để phát hiện viêm gan B nằm trong khoảng từ 1 đến 3 tháng. Trong 3 tháng đầu, người mang virus HPV trong người nhưng vẫn chưa có xét nghiệm nào có thể phát hiện là người đó mang mầm bệnh. Khi nào vượt mốc 3 tháng thì xét nghiệm mới gọi là đáng tin cậy. Còn nếu như người đó làm xét nghiệm trong khoảng 3 tháng đầu kể từ khi bắt đầu phơi nhiễm, virus mới vào cơ thể. Có khả năng sẽ cho ra kết quả âm tính nhưng có thể là âm tính giả.

Câu trả lời cho câu hỏi thì tùy thuộc vào thời gian cửa sổ, thời gian cuối cùng của lần quan hệ không an toàn của người đang muốn tầm soát. Nếu như người yêu lần trước của mình mới quan hệ cách đây một tuần thì phải chờ cho tới khi bệnh nằm trong danh sách muốn xét nghiệm vượt qua thời gian cửa sổ thì đó mới là khoảng thời gian thích hợp đi làm xét nghiệm sàng lọc. Sau khi có xét nghiệm rồi mới nên quan hệ tình dục nếu muốn.

 
▶️▶️ Xem đầy đủ Series HỎI ĐÁP VỀ CÁC BỆNH LTQĐTD tại đây:  TẠI ĐÂY 
 

🩺🩺Ai nên thực hiện tầm soát bệnh lây truyền qua đường tình dục?

- Bất kỳ ai có yếu tố nguy cơ, gồm: quan hệ tình dục với người lạ, có nhiều bạn tình, bạn tình mắc bệnh hoặc có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh

- Người đã và đang quan hệ tình dục nên ít nhất 1 lần tầm soát bệnh HIV.

- Tất cả phụ nữ đang hoạt động tình dục ở độ tuổi dưới 25 nên tầm soát bệnh lậu và Chlamydia ít nhất mỗi năm 1 lần. Phụ nữ lớn hơn 25 tuổi có yếu tố nguy cơ nên tầm soát lậu và Chlamydia mỗi năm một lần.

- Phụ nữ mang thai nên tầm soát giang mai, HIV, viêm gan B sớm trong thai kỳ. Phụ nữ có yếu tố nguy cơ nên tầm soát lậu và Chlamydia sớm trong thai kỳ.

- Nam đồng tính (gay) hoặc lưỡng tính (bisexual) nên tầm soát ít nhất mỗi năm 1 lần các bệnh: giang mai, lậu, Chlamydia. Người có nhiều bạn tình hoặc bạn tình là người lạ nên tầm soát thường xuyên (mỗi 3-6 tháng).

- Bất kỳ ai, bất kể giới tính hoặc xu hướng tình dục, nếu có quan hệ tình dục không an toàn hoặc dùng chung dụng cụ tiêm nên kiểm tra HIV ít nhất mỗi năm 1 lần.


Đăng ký tầm soát bệnh LTQĐTD để được tầm soát thường xuyên và điều trị bệnh dứt điểm kịp thời!
👉 Gói tầm soát các bệnh LTQĐTD cho NAM TẠI ĐÂY 
👉 Gói tầm soát các bệnh LTQĐTD cho NỮ TẠI ĐÂY 

Bài viết liên quan

Top 8 bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất hiện nay
Đối với các cặp đôi yêu nhau hoặc vợ chồng thì quan hệ tình dục là yếu tố giúp cả hai thêm gắn kết, yêu thương nhau nhiều hơn. Nhưng để cả hai đều được an toàn và khỏe mạnh thì việc khám kiểm tra tầm soát các bệnh phổ biến lây truyền qua đường tình dục là việc làm hết sức cần thiết và nên được các cặp đôi quan tâm và chủ động thực hiện.

Bài viết được tư vấn bởi Ths. Bs. Nguyễn Đoan Quỳnh

Bài viết gần đây/mới

SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM KHÔNG ĐƠN GIẢN NHƯ MỌI NGƯỜI LẦM TƯỞNG
Suy dinh dưỡng là một trong nguyên nhân gây tử vong đối với trẻ dưới 5 tuổi và gây ra các hệ quả như: chậm phát triển, trí nhớ kém, rối loạn tiêu hóa...

