ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Nhận biết các triệu chứng và nguyên nhân của các dị tật tim bẩm sinh ở trẻ em

Một số dị tật tim bẩm sinh ở trẻ em rất đơn giản và không cần điều trị. Một số khác thì phức tạp hơn và có thể phải phẫu thuật nhiều lần trong thời gian vài năm. Tìm hiểu về dị tật tim bẩm sinh ở trẻ nhỏ giúp bạn hiểu đúng tình trạng bệnh và biết chuyện gì sẽ xảy ra trong tương lai.

Nhận biết các triệu chứng và nguyên nhân của các dị tật tim bẩm sinh ở trẻ em

CÁC TRIỆU CHỨNG

Các dị tật tim bẩm sinh nghiêm trọng thường biểu hiện rõ ràng ngay sau khi sinh hoặc trong vài tháng đầu đời. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:

• Màu da xám nhạt hoặc xanh tím

• Thở nhanh

• Sưng ở chân, bụng hoặc các vùng xung quanh mắt

• Khó thở khi bú dẫn đến kém tăng cân 

Dị tật tim bẩm sinh ít nghiêm trọng hơn có thể không được chẩn đoán cho đến khi trẻ lớn hơn một chút do trẻ không có bất kỳ triệu chứng nào đáng chú ý. Các dấu hiệu và triệu chứng rõ ràng ở trẻ lớn hơn bao gồm:

• Dễ bị hụt hơi khi tập thể dục hoặc hoạt động

• Nhanh mệt khi tập thể dục hoặc hoạt động

• Ngất xỉu khi tập thể dục hoặc hoạt động

• Sưng ở bàn tay, mắt cá chân hoặc bàn chân

NGUYÊN NHÂN

=> Trái tim hoạt động như thế nào?

Trái tim được chia thành bốn khoang rỗng, hai khoang bên phải và hai khoang bên trái. Để bơm máu đi khắp cơ thể, tim sử dụng hai bên trái và phải cho các nhiệm vụ khác nhau.

Phía bên phải của tim di chuyển máu đến phổi thông qua động mạch phổi. Trong phổi, máu lấy oxy sau đó trở về tim trái qua các tĩnh mạch phổi. Sau đó, phần bên trái của tim bơm máu lên động mạch chủ và đi đến phần còn lại của cơ thể.

=> Các dị tật tim phát triển như thế nào?

Trong sáu tuần đầu tiên của thai kỳ, tim bắt đầu hình thành và bắt đầu hoạt động. Các mạch máu chính đến và đi từ tim cũng bắt đầu hình thành trong thời gian quan trọng này của thai kỳ.

Đó là thời điểm trong quá trình phát triển của em bé, các dị tật về tim có thể bắt đầu hình thành và phát triển.. Các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu về nguyên nhân gây ra hầu hết những khiếm khuyết này, nhưng họ cho rằng di truyền, một số bệnh lý nhất đinh,, một số loại thuốc và các yếu tố môi trường, chẳng hạn như hút thuốc, có thể đóng một vai trò nào đó.

=> Các loại dị tật tim

Có nhiều dạng dị tật tim bẩm sinh khác nhau, phổ biến là các loại sau:

Khiếm khuyết vách ngăn nhĩ thất 

Đây là một dị tật tim, trong đó xuất hiện lỗ thông giữa các buồng bên phải và bên trái của tim, ngoài ra các van kiểm soát dòng chảy của máu giữa các buồng tim có thể không được hình thành hoàn chỉnh..

Dòng máu bị cản trở

Khi mạch máu hoặc van tim bị hẹp vì dị tật tim, tim phải bơm máu nhiều hơn dẫn đến dãn các buồng tim và dày thành tim. Ví dụ về loại khiếm khuyết này là hẹp van động mạch phổi hoặc hẹp eo động mạch chủ.

• Mạch máu bất thường

Một số dị tật tim bẩm sinh xảy ra khi các mạch máu đi đến và đi từ tim không hình thành hoàn chỉnh, hoặc không đúng vị trí.

Một khiếm khuyết được gọi là chuyển vị của các đại động mạch xảy ra khi động mạch phổi và động mạch chủ ở hoán đổi vị trí lẫn nhau.

Một tình trạng gọi là hẹp eo động mạch chủ xảy ra khi động mạch chủ cung cấp máu cho cơ thể bị hẹp. Bất thường hồi lưu tĩnh mạch phổi xảy ra khi các tĩnh mạch phổi không dẫn máu về đúng vị trí ở buồng tâm nhĩ trái mà vào một vị trí bất thường khác. 

Bất thường van tim

Nếu van tim không thể đóng mở chính xác, máu không thể lưu thông trơn tru.

Một ví dụ của loại khiếm khuyết này được gọi là tật Ebstein. Trong trường hợp tật Ebstein, van ba lá - nằm giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải - bị bất thường và gây hở van ba lá nặng.

