ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Những điều cần biết về tầm soát hen và COPD

Do lối sống thiếu lành mạnh và tiếp xúc với nhiều tác nhân ô nhiễm, tỷ lệ mắc bệnh hen và COPD tại nước ta ngày càng tăng. Việc tầm soát hen và COPD sẽ giúp người thực hiện có khả năng phòng tránh và phát hiện sớm bệnh để có phương hướng khắc phục phù hợp.

Những điều cần biết về tầm soát hen và COPD

01/08/2018 2:09:10 CH

1. Tổng quan về bệnh hen và COPD

tầm soát hen và copd

Hen và COPD là hai bệnh lý có các biểu hiện khá giống nhau

Bệnh hen và COPD là những bệnh phổi tắc nghẽn, có số người mắc bệnh trên toàn cầu khá cao. Mặc dù có những biểu hiện khá tương đồng nhưng bệnh hen không phải là COPD và ngược lại. Bảng so sánh dưới đây sẽ giúp người đọc dễ hình dung và phân biệt hai bệnh lý này.

 

Hen

COPD

Định nghĩa

Hen (hen suyễn - Asthma) là một căn bệnh mãn tính của đường hô hấp gây khó thở.

COPD (Chronic obstructive pulmonary disease) là bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Phân loại

- Hen suyễn dị ứng.

- Hen suyễn tập thể dục.

- Ho hen suyễn.

- Hen suyễn nghề nghiệp.

- Hen suyễn ban đêm.

- Viêm phế quản mãn tính.

- Khí phế thũng.

Biểu hiện

- Ho, đặc biệt là vào ban đêm.

- Thở khò khè.

- Khó thở.

- Đau thắt ngực, đau hoặc áp lực.

- Ho mãn tính kéo dài.

- Ho ra nhiều chất nhầy.

- Khó thở, đặc biệt khi vận động cơ thể.

- Thở khò khè.

- Đau thắt ngực.

Nguyên nhân

- Dị ứng: phấn hoa, thực phẩm, bụi,...

- Tập thể dục sai cách.

- Ợ nóng nặng.

- Nhạy cảm với thuốc chứa:

  • Aspirin.
  • Ibuprofen (Advil, Motrin).  
  • Naproxen (Aleve, Naprosyn).
  • Beta-blockers.

- Chất kích thích: khói thuốc lá, khói từ đốt củi hoặc lò sưởi, mùi nước hoa,…

- Thời tiết.

- Căng thẳng.

- Hút thuốc lá (bao gồm cả chủ động và bị động).

- Tiếp xúc với bụi, ô nhiễm không khí, hoặc hóa chất nhất định trong một thời gian dài.

- Di truyền: Thiếu protein alpha 1 antitrypsin (AAT).

Để điều trị hen và COPD, bệnh nhân thường được chỉ định dùng thuốc giãn phế quản và thay đổi lối sống. Tuy nhiên cho đến hiện nay, cả hai bệnh này vẫn chưa có phương pháp để chữa khỏi hoàn toàn. Những cách điều trị chỉ có tác dụng khắc phục một phần các hệ quả do hen và COPD gây ra. Do đó, việc tầm soát hen và COPD được nhiều quốc gia, bao gồm cả những quốc gia phát triển, khuyến khích thực hiện để giảm gánh nặng kinh tế gây ra bởi hen và COPD.

2. Vì sao cần tầm soát hen và COPD

2.1. Hạn chế nguy cơ tử vong do hen và COPD

Hầu hết mọi người đều khá chủ quan khi bản thân mắc các bệnh về đường hô hấp. Tuy nhiên thực tế các bệnh về đường hô hấp nói chung có diễn biến khá phức tạp. Theo tổ chức Y tế Thế giới - WHO, hiện nay trên thế giới có hơn 300 triệu người mắc COPD và hen suyễn. Bên cạnh đó, có hơn 3 triệu người chết mỗi năm do hai bệnh trên. Đặc biệt, cũng theo WHO, COPD chính là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 4 trên thế giới sau bệnh động mạch vành, đột quỵ và nhiễm trùng đường hô hấp dưới.

2.2. Giảm thiểu thời gian và chi phí khi điều trị bệnh

Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh COPD và hen suyễn ngày càng tăng. Ước tính hiện nay có hơn 4,2% dân số bị mắc bệnh nhưng chưa được phát hiện.

Với các biến chứng nguy hiểm do bệnh hen và COPD gây ra, chương trình mục tiêu quốc gia về phòng và chống bệnh COPD và hen phế quản đã được thủ tướng chính phủ đã phê duyệt vào năm 2010. Do đó, mọi người đều nên chủ động thực hiện tầm soát hen và COPD để có thể tiết kiệm chi phí và thời gian về lâu dài.