By Ths. BS. Lê Thị Kim Dung

8 LƯU Ý GIÚP BẢO VỆ TRẺ KHỎI CÁC BỆNH HÔ HẤP THƯỜNG GẶP KHI GIAO MÙA
Vào thời điểm giao mùa, trẻ em dễ mắc các bệnh hô hấp như viêm hô hấp trên, viêm thanh quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, và suyễn. Nguyên nhân không chỉ do sự thay đổi đột ngột của thời tiết hay hệ miễn dịch chưa hoàn thiện mà còn từ những yếu tố có thể phòng tránh được. Dưới đây là lời khuyên đến từ BS.CKI. Trần Thị Thùy Trang - Chuyên khoa Nhi - Hệ Thống Phòng khám CarePlus để giúp bé có hệ hô hấp khỏe mạnh:

By BS. CK1. Phạm Thị Thùy Trang

NHỮNG CON SỐ “BÁO ĐỘNG” VỀ TÌNH HÌNH SỨC KHỎE CƠ XƯƠNG KHỚP NƠI LÀM VIỆC 2024
Sức khỏe cơ xương khớp luôn là một trong những vấn đề được quan tâm tại môi trường làm việc. Báo cáo chỉ ra có đến 47% người lao động xác nhận giảm năng suất làm việc do đau cơ, nhức khớp. Tìm hiểu cách phòng ngừa và cải thiện trong bài viết dưới đây!

BỆNH HEN SUYỄN Ở TRẺ EM - Cần phát hiện và điều trị sớm!
Việc điều trị hen suyễn tối ưu ở trẻ em phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm độ tuổi, mức độ nghiêm trọng và tần suất các cơn hen xảy ra và tuân thủ dùng thuốc. Trong hầu hết các trường hợp, thuốc có thể kiểm soát các triệu chứng, cho phép trẻ tham gia đầy đủ vào mọi hoạt động, bao gồm cả thể thao.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

TĂNG HUYẾT ÁP ẨN GIẤU VÀ NHỮNG ĐIỀU CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
Tăng huyết áp ẩn giấu (THA ÂG) là tình trạng huyết áp của bệnh nhân bình thường dưới ngưỡng 140/90mmHg khi đo tại cơ sở y tế, nhưng khi đo ngoài cơ sở y tế (tại nhà hoặc đo huyết áp lưu động trong 24 giờ) thì chỉ có số trung bình trên 135/85 mmHg. Điều đáng lo ngại là THA ẩn giấu chưa được quan tâm đúng mức mặc dù đây vẫn là một tình trạng nguy hiểm, nếu không được xử lý kịp thời có thể gây ra các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng như SUY THẬN, MẤT THỊ LỰC, SUY TIM, TĂNG NGUY CƠ ĐỘT QUỴ.

Các sản phẩm liên quan

Tầm Soát Các Bệnh Lây Truyền Qua Đường Tình Dục Cho Nữ
Bệnh lây truyền qua đường tình dục (hay còn gọi là bệnh xã hội) là một nhóm bệnh lây truyền từ người này qua người khác thông qua các hoạt động quan hệ tình dục, gồm hình thức quan hệ qua ngả âm đạo, miệng hoặc hậu môn. Bệnh lây truyền qua đường tình dục không phải lúc nào cũng biểu hiện triệu chứng hoặc có thể chỉ có triệu chứng nhẹ. Do đó, có nhiều người mắc bệnh mà không biết là mình có bệnh. Đó là lý do tại sao nên tầm soát nhóm bệnh lý này ở người đã quan hệ tình dục và có nguy cơ. ₫2.600.000 ₫2.080.000

Tầm Soát Các Bệnh Lây Truyền Qua Đường Tình Dục Cho Nam
Bệnh lây truyền qua đường tình dục (hay còn gọi là bệnh xã hội) là một nhóm bệnh lây truyền từ người này qua người khác thông qua các hoạt động quan hệ tình dục, gồm hình thức quan hệ qua ngả âm đạo, miệng hoặc hậu môn. Bệnh lây truyền qua đường tình dục không phải lúc nào cũng biểu hiện triệu chứng hoặc có thể chỉ có triệu chứng nhẹ. Do đó, có nhiều người mắc bệnh mà không biết là mình có bệnh. Đó là lý do tại sao nên tầm soát nhóm bệnh lý này ở người đã quan hệ tình dục và có nguy cơ. ₫2.600.000

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}