Một ví dụ khác là hẹp van động mạch phổi, trong đó van động mạch phổi bị thiểu sản, gây ra giảm lưu lượng máu đến phổi

•  Tim một thất

Đôi khi, một buồng tâm thất của tim không phát triển đầy đủ.. Ví dụ, trong hội chứng tim trái thiểu sản, phần bên trái của tim chưa phát triển đủ để bơm đủ máu cho cơ thể một cách hiệu quả.

• Sự kết hợp của nhiều dị tật

Một vài trẻ sơ sinh được sinh ra với đồng thời nhiều dị tật tim. Tứ chứng Fallot là sự kết hợp của bốn khiếm khuyết: một lỗ thông giữa các tâm thất của tim, hẹp đường tống máu của thất phải, động mạch chủ cưỡi ngựa và phì đại thất phải.

CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ

Hầu hết các dị tật tim bẩm sinh là do các vấn đề trong quá trình phát triển tim trong giai đoạn sớm của trẻ mà chưa rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, một số yếu tố nguy cơ về môi trường và di truyền có thể đóng một vai trò nào đó, bao gồm:

• Mắc Rubella (bệnh sởi Đức) trong thai kỳ

• Mắc bệnh tiểu đường

• Dùng một số thuốc trong thai kỳ 

• Uống rượu khi mang thai

• Hút thuốc lá  khi mang thai 

• Gen di truyền

CÁC BIẾN CHỨNG

Một số biến chứng tiềm ẩn có thể xảy ra với dị tật tim bẩm sinh bao gồm:

Suy tim sung huyết

Biến chứng nghiêm trọng này có thể phát triển ở trẻ sơ sinh bị khuyết tật tim nặng. Các dấu hiệu của suy tim sung huyết bao gồm thở nhanh, thường xuyên thở hổn hển và tăng cân kém.

• Tốc độ phát triển chậm hơn

Những đứa trẻ bị dị tật tim bẩm sinh nghiêm trọng hơn thường phát triển và chậm lớn hơn những đứa trẻ không bị dị tật tim. Chúng có thể nhỏ hơn những đứa trẻ khác cùng tuổi và nếu hệ thần kinh đã bị ảnh hưởng, chúng biết đi và biết  nói muộn hơn những đứa trẻ khác.

• Các vấn đề về nhịp tim

Các vấn đề về nhịp tim (loạn nhịp tim) có thể do dị tật tim bẩm sinh hoặc do sẹo hình thành sau phẫu thuật để điều chỉnh khuyết tật tim bẩm sinh.

• Tím tái

Nếu dị tật tim khiến máu nghèo oxy trộn lẫn với máu giàu oxy trong tim của trẻ có thể có màu da xanh tái, một tình trạng gọi là chứng xanh tím.

• Đột quỵ

Mặc dù không phổ biến, một số trẻ em bị dị tật tim bẩm sinh có nguy cơ đột quỵ cao hơn do cục máu đông di chuyển qua một lỗ ở tim và chạy lên gây tắc mạch máu não.

• Vấn đề phát triển tâm thần

Một số trẻ em bị dị tật tim bẩm sinh có thể gặp các vấn đề tâm lí do hạn chế hoạt động hoặc khó khăn trong học tập. 

Cần theo dõi suốt đời

Trẻ em bị dị tật tim nên lưu ý đến các vấn đề về tim trong suốt cuộc đời của mình, vì dị tật tim có thể dẫn đến tăng nguy cơ viêm nội tâm mạc nhiễm trùng,, suy tim hoặc các bệnh lý van tim. Hầu hết trẻ em bị dị tật tim bẩm sinh cần được khám bác sĩ tim mạch thường xuyên trong suốt cuộc đời.

PHÒNG NGỪA

Do nguyên nhân chính xác của hầu hết các dị tật tim bẩm sinh là không rõ, nên có thể không ngăn ngừa hoàn toàn được các tình trạng này. Tuy nhiên, có một số việ  bạn có thể làm để giảm nguy cơ trẻ bị dị tật bẩm sinh, chẳng hạn như:

Tiêm vắc-xin rubella (bệnh sởi Đức)

Nhiễm rubella khi mang thai có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tim của em bé. Phải tiêm phòng trước khi bạn lên kế hoạch thụ thai ít nhất 3 tháng.

• Kiểm soát tình trạng bệnh mãn tính

Nếu bạn bị tiểu đường, kiểm soát lượng đường trong máu có thể làm giảm nguy cơ dị tật tim. Nếu bạn mắc các bệnh mãn tính khác, chẳng hạn như chứng động kin mà cần sử dụng thuốc, hãy thảo luận với bác sĩ về những nguy cơ và lợi ích của những loại thuốc này.