2.3. Phòng tránh hoặc hạn chế tối đa những khó chịu mà các bệnh gây ra

Dù ở mức độ nhẹ nhưng hen và COPD vẫn gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống hàng ngày cho người bệnh. Do thường xuyên khó thở nên những người mắc bệnh rất bị hạn chế khi vận động, từ đó dẫn đến cơ thể suy nhược, thường xuyên phụ thuộc vào thuốc cùng nhiều hệ quả tiêu cực khác.

tầm soát hen và copd

Hen và COPD khiến người bệnh phải phụ thuộc rất lớn vào thuốc

2.3. Thay đổi lối sống lành mạnh và tích cực hơn

Ai cũng có nguy cơ mắc bệnh hen và COPD, bất kể giới tính, quốc gia, môi trường làm việc,... Trên thực tế, các tác nhân gây ra hai bệnh trên có thể tìm ẩn xung quanh ta. Thông qua kết quả tầm soát hen và COPD, người thực hiện sẽ biết mình có nằm trong nhóm nguy cơ hay không. Ngoài ra, bác sĩ cho người thực hiện lời khuyên, tư vấn về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, tập luyện thể thao,... để giảm tối đa khả năng mắc bệnh.

3. Những hạng mục cần thực hiện khi tầm soát hen và COPD

3.1. Khám lâm sàng

Khám lâm sàng là bước đầu tiên và cần thiết khi tầm soát hen và COPD. Khi tầm soát hai bệnh lý về phổi này, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm thuộc chuyên khoa hô hấp. Thông qua kết quả, bác sĩ sẽ có cái nhìn tổng quát về tình trạng hệ hô hấp của người khám, từ đó thực hiện các xét nghiệm tiếp theo chính xác hơn.

Ở bước này, nếu có bất kỳ biểu hiện nào nghi vấn trong những ngày gần đây, người thực hiện nên chủ động trao đổi với bác sĩ. Các dấu hiệu này có tác động rất lớn trong việc nhanh chóng tìm ra tác nhân gây bệnh (nếu có) ở người thực hiện.

3.2. Chẩn đoán hình ảnh

X-quang phổi

Chụp X-quang phổi có chức năng xác định đường thở có đang bị nghẽn hay không. Đồng thời, xét nghiệm này cũng giúp loại trừ các nguyên nhân khác có biểu hiện giống giống hen suyễn và COPD như suy tim, ung thư phổi, bệnh lao,...

Khi chụp X-quang phổi, người thực hiện cần lưu ý không mặc quần áo có nút kim loại, hoặc đeo trang sức kim loại để tránh nhầm lẫn và chèn hình.

Đo hô hấp ký có thử thuốc

Đo hô hấp ký là xét nghiệm cho biết phổi của người thực hiện tầm soát đang hoạt động như thế nào. Xét nghiệm này thường mất khoảng 10 phút. Các bước thực hiện như sau:

- Đầu tiên người thực hiện phải hít thật sâu và gắng sức thổi thật mạnh vào ống thổi của máy hô hấp ký. Ở bước này người thực hiện không cần dùng thuốc.

- Kế tiếp, người thực hiện sẽ lặp lại xét nghiệm sau khi thử thuốc. Bác sĩ sẽ kiểm tra xem khả năng hô hấp của người thực hiện có cải thiện được hay không sau khi đã thử thuốc.

Kết quả: Nếu khả năng hô hấp của người thực hiện có cải thiện sau khi đã thử thuốc, người thực hiện có thể đã bị hen hoặc COPD.

tầm soát hen và copd

Hô hấp ký giúp đo lượng không khí trong phổi và tốc độ thở ra tối đa của người thực hiện

Lưu ý:

  • Ngưng hút thuốc lá trong vòng 1 giờ trước khi đo hô hấp ký.
  • Mặc áo quần rộng rãi, thoải mái để đảm bảo hít thở dễ dàng.                

3.3. Xét nghiệm công thức máu

Khi xét nghiệm công thức máu, bác sĩ sẽ lấy một vài millilit máu trực tiếp từ tĩnh mạch của người thực hiện (thường là gần khuỷu tay) thông qua kim tiêm. Mẫu máu lấy được sẽ được đưa đi kiểm tra nồng độ Globulin miễn dịch của của người thực hiện. Nếu kết quả cho thấy nồng độ Globulin tăng, nguy cơ người thực hiện đang bị hen suyễn hoặc COPD là rất cao.

