27/08/2024 10:03:53 SA
1️⃣ Lipid là gì?
👉 Lipid hay còn gọi là chất béo là những este giữa acid béo và alcol, là thành phần không thể thiếu trong quá trình phát triển của con người. Lipid trong thực phẩm có thể được cung cấp ở cả động vật và thực vật. Lipid có nguồn gốc thực vật như bơ thực vật, dầu tinh luyện, shortening, đậu nành, đậu lạc, vừng... Lipid có nguồn gốc động vật như: trứng, thịt, cá, thủy sản... Nói chung, các lipid có nguồn gốc động vật thường được gọi là mỡ, trong khi các lipid có nguồn gốc thực vật thường được gọi là dầu.
2️⃣ Rối loạn lipid máu là gì?
✅ Rối loạn lipid máu (cách gọi khác: rối loạn chuyển hóa lipid máu, rối loạn mỡ máu, rối loạn chuyển hóa mỡ máu), là tình trạng mất cân bằng một hoặc nhiều thông số lipid, thường gặp là:
▪ Tăng cholesterol
▪ Tăng triglyceride
▪ Tăng LDL-C
▪ Giảm HDL-C
✅ Rối loạn lipid máu thường xuất hiện cùng và cũng là yếu tố nguy cơ của một số bệnh lý tim mạch, nội tiết hay chuyển hóa. Trong nhiều trường hợp, người bệnh có thể gặp phải sự kết hợp của nhiều dạng rối loạn này.
3️⃣ Nguyên nhân gây rối loạn lipid máu là gì?
Nguyên nhân gây rối loạn lipid máu có thể do tiên phát hoặc thứ phát.
Rối loạn lipid máu tiên phát thường gặp ở mọi lứa tuổi, gồm tăng triglycerid tiên phát và tăng lipid máu hỗn hợp. Nguyên nhân là do:
🔸Đột biến gene làm tăng tổng hợp quá mức cholesterol, triglyceride, LDL-C hoặc giảm thanh thải cholesterol, triglyceride, LDL-C
🔸Đột biến gene làm giảm tổng hợp HDL-C hoặc tăng thanh thải HDL-C
Nguyên nhân của rối loạn lipid máu thứ phát đến từ lối sống và các bệnh lý chuyển hóa, nội tiết, gan hoặc một số loại thuốc như:
🔸Yếu tố lối sống: Ít vận động, uống nhiều rượu bia, ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo bão hòa, thiếu chất xơ
🔸Bệnh lý: Đái tháo đường, hội chứng Cushing, suy giáp, bệnh thận mạn tính, xơ gan
4️⃣ Mối quan hệ giữa rối loạn lipid máu và bệnh tim mạch
✅ Xơ vữa động mạch là biến chứng đáng kể nhất của rối loạn lipid máu. Xảy ra do sự lắng đọng LDL cholesterol trong thành động mạch, làm thành mạch dày lên, xơ cứng, tạo điều kiện cho tiểu cầu bám vào khởi động quá trình đông máu, tắc mạch. Hậu quả của xơ vữa động mạch vành là gây nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch cảnh gây đột quỵ, xơ vữa động mạch hai chi dưới gây viêm tắc thiếu máu hoại tử bàn chân.
✅ Rối loạn lipid máu làm tăng nguy cơ thừa cân béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường – đây cũng là những yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch. Vì vậy, một người được chẩn đoán rối loạn lipid máu cần được đánh giá các nguy cơ tim mạch khác để có phương pháp điều trị hiệu quả, dự phòng biến cố sức khỏe.
Ngoài ra, rối loạn lipid máu gây ra các biến chứng:
🔹Cung giác mạc
🔹Ban vàng mi mắt
🔹U vàng dưới da: gân khuỷu tay, đầu gối, bàn tayy, gót chân, màng xương
🔹Nhiễm lipid võng mạc
🔹Gan nhiễm mỡ
🔹Viêm tụy cấp (thường do tăng triglyceride)
5️⃣ Ai có nguy cơ bị rối loạn lipid máu?
Dưới đây là những đối tượng có nguy cơ bị rối loạn lipid máu:
🔸Người cao tuổi
🔸Phụ nữ sau mãn kinh
🔸Thừa cân béo phì
🔸Bệnh tiểu đường type 2
🔸Suy giáp
🔸Bệnh thận hoặc bệnh gan mạn tính
🔸Hội chứng chuyển hóa
🔸Hội chứng Cushing
🔸Bệnh viêm ruột
🔸Hút thuốc lá
🔸Lối sống ít vận động
🔸Tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa
🔸Nghiện rượu
🔸Có bố hoặc mẹ bị rối loạn lipid máu
✨ Có rất nhiều trường hợp chỉ ghi nhận mỡ máu cao khi xảy ra tai biến mạch máu não, đột quỵ. Vì vậy, bạn cần khám sức khỏe định kỳ đế bác sĩ tầm soát nguy cơ, tầm soát tim mạch và thực hiện xét nghiệm mỡ máu và Lp (a) khi có yếu tố nguy cơ kể trên.
💟 Khi có chỉ định điều trị, bạn cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ tim mạch, tái khám và theo dõi thường xuyên thực hiện xét nghiệm mỡ máu và Lp (a) khi có yếu tố nguy cơ tại Hệ thống Phòng khám CarePlus.
Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tim mạch thăm khám và tư vấn chuyên sâu, chỉ định xét nghiệm, can thiệp cần thiết nhất và đồng thời cần điều chỉnh các yếu tố nguy cơ tim mạch khác một cách chặt chẽ với sự tham vấn và theo dõi của Bác sĩ:
🔸 Có chế độ ăn uống lành mạnh để tăng cường sức khỏe tim mạch
🔸 Kiểm soát trọng lượng cơ thể
🔸 Có được giấc ngủ chất lượng hơn
🔸 Hạn chế rượu bia
🔸 Bỏ hút thuốc
🔸 Tập thể dục thường xuyên
🔸 Giảm thiểu căng thẳng
Bài viết được tư vấn bởi Ths. BS. Hoàng Công Đương
Bài viết được tư vấn bởi THS. BS. Phùng Ngọc Minh Tấn