• Tránh các chất độc hại

Trong thời gian mang thai, hãy để người khác sơn và lau chùi bằng các chất có mùi mạnh. Ngoài ra, không dùng bất kỳ loại thuốc, thảo mộc hoặc thực phẩm chức năng nàomà không hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước. Tuyệt đối không hút thuốc hoặc uống rượu khi mang thai.

• Uống một loại vitamin tổng hợp với axit folic

Dùng 400 microgam axit folic hàng ngày đã được chứng minh là có thể làm giảm nguy cơ các dị tật bẩm sinh ở não và tủy sống và đồng thời có thể giúp giảm nguy cơ dị tật tim bẩm sinh.

 

Bài viết liên quan

Bác sĩ tư vấn cách phòng ngừa đột quỵ - đột tử nhờ theo dõi nhịp tim bằng Holter điện tim thế hệ mới
Holter điện tim (ghi lại nhịp tim liên tục trong nhiều ngày) nhằm mục đích phát hiện những rối loạn nhịp tim bất thường có thể bị bỏ sót nếu chỉ đo điện tim thông thường. Các rối loạn nhịp tim quan trọng có thể bị bỏ sót khi đo điện tim một thời điểm là: rung nhĩ kịch phát (nguyên nhân gây ra đột quỵ), các ngoại tâm thu thất, nhanh thất nguy hiểm (tăng nguy cơ ngưng tim, đột tử), các trường hợp co thắt động mạch vành…

Bài viết được tư vấn bởi Ths. BS. Hoàng Công Đương

Bạn có biết ăn chocolate một cách thông minh?
Chocolate không chỉ là một món ăn vặt khoái khẩu của nhiều người, mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ nếu bạn biết “ăn đúng cách”. Chocolate có chứa caffeine, theobromine, tyrosine và tryptophan, đặc biệt là chocolate đen có hàm lượng cacao cao và chất chống oxy hoá, ít chất béo nên có thể được xem là một món ăn lành mạnh, có lợi cho sức khỏe.

Bài viết được tư vấn bởi THS. BS. Phùng Ngọc Minh Tấn

Ăn "chay" có giúp giảm nguy cơ đột quỵ?
Để phòng tránh bệnh tim mạch, bác sĩ thường khuyên bệnh nhân giảm bớt thịt và khuyến khích chế độ ăn "chay" - tức là nhiều rau củ quả và ít thực phẩm động vật. Tuy nhiên, có phải mọi loại thực phẩm "chay" đều tốt cho tim mạch như nhau hay không?

Bài viết được tư vấn bởi Ths. BS. Hoàng Công Đương

Ăn cá và chuyện tiêu thụ Omega-3 thế nào cho đúng?
Ths-Bs Phùng Ngọc Minh Tấn, khoa Tim mạch Hệ thống Phòng khám Quốc tế CarePlus, tư vấn về chế độ ăn cho người có bệnh tim mạch cũng như chuyện ăn cá và Omega 3-6-9.

Bài viết được tư vấn bởi THS. BS. Phùng Ngọc Minh Tấn

Bài viết gần đây/mới

KHÔNG CHỦ QUAN VỚI DẤU HIỆU VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH THỦY ĐẬU
Các biểu hiện lâm sàng của thủy đậu ở trẻ thường phát triển trong vòng 15 ngày sau khi tiếp xúc và thường bao gồm các triệu chứng sốt, mệt mỏi , đau họng, chán ăn, sau đó là phát ban mụn nước toàn thân, thường xảy ra trong vòng 24 giờ.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

5 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI CHÍCH NGỪA HPV PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã đưa ra những khuyến nghị về việc tiêm ngừa vacxin HPV đối với tất cả trẻ em (cả nam lẫn nữ) nên được tiêm vacxin HPV vào khoảng 11-12 tuổi, thậm chí có thể tiêm sớm nhất là lúc 9 tuổi và việc chủng ngừa được khuyến khích cho tất cả mọi người đến 26 tuổi.

ĐAU VAI DO VIÊM GÂN - CHUYỆN THƯỜNG THẤY Ở DÂN VĂN PHÒNG
Với đặc thù công việc là làm việc bên máy tính 8 tiếng/ngày, cùng tư thế ngồi chưa đúng, dân văn phòng dễ gặp tình trạng viêm gân cơ vai. ThS. BS. CKI. Nguyễn Văn Hoàng Tâm - Chuyên khoa Cơ xương khớp tại CarePlus có những chia sẻ hữu ích về chủ đề này.

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP (QUÝ I/2024)
Trong quý I/2024, CarePlus ghi nhận tỷ lệ nhân sự của các doanh nghiệp khám sức khỏe định kỳ mắc các bệnh lý răng hàm mặt, vấn đề về mắt và rối loạn mỡ máu... ở mức cao (48 - 84%).

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}