4. Tầm soát hen và COPD ở đâu tại TP.HCM?

CarePlus là hệ thống Phòng khám quốc tế được điều hành bởi Công ty TNHH CityClinic Việt Nam và là thành viên của Singapore Medical Group (SMG). Hệ thống Phòng khám quốc tế hiện có 2 phòng khám ở khu vực TP. HCM tại các địa chỉ:

  • Phòng khám Tân Bình: 107 Tân Hải, P.13, Q. Tân Bình, TP. HCM
  • Phòng khám Quận 7: Lầu 2, Crescent Plaza, 105 Tôn Dật Tiên, P. Tân Phú, Q.7, TP. HCM

Giờ làm việc:

  • Thứ 2 - Thứ 6: 8:00 - 20:00
  • Thứ 7: 8:00 - 17:00

tầm soát hen và copd

Các xét nghiệm tại CarePlus giúp phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh hen và COPD

Gói tầm soát hen và COPD tại CarePlus được thiết kế dựa trên những bài kiểm tra thực tế. Đặc biệt tại đây, các bác sĩ giàu kinh nghiệm, được đào tạo theo tiêu chuẩn nước ngoài sẽ cung cấp đến bạn những lời khuyên thiết thực để phòng tránh bệnh hen, COPD cũng như các bệnh về hô hấp khác.

Để xem chi tiết tầm soát hen và COPD, quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY.

Hen và COPD đều là các bệnh mãn tính về hô hấp. Không chỉ gây trở ngại trong cuộc sống hàng ngày, các bệnh này còn có khả năng nguy hiểm tính mạng nếu không được chữa trị kịp thời. Để phòng tránh và có phương hướng điều trị tốt nhất, mọi người nên chủ động thực hiện tầm soát hen và COPD theo chỉ định bác sĩ.

Để cập nhật thêm về các thông tin về hen, COPD cũng như những cách chăm sóc sức khỏe khoa học, quý khách vui lòng truy cập vào Website: careplusvn.com, Fanpage: CarePlus Clinic Vietnam hoặc liên hệ đến Hotline: 1800 6116.

Bài viết gần đây/mới

NHẬN BIẾT VÀ XỬ LÝ SỐT PHÁT BAN Ở TRẺ (ROSEOLA)
Chắc hẳn là các ba mẹ và các bé đều đã từng trải qua tình trạng Sốt phát ban ít nhất một lần trong đời! Vậy để hiểu đúng và đầy đủ hơn về tình trạng này, chúng ta cùng tìm hiểu về Sốt phát ban là gì nhé!

By BS.CKII. PHẠM QUANG VINH

SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM KHÔNG ĐƠN GIẢN NHƯ MỌI NGƯỜI LẦM TƯỞNG
Suy dinh dưỡng là một trong nguyên nhân gây tử vong đối với trẻ dưới 5 tuổi và gây ra các hệ quả như: chậm phát triển, trí nhớ kém, rối loạn tiêu hóa...

By Ths. BS. Lê Thị Kim Dung

8 LƯU Ý GIÚP BẢO VỆ TRẺ KHỎI CÁC BỆNH HÔ HẤP THƯỜNG GẶP KHI GIAO MÙA
Vào thời điểm giao mùa, trẻ em dễ mắc các bệnh hô hấp như viêm hô hấp trên, viêm thanh quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, và suyễn. Nguyên nhân không chỉ do sự thay đổi đột ngột của thời tiết hay hệ miễn dịch chưa hoàn thiện mà còn từ những yếu tố có thể phòng tránh được. Dưới đây là lời khuyên đến từ BS.CKI. Trần Thị Thùy Trang - Chuyên khoa Nhi - Hệ Thống Phòng khám CarePlus để giúp bé có hệ hô hấp khỏe mạnh:

By BS. CK1. Phạm Thị Thùy Trang

NHỮNG CON SỐ “BÁO ĐỘNG” VỀ TÌNH HÌNH SỨC KHỎE CƠ XƯƠNG KHỚP NƠI LÀM VIỆC 2024
Sức khỏe cơ xương khớp luôn là một trong những vấn đề được quan tâm tại môi trường làm việc. Báo cáo chỉ ra có đến 47% người lao động xác nhận giảm năng suất làm việc do đau cơ, nhức khớp. Tìm hiểu cách phòng ngừa và cải thiện trong bài viết dưới đây!

BỆNH HEN SUYỄN Ở TRẺ EM - Cần phát hiện và điều trị sớm!
Việc điều trị hen suyễn tối ưu ở trẻ em phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm độ tuổi, mức độ nghiêm trọng và tần suất các cơn hen xảy ra và tuân thủ dùng thuốc. Trong hầu hết các trường hợp, thuốc có thể kiểm soát các triệu chứng, cho phép trẻ tham gia đầy đủ vào mọi hoạt động, bao gồm cả thể thao.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

Các sản phẩm liên quan

Tầm Soát Hen và COPD
Tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) của người Việt trên 35 tuổi ở mức độ trung bình và nặng là 6.7% - con số này cao nhất khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Bệnh diễn biến âm thầm nhưng lại dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, gây tử vong cao thứ 4 trên thế giới (chỉ sau các bệnh ung thư, tai biến mạch máu não và bệnh mạch vành). Tuy nhiên, chúng ta có thể chủ động tầm soát Hen và COPD để dự phòng và phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời, tăng khả năng chữa khỏi. ₫1.100.000 ₫880.000

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}