17/01/2018 9:04:52 SA
Ngày Tết là dịp bạn được nghỉ dài ngày và ăn uống liên tục, với các món ăn giàu chất ngọt và béo. Điều này sẽ dễ dấn đến một số vấn đề sức khỏe sau dịp Tết nếu bạn không biết cách đề phòng ngừa.
Chứng đầy bụng, khó tiêu là vấn đề mà rất nhiều người mắc phải trong dịp Tết khi ăn uống quá nhiều, nhất là các món ăn chứa nhiều chất béo, ít chất xơ. Cộng thêm việc uống các loại đồ uống chứa ga và cồn, khiến bộ máy tiêu hóa bị quá tải và càng làm tình trạng đầy bụng nặng hơn.
Phòng ngừa và xử lý:
- Không nên ăn quá nhiều bánh chưng, thịt mỡ, thịt đông…
- Hạn chế uống bia, rượu nặng và các loại nước có ga.
- Nên ăn thêm nhiều rau xanh, hoa quả tươi và thức ăn chứa nhiều chất xơ.
- Nên uống một ít rượu vang đỏ, khoảng dưới 200 ml để kích thích hệ tiêu hóa làm việc.
- Dùng thêm 1-2 hủ sữa chua/ ngày.
Ngày Tết, bạn thường xuyên ăn nhiều loại thực phẩm và đồ uống lạ so với các món ăn thường ngày. Cộng thêm việc bảo quản thức ăn ngày Tết không được kỹ càng là nguy cơ khiến bạn dễ bị ngộ độc. Triệu chứng thường gặp của ngộ độc thức ăn thường là nôn ói, đau bụng và tiêu chảy.
Phòng tránh:
- Sử dụng thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, được bảo quản đúng cách.
- Không nên ăn uống quá nhiều loại thức ăn một lúc tránh những thực phẩm 'kỵ' nhau.
- Tránh dùng những loại thực phẩm, đồ uống hoặc gia vị lạ mà bạn từng bị dị ứng.
Những những ngày Tết, việc ăn không điều độ, uống nhiều đồ uống có cồn, thường xuyên thức khuya có thể khiến bạn mắc bệnh viêm loét dạ dày, nhất là những người có tiền sử bệnh này trước đây.
Phòng ngừa:
- Nên tránh ăn uống các loại thực phẩm chua, cay và các loại đồ uống có chất kích thích như cà phê, nước uống có ga hoặc bia rượu…
- Ăn uống điều độ, ăn đúng bữa, không nên ăn quá no.
- Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc.
Không chỉ có tiêu chảy, táo bón cũng là một nỗi 'vất vả' của nhiều người trong dịp Tết. Nguyên nhân của bệnh táo bón là do ăn uống quá nhiều các loại thức ăn chứa nhiều chất đạm, ít chất xơ và các loại bánh kẹo, nước ngọt có ga… Cùng với đó, chế độ sinh hoạt không hợp lý, ít vận động càng làm tăng nguy cơ bị táo bón.
Phòng tránh:
- Tránh uống nhiều trà, cà phê, ca cao...
- Uống nhiều nước, nhất là vào sáng sớm để cơ thể có thể tự đào thải các chất cặn bã.
- Ăn nhiều chuối, đu đủ, thanh long và rau củ tươi giàu chất xơ…
Với những người mắc bệnh tiểu đường, chế độ ăn ngày Tết nhiều chất ngọt, cộng thêm nước uống có đường rất dễ khiến lượng đường trong máu tăng cao đột biến.
Phòng tránh:
- Tránh sử dụng các loại mứt, bánh kẹo, nước ngọt...
- Không ăn quá nhiều thức ăn làm từ tinh bột.
- Duy trì thuốc uống và thuốc chích điều trị tiểu đường hàng ngày (nếu có).
Vui lòng gọi điện vào tổng đài của Phòng khám đa khoa Quốc tế CarePlus để được tư vấn về cách phòng tránh các bệnh thường gặp cho ngày Tết nguyên đán.