ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Phòng ngừa ung thư tuyến giáp - nữ giới có nguy cơ mắc bệnh gấp 4 lần so với nam giới

Ung thư Tuyến giáp là căn bệnh mà nữ giới có nguy cơ mắc bệnh gấp 2-4 lần so với nam giới và được xếp thứ 9 trong các loại ung thư phổ biến nhất Việt Nam. Tuy nhiên Ung thư Tuyến giáp có tỉ lệ chữa khỏi cao nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm.

Phòng ngừa ung thư tuyến giáp - nữ giới có nguy cơ mắc bệnh gấp 4 lần so với nam giới

17/09/2020 5:04:08 CH

Ung thư Tuyến giáp là căn bệnh mà nữ giới có nguy cơ mắc bệnh gấp 2-4 lần so với nam giới và được xếp thứ 9 trong các loại ung thư phổ biến nhất Việt Nam. Tuy nhiên Ung thư Tuyến giáp có tỉ lệ chữa khỏi cao nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm. 

Hãy cùng tìm hiểu các cách phòng ngừa Ung thư Tuyến giáp và hành động cho gia đình và người thân yêu trong Tháng 9 - Tháng nhận thức về ung thư. 

1. Ung thư tuyến giáp là gì?

Ung thư tuyến giáp là một loại ung thư bắt đầu từ tuyến giáp. Nó xảy ra khi các tế bào trong tuyến giáp phát triển ngoài tầm kiểm soát và lấn át các tế bào bình thường. 

2. Nguyên nhân gây bệnh 

Các nhà khoa học đã tìm thấy một số nguyên nhân gây ra ung thư tuyến giáp:

Các yếu tố không thể thay đổi

Giới tính và tuổi tác

Bệnh nhân mắc căn bệnh này chủ yếu nằm trong độ tuổi từ 30-50 tuổi. Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 - 4 lần so với nam giới. 

Lịch sử gia đình

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: có khoảng 70% bệnh nhân ung thư tuyến giáp có người thân trong gia đình (bố, mẹ, anh chị em,...) đã từng mắc bệnh. Tuy nhiên, hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra được gen nào dẫn tới sự di truyền này.

Các yếu tố có thể thay đổi

Bức xạ

Tiếp xúc với bức xạ là một yếu tố nguy cơ đã được chứng minh. Các nguồn bức xạ bao gồm một số phương pháp điều trị y tế và bụi phóng xạ do tai nạn nhà máy điện hoặc vũ khí hạt nhân. Tiếp xúc với bức xạ đối với người trưởng thành có ít nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp hơn.

Thừa cân hoặc béo phì

Theo Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC), những người thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ phát triển ung thư tuyến giáp cao. Nguy cơ dường như tăng lên khi chỉ số khối cơ thể (BMI) tăng. 

Lượng Iốt quá mức trong chế độ ăn uống

Ung thư tuyến giáp thể nang phổ biến hơn ở các khu vực nơi chế độ ăn của người dân ít iốt. Mặt khác, chế độ ăn nhiều i-ốt có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp thể nhú.

3. Triệu chứng và Chẩn đoán Ung thư tuyến giáp

Những triệu chứng của ung thư tuyến giáp ở giai đoạn sớm, bệnh thường không gây ra triệu chứng. Bạn có thể phát hiện ra bệnh khi đi khám định kỳ. Ngoài ra, các dấu hiệu và triệu chứng khác của ung thư tuyến giáp bao gồm: 

  • Khàn tiếng

  • Nuốt vướng khi u chèn ép vào thực quản

  • Khó thở khi u xâm lấn vào khí quản

  • Ở giai đoạn muộn hơn, bạn có thể sờ thấy hạch cổ hoặc các triệu chứng của di căn xa như đau xương trong di căn xương...

Những triệu chứng trên có thể là biểu hiện của nhiều bệnh khác mà không phải là ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên khi có những triệu chứng này, bạn nên đi khám tại các cơ sở chuyên khoa. Xét nghiệm nào chẩn đoán ung thư tuyến giáp. Bác sĩ có thể chỉ định nhiều loại xét nghiệm khác nhau giúp chẩn đoán bệnh, bao gồm: 

  • Chẩn đoán hình ảnh trong đó siêu âm hay được sử dụng nhất. 

  • Chọc hút tế bào kim nhỏ. Đây là phương pháp rất có giá trị để chẩn đoán khối u lành tình hay ác tính.

Nếu có bất kì biểu hiện nào bất thường, bạn nên đến gặp và xin ý kiến bác sĩ. Tốt hơn hết, hãy chủ động đi khám, tầm soát phát hiện sớm bệnh ung thư tuyến giáp để có thể đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất. 

CarePlus cung cấp gói tầm soát ung thư tổng quát, giúp bạn phát hiện các yếu tố ung thư ở giai đoạn mới và có hướng điều trị kịp thời: https://careplusvn.com/vi/tam-soat-ung-thu

-----

Nguồn: Bộ Y Tế và American Cancer Society 

Bài viết gần đây/mới

ĐIỀU TRỊ TỦY RĂNG KỊP THỜI - RĂNG KHỎE ĐÓN TẾT AN VUI
Điều trị tủy răng ngay khi nhận thấy cơn đau răng dai dẳng là cách tốt nhất để bảo tồn răng thật và hạn chế các biến chứng nguy hiểm. Tìm hiểu về phương pháp điều trị tủy răng tại CarePlus trong bài viết dưới đây!

By BS. CKI. BÙI XUÂN ĐẠT

TIÊM VẮC XIN LÀ CÁCH TỐT NHẤT ĐỂ BẢO VỆ TRẺ KHỎI BỆNH SỞI
Hiện nay, đối phó với bệnh Sởi chỉ mới tập trung vào hậu quả do bệnh sởi gây ra chứ chưa thể tiêu diệt được virus gây bệnh. Mùa lễ hội đông đúc dịp cuối năm và kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 sắp tới, cùng với thời tiết cuối năm ở miền Nam là những điều kiện lý tưởng để bệnh sởi lây lan. Một người mắc sởi có thể đã nhiễm từ 3 - 4 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng, khiến việc lây bệnh cho gia đình và cộng đồng trở nên khó kiểm soát. Trong tình hình hiện nay, nếu không có các biện pháp kiểm soát tốt, nguy cơ bùng phát dịch sởi trong thời gian tới là rất lớn.

By ThS. BS. Sử Thị Như Ngọc

CHẢY MÁU CAM: NGUYÊN NHÂN, SƠ CỨU VÀ PHÒNG NGỪA
Chảy máu cam một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhất là trẻ mầm non có thể bị ít nhất một lần, thường không nguy hiểm nhưng thường làm các ba mẹ rất lo lắng. Hãy cùng BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng - Chuyên khoa Nhi - Hệ thống phòng khám CarePlus tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân cũng như xử lý khi bị chảy máu cam đúng cách nhé!

By BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng

HIỂU THÊM VỀ NỔI MÀY ĐAY VÀ PHÙ MẠCH
Nổi mày đay và phù mạch là những phản ứng của da thường gặp, gây ra sự khó chịu và đôi khi lo lắng cho người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về hai tình trạng này, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và các biện pháp phòng ngừa.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

BÉO PHÌ DÙ CÂN NẶNG BÌNH THƯỜNG - MỐI NGUY TIỀM ẨN MÀ BẠN KHÔNG NGỜ TỚI
Béo phì cân nặng bình thường (NWO) là tình trạng phức tạp với nhiều nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn. Tìm hiểu cách nhận biết và phòng ngừa béo phì cân nặng bình thường để bảo vệ sức khỏe toàn diện!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}